【kèo 2.5/3 là gì】Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục giảm thuế giá trị gia tăng hỗ trợ nền kinh tế
Ngân sách giảm thu khoảng 25 nghìn tỷ đồng
Trên thực tế, việc thực hiện giảm thuế GTGT đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng thuế suất thuế GTGT 10% đã được thực hiện ổn định trong năm 2022 và năm 2023. Do vậy, Bộ Tài chính đã có công văn báo cáo Thủ tướng Chính phủ tiếp tục giảm thuế GTGT như nội dung đã được quy định tại Nghị quyết số 43/2022/QH15 và Nghị quyết số 101/2023/QH15.
Theo đó, Bộ Tài chính đề xuất giảm 2% thuế suất thuế GTGT, áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% (còn 8%), trừ một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sau: Viễn thông, công nghệ thông tin, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, sản xuất kim loại và sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, ngành khai khoáng (không kể khai thác than), sản xuất than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất, các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Thời gian áp dụng: Từ ngày 1/1/2024 đến hết ngày 30/6/2024. Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định việc tiếp tục giảm thuế GTGT sau thời điểm 30/6/2024 nếu tình hình kinh tế và doanh nghiệp, người dân vẫn còn khó khăn, báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Bộ Tài chính đã đánh giá tác động của chính sách đến thu ngân sách nhà nước (NSNN). Theo đó, nếu giảm thuế GTGT 2% trong 6 tháng đầu năm 2024 dự kiến sẽ giảm thu NSNN khoảng 25 nghìn tỷ đồng (khoảng 4,175 nghìn tỷ/tháng, trong đó, giảm thu khâu nội địa là 2.700 tỷ đồng; giảm thu khâu nhập khẩu khoảng 1.475 tỷ đồng). Số liệu trên được tính trên cơ sở dự kiến số giảm thu NSNN ở khâu nội địa trong 6 tháng cuối năm 2023 (bình quân mỗi tháng là khoảng 2.550 tỷ đồng), giả định tăng trưởng GDP năm 2024 khoảng 6-6,5%, tốc độ tăng trưởng thu NSNN năm 2024 khoảng 5-7%.
Trình Quốc hội quyết định tại kỳ họp thứ 6 Theo Bộ Tài chính, để đảm bảo tính liên tục và kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp, người dân và nền kinh tế, trên cơ sở ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính trình Chính phủ đưa nội dung giảm thuế vào Báo cáo tình hình thực hiện ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2023, dự toán NSNN năm 2024 để trình Quốc hội ra Nghị quyết chung (không ban hành Nghị quyết riêng về giảm thuế giá trị gia tăng). |
Để khắc phục và bù đắp các tác động đến thu NSNN trong ngắn hạn, cũng như đảm bảo sự chủ động trong điều hành dự toán NSNN, Bộ Tài chính sẽ phối hợp với các bộ, ngành có liên quan và địa phương chú trọng chỉ đạo thực hiện và triển khai hiệu quả các luật thuế. Đồng thời, tiếp tục cải cách hiện đại hóa hệ thống thuế, đơn giản hóa thủ tục hành chính thuế; đồng thời quyết liệt công tác quản lý thu NSNN, tập trung triển khai kịp thời, có hiệu quả các nhóm giải pháp quản lý thu, chống thất thu, chuyển giá, trốn thuế.
Giảm thuế để kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy tăng trưởng
Giai đoạn 2020 - 2023, các chính sách hỗ trợ cho nền kinh tế ở mức lớn chưa từng có. Qua thống kê, từ năm 2020 đến nay tổng trị giá của các giải pháp miễn giảm, gia hạn các loại thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất (thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường, phí, lệ phí và tiền thuê đất) đã lên đến khoảng 700 nghìn tỷ đồng. Riêng năm 2023 khoảng 196 nghìn tỷ đồng và tính đến tháng 9/2023 đã thực hiện khoảng 152,2 nghìn tỷ đồng.
Riêng về chính sách giảm thuế GTGT, trong năm 2022, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 43/2022/QH15, trong đó đã đề ra giải pháp giảm thuế GTGT 2% đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất GTGT 10% từ ngày 1/2/2022 đến hết ngày 31/12/2022.
Năm 2023, trước khó khăn của nền kinh tế, Quốc hội tiếp tục quyết định giảm thuế GTGT từ ngày 1/7/2023 đến hết ngày 31/12/2023 tại Nghị quyết số 101/2023/QH15 của Quốc hội.
Qua 3 tháng thực hiện (tháng 7, 8 và tháng 9/2023), chính sách giảm thuế GTGT theo Nghị quyết số 101/2023/QH15 đã hỗ trợ cho doanh nghiệp và người dân tổng cộng khoảng 11,7 nghìn tỷ đồng. Chính sách này đã góp phần giảm giá thành hàng hóa, dịch vụ, từ đó thúc đẩy sản xuất kinh doanh và tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.
Việc thực hiện các chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất trong đó có chính sách giảm thuế GTGT theo Nghị quyết số 101/2023/QH15 đã góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế, trong đó GDP quý II/2023 và quý III/2023 cao hơn quý I/2023 (quý I tăng 3,28%, quý II tăng 4,05%, quý III tăng 5,33%). Tính chung 9 tháng năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 9,7% so với cùng kỳ năm 2022. Mặc dù vậy, lạm phát vẫn được kiểm soát (CPI bình quân 9 tháng năm 2023 tăng 3,16%).
Qua đánh giá của giới chuyên gia, giải pháp giảm thuế GTGT cùng với các giải pháp thuế, phí, lệ phí khác đang tạo điều kiện rất lớn, giúp doanh nghiệp giảm được chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận, tăng khả năng kích cầu. Từng cho ý kiến về vấn đề này, nhiều đại biểu Quốc hội đồng tình cho rằng, việc giảm thuế để kích cầu tiêu dùng, tăng tổng cầu là hết sức cần thiết.
Có ý kiến đề nghị kéo dài sang năm 2024, có ý kiến đề nghị cần đánh giá kỹ tác động của chính sách tới nguồn thu NSNN. Đại biểu Quốc hội Trần Văn Lâm - Uỷ viên Thường trực, Uỷ ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội cho rằng, nếu giảm thuế GTGT quá 6 tháng thì phải đánh giá tác động xem ngân sách khó khăn hay không, giảm dài hơn ngân sách nhà nước có chịu được không?
TS. NGUYỄN QUỐC VIỆT - PHÓ VIỆN TRƯỞNG VIỆN NGHIÊN CỨU KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH: Động lực quan trọng để doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh
TS. Nguyễn Quốc Việt |
Việc giảm 2% thuế giá trị gia tăng (GTGT) chính là giải pháp “khoan thư sức dân” trong bối cảnh khó khăn hiện nay. Tất cả các mặt hàng thiết yếu cũng như dịch vụ hàng ngày trực tiếp sát sườn với túi tiền của người dân đều có mức độ giảm trừ. Vì vậy, việc giảm thuế này sẽ kích thích người dân tiếp tục mua sắm, sử dụng hàng hóa, đặc biệt là hàng tiêu dùng, hàng hóa thiết yếu.
Việc Chính phủ giảm thuế và chấp nhận khó khăn trong kế hoạch thu ngân sách nhà nước đã thể hiện sự đồng hành chia sẻ của Chính phủ với người dân và doanh nghiệp.
Trong bối cảnh còn nhiều khó khăn như hiện nay, giảm thuế GTGT 2% là một động lực quan trọng để doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh. Thực tế sau 3 tháng áp dụng giảm thuế GTGT (từ tháng 7/2023), đã có nhiều dấu hiệu phục hồi từ cầu tiêu dùng, sức sản xuất và chỉ số quản trị mua hàng nhúc nhích tăng.
Một điều quan trọng nữa là áp lực về lạm phát mặc dù đã giảm nhưng vẫn còn rất nhiều yếu tố không thể chủ quan. Do đó, giảm thuế GTGT sẽ tạo ra dư địa trong kiểm soát lạm phát tốt hơn. Việc ổn định được kinh tế vĩ mô nói chung và kiểm soát được lạm phát theo mục tiêu của Chính phủ nói riêng cũng là một động thái giúp cho doanh nghiệp và phục hồi tăng trưởng kinh tế. Hà My (ghi)
TS. MẠC QUỐC ANH - PHÓ CHỦ TỊCH HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA HÀ NỘI: Hỗ trợ hiệu quả doanh nghiệp phục hồi
TS. Mạc Quốc Anh |
Trước thực trạng doanh nghiệp trong nước vẫn thiếu đơn hàng, suy giảm trong sản xuất kinh doanh, việc áp dụng chính sách giảm thuế GTGT 2% trong 6 tháng cuối năm 2023 đã tác động mạnh đến tổng cầu, hỗ trợ hiệu quả doanh nghiệp phục hồi, cụ thể trong quý III/2023 đã có những chuyển biến tích cực về tiêu dùng hàng hóa trong nước.
Nền kinh tế thế giới dự báo tiếp tục có những biến động như giá cả nguyên liệu đầu vào vẫn tăng, lạm phát và lãi suất ở mức cao, ảnh hưởng đến kinh tế trong nước. Do vậy, việc Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục thực hiện giảm thuế GTGT 2% trong 6 tháng đầu năm 2024 được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá rất cao và kỳ vọng thúc đẩy mạnh tiêu dùng trong nước, đóng góp tăng trưởng kinh tế năm 2024.
Có thể nói, chính sách giảm thuế GTGT áp dụng trong thời điểm này là hết sức quan trọng, giúp doanh nghiệp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, quay vòng dòng tiền. Đặc biệt, trong bối cảnh thị trường xuất khẩu vẫn rất khó khăn, thì rất cần phải khơi thông thị trường trong nước. Đức Việt (ghi)
TS. NGUYỄN VĂN HIẾN - NGUYÊN PHÓ HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING: Chính sách phù hợp và kịp thời
TS. Nguyễn Văn Hiến |
Việc giảm 2% thuế GTGT là một chính sách rất phù hợp và kịp thời. Đáng lẽ chính sách giảm thuế GTGT 2% chỉ thực hiện trong năm 2022 nhưng Bộ Tài chính đã tham mưu cho Chính phủ trình Quốc hội thống nhất thực hiện đến hết năm 2023 và mới đây là đề xuất áp dụng trong 6 tháng đầu năm 2024, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp (DN), người dân. Điều đó cho thấy tác động của chính sách này là rất tốt đối với nền kinh tế.
Việc giảm GTGT tác động đến tiêu dùng, sản xuất kinh doanh của các DN, đến cả cung và cầu của nền kinh tế. DN sẽ giảm được chi phí đầu vào, giúp DN thuận lợi hơn trong giải quyết vấn đề đầu ra, đầu ra sẽ “dễ thở” hơn và có dư địa sản xuất hơn.
Với người dân, việc giảm thuế GTGT làm cho mặt bằng giá cả tiêu dùng nói chung giảm đi. Qua đó, hỗ trợ tiêu dùng. Chính sách này sẽ khuyến khích tiêu dùng của người dân và làm cho cầu hàng hóa tăng lên.
Tuy nhiên, đối với Nhà nước, khi giảm thuế GTGT thì ngân sách cũng sẽ bị giảm thu từ loại thuế này. Nhưng mặt khác giảm thuế GTGT sẽ tác động lên giá tiêu dùng, sẽ giúp mặt bằng giá tiêu dùng giảm. Điều này có tác động tốt trong việc kiềm chế lạm phát, nên đó lại là điều tích cực đối với điều hành kinh tế vĩ mô. Thảo Miên (ghi)
(责任编辑:Thể thao)
- ·Đáp án đề thi môn Hóa mã đề 209 THPT quốc gia 2018 chính xác nhất
- ·Các lệnh trừng phạt Nga vẫn chưa phát huy hiệu quả
- ·Các đô thị Đông Nam Á tìm giải pháp thực hiện Thỏa thuận Paris có hiệu quả
- ·Tỉnh cực Nam Argentina mong muốn phát triển quan hệ với các địa phương của Việt Nam
- ·Lạng Sơn: Thu giữ 844 sản phẩm mỹ phẩm nhập lậu từ Trung Quốc
- ·Ra mắt Mạng lưới kết nối trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu
- ·Xây dựng Bộ tiêu chí nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
- ·Chùm ảnh: Thủ tướng tặng quà Tết cho bà con các dân tộc ở Đắk Nông
- ·Siết chặt hơn nữa công tác quản lý trong thi sát hạch và cấp giấy phép lái xe
- ·Chủ tịch nước làm việc với Liên đoàn Luật sư Việt Nam
- ·Thủ tướng ban hành Quyết định về hỗ trợ kinh phí phòng chống dịch tả lợn Châu Phi
- ·Chống tham nhũng: Xưa thành lũy hoài nghi khó chạm, nay cửa mở toang
- ·Việt Nam thu hút khoảng 50 tỷ USD từ các dự án PPP
- ·Thủ tướng đề nghị Đắk Nông quán triệt 3 câu hỏi trước khi sản xuất
- ·Hàng không: Áp dụng biện pháp kiểm soát an ninh cấp độ 1 trong thời gian diễn ra bầu cử
- ·Thả hơn 2 triệu con giống về biển
- ·Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật cán bộ vi phạm
- ·Ông Đinh La Thăng bị tuyên phạt 10 năm tù vụ cao tốc Trung Lương
- ·6 tháng năm 2019, xuất khẩu thủy sản đạt gần 4 tỷ USD
- ·Đại hội XIII khai mạc ngày 25/1/2021