【nha cái 88】Hoạt động sản xuất tại châu Á tiếp tục phục hồi
Số liệu thống kê ngày 1/12 cho thấy, hoạt động sản xuất của Trung Quốc trong tháng 11 đạt tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong vòng 10 năm qua. Đây là tín hiệu cho thấy nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đang trên đà phục hồi kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát.
Theo tập đoàn truyền thông Caixin, chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) - thước đo quan trọng cho thấy mức độ hoạt động của các doanh nghiệp của Trung Quốc - đạt mức tăng trưởng nhanh nhất trong hơn 3 năm qua. Cụ thể, chỉ số PMI này đạt 54,9, cao hơn so với mức 53,6 trong tháng 10 và là mức cao nhất kể từ tháng 11/2010. Chỉ số PMI cao hơn 50 được xem là phản ánh sự tăng trưởng của nền kinh tế.
Thống kê cũng cho thấy các doanh nghiệp sản xuất của Trung Quốc đã "đạt mức tăng rõ rệt về sản lượng" trong tháng 11 do lượng đơn đặt hàng tăng cao hơn, cũng như sự phục hồi sau cuộc khủng hoảng COVID-19 đầu năm nay. Caixin nêu rõ số liệu này cho thấy xu hướng phục hồi sẽ tiếp tục nhờ nhu cầu tiêu dùng nội địa ổn định hơn. Tuy nhiên, bất chấp mức tăng rõ rệt trong hoạt động mua sắm, thời gian nhận hàng tiếp tục bị kéo dài, do tình trạng thiếu hụt hàng hóa dự trữ của các nhà phân phối.
Thống kê của Caixin bao gồm các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Trung Quốc, trong khi thống kê của Chính phủ Trung Quốc tập trung hơn vào việc theo dõi các tập đoàn lớn. Theo thống kê của Chính phủ Trung Quốc, PMI nước này trong tháng 11 là 52,1, cao hơn so với mức 51,4 đạt được trong tháng trước đó, và bằng mức của tháng 9/2017.
Chuyên gia kinh tế Julian Evans-Pritchard thuộc cơ quan tư vấn Capital Economics nhận định hoạt động tuyển dụng tại Trung Quốc "rất đáng khích lệ", đồng thời cho rằng những bước tiến trong thị trường lao động sẽ giúp thúc đẩy phục hồi trong lĩnh vực tiêu dùng.
Một báo cáo của công ty Capital Economics cho rằng, xuất khẩu cũng là một yếu tố quan trọng. Các khảo sát cho thấy nhu cầu của các nước đối với những sản phẩm liên quan đến dịch COVID-19 vẫn ở mức cao, trong bối cảnh nhiều nước áp đặt lệnh phong tỏa mới, do đó, hoạt động xuất khẩu của Trung Quốc có thể tiếp tục tăng trong tương lai gần.
Trong khi đó, các khảo sát công bố cùng ngày cho thấy hoạt động sản xuất tại nhiều nước châu Á cũng đã tăng trong tháng 11. Cụ thể, chỉ số hoạt động sản xuất của Nhật Bản trong tháng 11 đạt 49, tăng so với mức 48,7 của tháng trước đó. Tại Hàn Quốc, con số này là 52,9 - mức cao nhất kể từ tháng 2/2011 và là tháng thứ 2 liên tiếp hoạt động sản xuất tăng. Công ty Capital Economics đánh giá lĩnh vực công nghiệp châu Á nhìn chung vẫn sẽ duy trì đà tăng mạnh mẽ trong những tháng tới, qua đó giúp phục hồi kinh tế đi đúng hướng./.
Theo TTXVN
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam
- ·Giá bất động sản Hà Nội liên tục 'phi mã', có nên rót tiền đầu tư?
- ·Hoãn cưới vì giá nhà, giá vàng thi nhau tăng ‘dựng đứng’
- ·BIDV được vinh danh Thương hiệu Quốc gia
- ·Đẩy mạnh Chính phủ điện tử để tăng độ hài lòng của nhân dân, doanh nghiệp
- ·Sắp xây dựng tuyến đường sắt đô thị kết nối Hà Nội với sân bay Nội Bài
- ·Lo giá xăng dầu tăng 'sốc' khi hết hạn giảm thuế, Bộ Tài chính có đề xuất mới
- ·Lo giá xăng dầu tăng 'sốc' khi hết hạn giảm thuế, Bộ Tài chính có đề xuất mới
- ·Còn bao nhiêu doanh nghiệp Nhà nước chưa chuyển giao vốn về SCIC?
- ·Hơn 1 triệu đồng một kg hồng chocolate Nhật Bản
- ·Tai nạn giao thông nghiêm trọng: Xe khách đâm ô tô tải, 12 người thương vong
- ·Top những địa điểm du lịch lý tưởng vào mùa mưa
- ·Đóng điện thành công dự án Đường dây và TBA 110kV Hoằng Hóa 2
- ·Hạn mức trả tiền bảo hiểm tiền gửi là gì?
- ·Các thương hiệu máy lọc nước ở Việt Nam trong cuộc đua “chất lượng’
- ·Giá cà phê hôm nay 2/11: Đồng loạt giảm
- ·Người gửi tiền có phải nộp phí bảo hiểm tiền gửi?
- ·Số dư của chủ tài khoản thanh toán được xử lý thế nào khi đóng tài khoản?
- ·Thượng đỉnh Hoa Kỳ
- ·Chưa phát hiện nho sữa Trung Quốc tồn dư chất độc hại tại Việt Nam