【lịch bóng da viet nam】Đứng đầu ASEAN về thức ăn chăn nuôi, Việt Nam vẫn chi hàng tỷ USD nhập khẩu
Phụ thuộc nguyên liệu nhập khẩu,ĐứngđầuASEANvềthứcănchănnuôiViệtNamvẫnchihàngtỷUSDnhậpkhẩlịch bóng da viet nam thức ăn chăn nuôi “đội giá” | |
Chi hơn tỷ USD nhập khẩu 4,4 triệu tấn ngô |
Toàn cảnh hội thảo |
Nhập khẩu tăng 32,5%
Phát biểu tại hội thảo “Tìm giải pháp bổ sung nguồn cung cấp nguyên liệu TĂCN tại Việt Nam” do Văn phòng Nông nghiệp, Đại sứ quán Hoa Kỳ (USDA) và Tổ chức CropLife Châu Á (CLA) đồng phối hợp với Hiệp hội Chăn nuôi Gia cầm Việt Nam (VIPA) tổ chức sáng nay 12/8/2021, ông Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch VIPA đánh giá, 10 năm gần đây, ngành chăn nuôi Việt Nam đã đạt được sự tăng trưởng rất ấn tượng, bình quân 5-6%/năm.
Trong đó, ngành gia cầm có sự tăng trưởng nhanh nhất, đạt bình quân 7-8%/năm về đầu con và 11-12% về sản lượng thịt, trứng. Cùng với sự tăng trưởng của ngành chăn nuôi, ngành sản xuất thức ăn công nghiệp ở Việt Nam cũng tăng trưởng ngoạn mục, đạt bình quân 13-15%/năm. “Việt Nam trở thành quốc gia đứng thứ 10 thế giới và số 1 khu vực Đông Nam Á về sản lượng TĂCN công nghiệp”, ông Sơn cho biết.
Tuy nhiên, điểm được ông Sơn đặc biệt nhấn mạnh là, ngành TĂCN công nghiệp Việt Nam vẫn phải phụ thuộc rất lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài. Số liệu từ Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) cho thấy, nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu 6 tháng năm 2021 đạt trên 2,46 tỷ USD, tăng 32,5% so với cùng kỳ năm 2020.
Thời gian qua, giá TĂCN liên tục tăng. Nguyên nhân chính được đưa ra là do nguồn cung nguyên liệu TĂCN trên thế giới giảm. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu khiến sản lượng một số loại ngũ cốc chính của một số quốc gia sụt giảm. Ngoài ra, các tác động của đại dịch Covid-19 khiến chi phí vận chuyển tăng cộng thêm với nguồn cung trong nước còn hạn chế.
Cần chiến lược phát triển nguyên liệu trong nước
Nhu cầu về nguyên liệu TĂCN của Việt Nam vẫn tiếp tục gia tăng trong thời gian tới. Theo dự báo của VIPA, nhu cầu nguyên liệu TĂCN của Việt Nam sẽ cần khoảng 28- 30 triệu tấn/năm trong 5 năm tới, trị giá 12-13 tỷ USD với mức tăng trưởng trung bình 11 – 12%/năm. Trong đó, quá nửa sản lượng nguyên liệu TĂCN (14,5-15,0 triệu tấn) sẽ dành cho ngành gia cầm.
Tuy nhiên, nguồn cung và giá nguyên liệu TĂCN trên thế giới rất khó dự đoán trong thời gian tới, nhất là trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang diễn biến rất phức tạp trên phạm vi toàn cầu, có thể tiếp tục làm đứt gãy chuỗi sản xuất và cung ứng.
Đại diện Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) nhấn mạnh, để tăng nguồn cung TĂCN trong thời gian tới, cần tận dụng nguồn nguyên liệu phụ phẩm các ngành sản xuất, chăn nuôi trong nước như ngành thủy hải sản, ngành công nghiệp chế biến...; đồng thời hoàn thiện chính sách nhà nước, cơ chế hoạt động của doanh nghiệp sản xuất nguyên vật liệu đầu vào sản xuất TĂCN ở Việt Nam.
Tại Việt Nam, ngô biến đổi gen đã giúp tăng năng suất thu hoạch thêm 30,4% (tương đương tăng thêm 2,03 tấn hạt tươi/ha hay 1,27 tấn hạt khô đã bỏ lõi/ha) so với các giống ngô lai truyền thống.Ảnh: Nguyễn Thanh |
Một số chuyên gia nhấn mạnh, bên cạnh các giải pháp về chính sách thuế, thương mại, đã đến lúc Việt Nam cần có một chiến lược phát triển nguồn nguyên liệu thức ăn trong nước một cách căn cơ, bài bản.
Cần có nhiều giải pháp đồng bộ, một trong các giải pháp đó là phát triển các loại cây trồng ứng dụng công nghệ sinh học làm nguyên liệu TĂCN có năng suất và sản lượng cao nhằm bổ sung thêm nguồn cung nguyên liệu TĂCN để đáp ứng được nhu cầu và hạ giá thành sản xuất trong nước.
Đại diện Hội đồng Ngũ cốc Hoa Kỳ cho biết, những nước đang cung cấp nguồn TĂCN trên thế giới bao gồm: Năng lượng (ngô) và protein (đậu tương) cũng là các quốc gia hàng đầu về canh tác và sản xuất cây trồng biến đổi gen (BĐG).
Trên thị trường thế giới, không phân biệt đó là ngô được sản xuất từ giống thông thường hay giống BĐG, nếu được phân loại cùng phẩm cấp (thường dựa vào nước sản xuất, độ ẩm, tỷ trọng của hạt) thì sẽ được xem là như nhau trong quá trình vận chuyển, thương mại và sản xuất TĂCN.
Hiện tại, ngô BĐG đang chiếm tỷ lệ lớn và đóng góp khoảng 75% nguồn cung trên toàn cầu. Hiệp hội Thương mại Giống cây trồng Việt Nam nhận định, hiện tại năng suất của các giống ngô lai truyền thống đã tới hạn. Do đó, việc đưa vào sản xuất các giống ngô BĐG với năng suất cao và khả năng chống chịu tốt hơn đồng thời mở rộng diện tích canh tác ngô sẽ là các giải pháp cơ bản để tăng sản lượng ngô sản xuất trong nước.
Báo cáo phát hành gần đây về “Tác động kinh tế - xã hội của ngô biến đổi gen (BĐG) giai đoạn 2015 – 2019 tại Việt Nam” cho thấy, ngô BĐG đã giúp tăng năng suất thu hoạch thêm 30,4% (tương đương tăng thêm 2,03 tấn hạt tươi/ha hay 1,27 tấn hạt khô đã bỏ lõi/ha) so với các giống ngô lai truyền thống. Bên cạnh đó, ngô BĐG cũng đang giúp nâng cao thu nhập ở cấp độ nông hộ từ 3,75 – 6,65 triệu đồng/ha. |
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai tại Sa Pa
- ·China attaches importance to, welcomes NA Chairman Huệ's visit: Ambassador
- ·Vietnamese Embassy in Israel issues warning amid escalating tension
- ·Foreign ministers affirm leading importance of Việt Nam
- ·Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến chuẩn bị Kỳ họp bất thường lần thứ 9
- ·Vietnamese Embassy in Israel issues warning amid escalating tension
- ·Việt Nam wants to step up relations with US: Party official
- ·Party to publish comprehensive document collection for centennial
- ·MacBook của Apple tương lai có thể sẽ không còn bàn phím
- ·Đà Nẵng seeks cooperation with French partners
- ·Quảng Trị: Thu nội địa năm 2024 vượt hơn 15% dự toán
- ·Property tycoon sentenced to death for financial fraud, ordered to pay $27 billion compensation
- ·Điện Biên Phủ Victory celebrated in France
- ·South Australia highly interested in Vietnamese market: official
- ·Phát hiện loài rắn vô cùng quý hiếm sau hàng chục năm vắng bóng
- ·Việt Nam welcomes Belgian investment in key transport project: Minister
- ·NA Chairman leaves Hà Nội for China official visit
- ·Legal proceedings launched against more defendants in Xuyên Việt Oil case
- ·Những câu chuyện về thị trường chứng khoán New York thập niên 90
- ·Seven incumbent, former officials with wrongdoings expelled from Party