【ti so real】3 điểm mới trong quy định lấy phiếu tín nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý
Mới đây,điểmmớitrongquyđịnhlấyphiếutínnhiệmcánbộlãnhđạoquảnlýti so real Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng đã thay mặt Bộ Chính trị ký ban hành Quy định 96/2022 về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị.
Quy định này thay thế cho Quy định 262/2014 cùng về nội dung nhưng có nhiều điểm mới, bổ sung, các điều khoản cũng được cụ thể, chặt chẽ hơn, đặt ra các yêu cầu cao hơn và xử lý nghiêm hơn đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý.
Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm với các chức danh do Quốc hội bầu, phê chuẩn tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV, tháng 10-2028. Ảnh: TTXVN
Điểm mới đầu tiên, Quy định 96 đã nhấn mạnh việc lấy phiếu tín nhiệm là nội dung quan trọng trong đánh giá cán bộ, được thực hiện định kỳ. Việc lấy phiếu tín nhiệm không còn chỉ đơn thuần là một trong những kênh thông tin tham khảo quan trọng cho việc đánh giá, bố trí sử dụng cán bộ như tại Quy định 262.
Theo đó, những trường hợp có trên 50% nhưng dưới 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp thì cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ đưa ra khỏi quy hoạch các chức vụ cao hơn; xem xét cho thôi giữ chức vụ đang đảm nhiệm, bố trí công tác khác hoặc cho từ chức hoặc tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm theo quy định.
Còn tại quy định cũ, những cán bộ có trên 50% số phiếu tín nhiệm thấp cần được xem xét đưa ra khỏi danh sách quy hoạch các chức vụ cao hơn khi rà soát, bổ sung quy hoạch và xem xét bố trí, sắp xếp công tác phù hợp. Những cán bộ có từ 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp trở lên cần kịp thời xem xét, nếu xét thấy không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thì cho từ chức hoặc cho thôi giữ chức vụ để bố trí công tác khác, không chờ hết nhiệm kỳ, hết tuổi công tác.
Như vậy, trong quy định mới, kết quả phiếu tín nhiệm được sử dụng để đánh giá cán bộ, làm cơ sở cho công tác quy hoạch, điều động, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử, miễn nhiệm và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ...
Đây có thể coi là một trong những bước thay đổi quyết liệt, trở thành thước đo quan trọng phản ánh năng lực cũng như quá trình hoạt động của cán bộ quản lý, lãnh đạo.
Điểm mới thứ hai, Quy định 96 nêu rõ hai tiêu chí lấy phiếu tín nhiệm là phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật và kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao (tính từ đầu nhiệm kỳ đến thời điểm lấy phiếu).
Trong phần này cũng đã bổ sung thêm tiêu chí về kết quả lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chủ trương của Đảng về đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương. Cùng đó là sự gương mẫu của bản thân và vợ, chồng, con trong việc chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước; việc thường xuyên giữ mối liên hệ với cấp ủy nơi cư trú (Quy định 262 chỉ quy định hai nội dung lấy phiếu tín nhiệm là phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và năng lực thực tiễn).
Đáng mới đáng chú ý tại quy định này là việc lấy phiếu tín nhiệm được thực hiện định kỳ vào năm thứ 3 của nhiệm kỳ - đây được xem là năm “bản lề” – có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác đánh giá cán bộ…
Điểm mới thứ ba là về quy trình lấy phiếu. Nếu như quy định cũ chia làm ba nhóm cán bộ lấy phiếu tín nhiệm (gồm Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư; ủy viên ban thường vụ cấp ủy các cấp và các chức danh cán bộ khác) thì quy định mới chỉ chia làm hai nhóm.
Cụ thể, nhóm một là các chức danh cấp ủy và chức danh, chức vụ, lãnh đạo quản lý trong hệ thống chính trị, và nhóm hai hai là các chức danh cán bộ do Quốc hội và HĐND bầu hoặc phê chuẩn.
Trước đó, Trung ương cũng đã hai lần tổ chức lấy phiếu tín nhiệm với Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Lần lấy phiếu đầu tiên diễn ra vào tháng 1-2015 tại Hội nghị lần thứ 10 BCH Trung ương Đảng khóa XI; Lần thứ hai diễn ra vào tháng 12-2018 tại Hội nghị lần 9, BCH Trung ương khóa XII.
Trong nhiệm kỳ khóa XIII này, Trung ương sẽ thực hiện việc lấy phiếu tín nhiệm đối với thành viên lãnh đạo cấp uỷ và cán bộ lãnh đạo theo quy định, nhất là việc lấy phiếu tín nhiệm trong Ban chấp hành Trung ương Đảng đối với Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư. Quốc hội khoá XV cũng sẽ lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn (năm thứ 3, nhiệm kỳ Đại hội Đảng, nhiệm kỳ Quốc hội và HĐND các cấp).
Quốc hội trước đó từng lấy phiếu tín nhiệm trong các năm 2013, 2014 với các chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Sau đó, Quốc hội quyết định chỉ lấy phiếu tín nhiệm một lần trong mỗi khoá và đến năm 2018 Quốc hội tiếp tục lấy phiếu tín nhiệm đối với 48 chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong phần phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 9 khóa XII hồi tháng 12-2018 đã khẳng định việc lấy phiếu tín nhiệm giúp cho người được lấy phiếu tín nhiệm "tự soi", "tự sửa", tiếp tục tu dưỡng, rèn luyện, không ngừng nâng cao trình độ, tinh thần trách nhiệm và hiệu quả công tác.
Theo Tổng Bí thư, đây sẽ là kênh thông tin rất quan trọng để giúp Bộ Chính trị trong việc đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ cấp cao của Đảng và Nhà nước ngày càng trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc./.
Theo PLO.VN
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Mẫu iPhone màn hình cong có thể sẽ xuất hiện trong năm tới
- ·Giá vàng hôm nay 26/10: Tiếp tục leo thang
- ·Đấu giá đất Hà Đông: Giá cao nhất 262 triệu đồng/m2, gấp hơn 8 lần khởi điểm
- ·Giá xăng dầu hôm nay 23/10: Tiếp tục đi lên
- ·Đồng hồ analog hỗ trợ thanh toán digital
- ·Đề xuất cho Vietcombank tăng vốn điều lệ lên hơn 83.000 tỷ đồng
- ·Đường sắt tốc độ cao Bắc
- ·Thứ trưởng Bộ Công Thương giật mình hàng trên Temu giá rẻ
- ·Thời tiết dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9: Có thể xuất hiện bão
- ·Sàn thương mại điện tử Temu xin gia nhập thị trường Việt, Bộ Công Thương nói gì?
- ·Lốc xoáy cuốn bay hàng chục mái nhà ở Thừa Thiên Huế
- ·Người Việt trong 3 tháng chi gần 7 tỷ mua Labubu
- ·Khi nào hợp đồng mua bán bắt buộc phải công chứng?
- ·Giá vàng hôm nay 22/10: Bất chấp đồng USD mạnh lên, vàng vẫn ở ngưỡng cao
- ·Mạng xã hội, não bộ suy yếu và làm quen lại với việc đọc sách
- ·Top những điểm tham quan, giải trí không thể bỏ qua khi đến Đà Nẵng
- ·Có nên mở thẻ tín dụng VISA để đi du lịch nước ngoài?
- ·Thủ tướng phê bình nhiều tỉnh chậm ban hành văn bản hướng dẫn Luật Đất đai
- ·Tiếp tục sửa đổi các quy định về thủ tục hành chính cho kho bạc số
- ·Cách nào để ghìm cương giá vàng nhẫn tăng dữ dội?