会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【tigers fc vs】Xuất khẩu thủy sản sang Nga: Vì sao ít doanh nghiệp đủ điều kiện?!

【tigers fc vs】Xuất khẩu thủy sản sang Nga: Vì sao ít doanh nghiệp đủ điều kiện?

时间:2024-12-23 18:17:22 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhà cái uy tín 阅读:534次

xuat khau thuy san sang nga vi sao it doanh nghiep du dieu kien

Thủy sản sẽ được áp dụng thuế suất 0% khi Hiệp định có hiệu lực. Ảnh internet.

Đối tác chưa thiện chí?

Sau 2 năm đàm phán, Việt Nam và EAEU đã chính thức được ký kết vào cuối tháng 5-2015. Một nội dung quan trọng của Hiệp định này là phía Liên minh sẽ áp dụng mức thuế suất 0% cho tất cả các mặt hàng thủy sản của Việt Nam ngay khi Hiệp định có hiệu lực.

Tại cuộc tọa đàm “FTA Việt Nam-Liên minh Kinh tế Á-Âu: Để doanh nghiệp chủ động nắm bắt cơ hội” ngày 19-8, ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) cho rằng, đây là cơ hội để doanh nghiệp thủy sản có thể tăng kim ngạch xuất khẩu sang Nga cũng như các nước thuộc Liên minh Kinh tế Á-Âu. Trên thực tế, khi chưa có FTA, kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Nga chỉ mỗi năm chỉ đạt 106 -110 triệu USD.

Tuy nhiên, ông Nam cho biết, hiện nay việc xuất khẩu thủy sản sang thị trường EAEU gặp khó với các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS) và hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT) do theo yêu cầu của Nga chưa minh bạch khiến doanh nghiệp liên tục phải điều chỉnh hoặc nỗ lực lớn để xuất khẩu sang Nga.

Ông Nam cho biết, số doanh nghiệp được chấp nhận xuất khẩu sang thị trường này chiếm tỷ lệ khá nhỏ so với nhu cầu doanh nghiệp đăng ký với Bộ NN&PTNT. Hiện mới chỉ có 30 doanh nghiệp được chấp nhận xuất khẩu sang thị trường Nga.

Điều này chứng tỏ rằng “cánh cửa đã mở nhưng không phải dễ vào”, ông Nam nói.

Phân tích rõ hơn, ông Nam cho hay, thời gian qua, doanh nghiệp và Bộ NN&PTNT đã nỗ lực để đáp ứng yêu cầu của Nga nhưng mong đợi và phản hồi thì có sự chậm pha, khoảng cách lớn.

Ví dụ, vào tháng 9-2014, Bộ Công Thương tổ chức cuộc hội thảo xuất khẩu nông lâm thủy sản sang Nga. Vị Đại diện Nga thể hiện tinh thần hợp tác khi nói rằng các ngành gửi danh sách doanh nghiệp có nhu cầu để họ tăng số lượng doanh nghiệp xuất khẩu sang Nga. Ngay sau đó, Vasep đã tổng hợp được 60 doanh nghiệp có nhu cầu từ lâu và gửi danh sách này cho Bộ Công Thương cũng như Bộ NN&PTNT để gửi cho phía Nga, song phản hồi không nhiều.

“Doanh nghiệp xác định Nga là thị trường tiềm năng lớn trong tương lai, với sức tiêu thụ lớn bởi nông sản, thủy sản Việt Nam không cạnh tranh trực tiếp. Đây là cơ hội lớn cho doanh nghiệp khi FTA được ký kết, nhất là khi Việt Nam là nước đầu tiên ký hiệp định với khối Liên minh. Chúng tôi mong rằng, những bất cập này sớm được giải quyết để doanh nghiệp có điều kiện tiếp cận thị trường Nga”, ông Nam đề xuất.

Thị trường với quy định khác biệt

Chia sẻ với ý kiến của vị đại diện VASEP, ông Dương Hoàng Minh, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu (Bộ Công Thương) cho hay, TBT và SPS là vấn đề mà Bộ Công Thương cũng như các hiệp hội ngành hàng có sự quan tâm nhiều khi đàm phán. Do vậy, đoàn đàm phán đã phối hợp, làm việc với phía Nga cũng như EAEU làm sao có giải pháp tăng cường thúc đẩy xuất khẩu thủy sản. Tuy nhiên, nhận thức và hiểu biết của doanh nghiệp đối với các quy định của EAEU chưa được tốt lắm.

“Chúng ta quen xuất khẩu sang thị trường lớn như EU, Mỹ, Nhật Bản… có quy định chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm khá cao nhưng lại khác biệt so với thị trường này”, ông Minh nhận định.

Hiện các nước trong EAEU sử dụng hệ thống kiểm soát chất lượng kế thừa quy chuẩn của Liên Xô cũ nên khi đàm phán chương về TBT và SPS dựa trên nguyên tắc của WTO hai bên đã cố gắng để tạo thêm môi trường minh bạch, thông thoáng.

Theo quy định của EAEU, khi một quốc gia có hệ thống quản lý chất lượng tương đương hoặc bằng các nước trong khối liên minh thì doanh nghiệp được cơ quan quản lý xác nhận đủ điều kiện xuất khẩu.

Điều này lý giải vì sao số lượng doanh nghiệp Việt Nam được xác nhận đủ điều kiện xuất khẩu sang EAEU còn thấp.

“Quy trình kiểm tra của những nước này rất chặt chẽ dựa trên quy trình kiểm soát chất lựng từ nuoi trồng, vận chuyển, cơ sở chế biến, vận chuyển đi xuất khẩu. Nếu chưa đạt thì họ chưa chấp nhận”, ông Minh cho hay.

Tuy nhiên, trong thời gian tới, việc chấp nhận cho doanh nghiệp đủ điều kiện xuất khẩu sang Nga cũng như EAEU sẽ có dấu hiệu tích cực hơn khi Nga đã mời Cục Thú y và Cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản và nghề muối sang hợp tác về nông lâm thủy sản.

Khuyến cáo tới doanh nghiệp, ông Minh cho biết thêm, doanh nghiệp Việt Nam cũng phải chú ý đến vấn đề đảm bảo chất lượng hàng xuất khẩu bởi phía đối tác phàn nàn rằng, hàng Việt Nam lúc đầu chất lượng xuất khẩu rất tốt nhưng sau đó không được như ban đầu.

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

相关内容
  • Tưng bừng ưu đãi chào hè, WinMart đón hội viên WIN thứ 5 triệu
  • 1.270 tỷ đồng đầu tư dự án căn hộ xanh theo tiêu chuẩn LEED đầu tiên tại Việt Nam
  • 37 ngày Việt Nam không có ca mắc COVID
  • Dự án bất động sản Hà Nội đồng loạt thúc tiến độ trước Tết Nguyên Đán
  • 4 khách sạn, resort ở Đà Lạt thường xuyên ‘cháy phòng’ trên Traveloka
  • Công ty TNHH Xây dựng và Vận chuyển Trà My: Ủng hộ 200 triệu đồng phòng, chống dịch bệnh Covid
  • Nhà ở xã hội Bright City có giá hơn 14 triệu đồng/m2
  • Thủ tướng Chính phủ quyết định kéo dài thời gian cách ly xã hội
推荐内容
  • Giải ngân 860 triệu đồng vốn Quỹ hỗ trợ nông dân Trung ương
  • Sao Mai Group chuẩn bị đầu tư nhiều dự án bất động sản lớn tại Cần Thơ
  • Khai trương khu nghỉ dưỡng 5 sao Vinpearl Golfland Resort & Villas
  • Chính thức mở bán biệt thự kiểu Mỹ Villa Park tại Hà Nội
  • Lãnh đạo Hyosung làm Chủ tịch Ủy ban Hợp tác Kinh tế Hàn Quốc
  • Đầu tư 27 tỷ đồng xây dựng công trình nhà ở cho cán bộ, bác sĩ tại Quảng Nam