会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【lich thi dau bong da .com】Việt Nam đón 13 triệu khách quốc tế: Đích đến ‘trong tầm tay’!

【lich thi dau bong da .com】Việt Nam đón 13 triệu khách quốc tế: Đích đến ‘trong tầm tay’

时间:2024-12-23 10:23:54 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C1 阅读:298次

Kỳ vọng hồi phục vào 2024 

Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy,ệtNamđóntriệukháchquốctếĐíchđếntrongtầlich thi dau bong da .com tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam 9 tháng đầu năm 2023 đạt khoảng 8,9 triệu lượt, tăng gấp 4,7 lần so với cùng kỳ năm 2022 và vượt mục tiêu 8 triệu khách đề ra cho cả năm. 

Dựa trên thực tế đó, Bộ VH-TT&DL tính toán, 3 tháng còn lại của năm 2023, mỗi tháng du lịch Việt Nam có thể đón ít nhất 1,1-1,2 triệu lượt, đặc biệt là cao điểm tháng 12 có thể đông khách hơn. 

Lãnh đạo Bộ cho hay sẽ báo cáo Chính phủ nâng mục tiêu khách quốc tế năm 2013 từ 8 triệu lên 12,5-13 triệu lượt, tăng 156% so với ban đầu. 

Bộ VH-TT&DL lý giải thêm, trong khu vực, một số quốc gia cũng thay đổi mục tiêu đón khách quốc tế cho phù hợp thực tế. Đầu năm 2023, Thái Lan tăng mục tiêu từ 10 triệu khách quốc tế lên 30 triệu lượt khi nhận thấy các điều kiện thuận lợi. Indonesia cũng có sự điều chỉnh tương tự.

Việt Nam mong muốn thu hút thị trường khách có mức chi trả cao.

Trao đổi với PV.VietNamNet, ông Trần Thế Dũng, Tổng giám đốc Công ty Vietluxtour, nhận xét, với 8,9 triệu lượt khách quốc tế đã đạt được trong 3 quý đầu năm, không có lý do gì du lịch Việt Nam không đạt được 13 triệu khách. Con số này chắc chắn “trong tầm tay”. 

Ông Dũng cho hay, đặc thù của khách inbound là nhộn nhịp từ tháng 10 năm nay đến tháng 3 năm sau. Tại Vietluxtour, 6 tháng đầu năm, lượng khách quốc tế và doanh thu tăng khoảng 300% so với cả năm 2022. Đơn vị lữ hành này đã chuẩn bị booking, sản phẩm du lịch cho năm 2024 và đang phối hợp với các đối tác nước ngoài để chào bán.

Vị giám đốc cho rằng, với đà này, năm 2024 du lịch Việt Nam có thể đặt mục tiêu đón 18 triệu khách quốc tế, tức hoàn toàn hồi phục như trước khi có dịch Covdi-19 (năm 2019). Nếu chỉ ở mức 15-16 triệu khách là quá “an toàn”. 

Ông phân tích, đến nay, hầu hết các điều kiện để thu hút khách đều ổn, không có biến động lớn, như đi lại thuận tiện, chính sách visa thông thoáng,... Suy thoái kinh tế cũng không ảnh hưởng đến tất cả các nước, như khách Mỹ đã hồi phục hoàn toàn khi 40 triệu người đi du lịch nước ngoài tính từ đầu năm đến tháng 7, vượt 8% so với năm 2019. Thị trường Trung Quốc dự báo sẽ mở lại và hồi phục từ năm 2024, còn khách Hàn Quốc đến Việt Nam vẫn đang tăng tốc,...

Ông Phạm Hà, Chủ tịch Lux Group, lại quan niệm, mục tiêu có thể đạt nhưng việc đưa ra con số nhất định về lượng khách chỉ nên tương đối. Vấn đề là cần nghiên cứu, xác định thu hút nguồn khách nào chất lượng, có mức chi tiêu cao, lưu trú dài ngày... 

Vẫn cần thận trọng 

Các đơn vị lữ hành lạc quan là vậy nhưng ông Nguyễn Đức Chí, chuyên gia du lịch, đánh giá, ngay cả mục tiêu năm nay Bộ VH-TT&DL vẫn “rất thận trọng”. Còn 3 tháng cao điểm cuối năm, Việt Nam có thể đón 1,2 triệu khách mỗi tháng, ngành du lịch sẽ đạt và vượt 12,5 triệu lượt. Tuy nhiên, đây chỉ là dự báo, là kế hoạch, còn hành động như thế nào là chuyện khác.

Phân tích về nguồn khách đến Việt Nam kể từ đầu năm, ông Nguyễn Đức Chí thấy rằng, trong top 10 thị trường khách, Hàn Quốc phục hồi tốt nhất và luôn dẫn đầu với gần 2,6 triệu lượt. Ngoài ra, khách Ấn Độ có sự tăng trưởng vượt bậc, đến 240% nhờ có nhiều đường bay thẳng trực tiếp đến Việt Nam, tiếp sau đó là khách Campuchia với 267%.

Tuy nhiên, khách từ một số quốc gia Tây Âu vốn được miễn thị thực nhiều năm qua và được gia hạn lưu trú lên 45 ngày kể từ 15/8, hầu hết lại nằm ngoài top 10 và tốc độ hồi phục chưa cao, điển hình như thị trường Pháp với 72%, Italy với 77%, Anh 79%, Tây Ban Nha 82%, Đức 87%. 

Du khách Úc tham quan di tích Biệt động Sài Gòn (Ảnh: Vietluxtour)

Trong khi đó, thị trường khách Trung Quốc vốn chiếm hơn 1/3 tổng lượng khách đến Việt Nam năm 2019, dù đạt 1 triệu khách và xếp thứ 2 trong top 10, nhưng mới hồi phục 28%; bất ổn chính trị khiến khách Nga cũng mới hồi phục 18,4%,...

Chuyên gia này góp ý, việc quan trọng là cần tìm ra các điểm nghẽn tại sao các thị trường lớn trước dịch Covid không hồi phục, hoặc hồi phục nhưng không đạt như kỳ vọng? Ngành du lịch cần tận dụng các lợi thế, từ đó nhanh chóng, quyết liệt hành động để chuẩn bị cho năm 2024, chứ không phải là “ngồi chờ” khách tự nhiên đến.

Ông dẫn chứng, riêng khách Trung Quốc và Hàn Quốc đã chiếm một nửa tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam. Để thu hút thị trường khách tỷ dân, cần tăng cường mở đường bay, ưu tiên về thủ tục nhập cảnh và điều chỉnh sản phẩm để cạnh tranh. Trước mắt, du lịch Việt Nam đang thua Thái Lan trên cả 3 phương diện này. 

Chẳng hạn, việc Thái Lan miễn visa trong vòng 5 tháng cho khách Trung Quốc, từ cuối tháng 9 đến tháng 2/2024 cùng hàng loạt giải pháp đồng bộ khiến lượng khách Trung Quốc đến Thái Lan tăng đột biến. Nước này dự kiến đón khoảng 2,9 triệu khách Trung Quốc trong 5 tháng “mùa vàng”, gặt hái 3,8 tỷ USD lợi nhuận.

“Nếu thị trường lớn nhất thế giới này lọt vào tay Thái Lan thì Việt Nam khó mà kéo lại 5,8 triệu khách như trước dịch trong năm 2024”, ông Chí cảnh báo.

Đến thời điểm này, Thái Lan đã đón 19,5 triệu lượt khách quốc tế trong kế hoạch 28 triệu lượt của năm nay. Sang 2024, xứ sở chùa Vàng đặt mục tiêu phục hồi hoàn toàn ngành du lịch khi thu hút 40 triệu khách quốc tế, bằng đỉnh cao 2019.

Trong khi đó, Việt Nam không tăng tốc thì sang năm khó đạt được 18 triệu khách quốc tế như kỳ vọng.

Ghi nhận những nỗ lực về cải tiến chính sách thị thực, nhưng ông Phạm Hà cho rằng, visa không phải “đũa thần”, mà chỉ là chất xúc tác. Ngoài chuẩn bị sản phẩm, hạ tầng, nhân lực,... biện pháp quan trọng là xúc tiến quảng bá du lịch Việt Nam với các thị trường.

Ông Trần Thế Dũng chỉ rõ, kể từ sau dịch đến nay, du lịch Việt Nam vẫn chưa có chương trình quảng bá xúc tiến tầm cỡ, với thông điệp mang tính quốc gia, giới thiệu những điểm mới khác biệt. Các công ty lữ hành vẫn phải mày mò, tự thân vận động, không khác gì những “cánh én đơn độc” rất cần sự đồng hành của cơ quan quản lý.

Trả lời phỏng vấn bên lề Hội nghị triển khai Nghị quyết 82 của Chính phủ, ông Vũ Thế Bình hồi tháng 7, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam, khi đó nhận định, ngành du lịch quá thận trọng nên “có thể đưa ra kế hoạch hơi thấp” khi năm nay đặt ra mục tiêu thu hút 8 triệu lượt khách quốc tế. Trong khi, bên cạnh chúng ta, các quốc gia đưa ra những kế hoạch lớn, táo bạo, kỳ vọng du lịch hồi phục rất nhanh.

Do vậy, du lịch Việt Nam cần có “kế hoạch mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn để thúc đẩy toàn ngành bước vào một cuộc chiến với một khí thế mới”, ông Bình kiến nghị. 

8 tháng, khách quốc tế đến Việt Nam gần cán đích cả nămViệt Nam đón được hơn 7,8 triệu lượt khách quốc tế trong 8 tháng, gần đạt mục tiêu 8 triệu khách đề ra cho cả năm.

(责任编辑:Cúp C1)

相关内容
  • Bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn 10 ngày cuối tháng 3/2017
  • Vinataxi tham gia ‘Đi bộ Từ thiện Đinh Thiện Lý’ ủng hộ người nghèo đón Tết
  • Về với quê xưa
  • Sôi nổi Hội thao BIDV khu vực Nam Trung bộ
  • Đầu năm nên mua gì và không mua gì?
  • Bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn 10 ngày đầu tháng 12/2022
  • Bất ngờ phát hiện ung thư, mẹ nghèo thẫn thờ lo các con chẳng còn Tết
  • Xuân Quý Mão
推荐内容
  • Bố bệnh tim, con ung thư, gia đình nghèo không lối thoát
  • Khởi công xây dựng 'Ngôi nhà mơ ước' cho gia đình bà Vũ Thị Kha ở Nam Định
  • Cây cột điện “mọc” giữa đường đã được di dời
  • Tổng thống Italy đã ký sắc lệnh giải tán Quốc hội
  • Quy định xử phạt đối với hành vi bạo lực học đường
  • Ba đứa trẻ mồ côi, nguy cơ thất học ở Quảng Trị được hỗ trợ gần 44 triệu đồng