【tỷ lệ kèo tây ban nha】Giá nhiên liệu tăng cao gây áp lực rất lớn cho cung ứng điện
Thí điểm mua bán điện trực tiếp | |
Việt Nam ký 18 hợp đồng mua bán điện với Lào | |
EVN huy động tối đa nhiệt điện khí để đảm bảo điện mùa khô |
Toàn cảnh toạ đàm |
Theo EVN, đến cuối tháng 3/2022, nhiều tổ máy nhiệt điện than trong hệ thống đã phải dừng và giảm phát; các nguồn nhiệt điện than huy động thấp hơn kế hoạch là 1,365 tỷ kWh. Bên cạnh đó, từ cuối năm 2021, lượng thuỷ văn cũng có những suy giảm bất thường so với mọi năm; các thuỷ điện lớn trên sông Đà có sản lượng điện rất thấp.
Ngoài ra, vấn đề giá nhiên liệu cũng gây áp lực rất lớn cho sản xuất điện. Giai đoạn tháng 9/2021, giá than chỉ 90 USD/tấn, nhưng có thời điểm lên tới 200-400 USD/tấn. Giá than hiện tại khoảng 230 USD/tấn và dự báo giá than trong thời gian tới là 279 USD/tấn. Đặc biệt, giá dầu thế giới cũng neo ở ngưỡng rất cao, trên 100 USD/thùng.
"Chi phí đầu vào cho vận hành hệ thống điện tăng rất cao là thách thức rất lớn của EVN trong việc sản xuất, cung ứng điện năm 2022", ông Võ Quang Lâm, Phó Tổng giám đốc EVN chia sẻ tại toạ đàm "Tiết kiệm năng lượng: Giải pháp đảm bảo cung ứng điện cho mùa nắng nóng" ngày 18/5.
Nhận định về những thách thức ngành năng lượng phải đối mặt, ông Hà Đăng Sơn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu năng lượng và tăng trưởng xanh phân tích: du lịch và dịch vụ đang phục hồi, chuỗi sản xuất công nghiệp cũng sẽ phục hồi, do đó cần đưa ra kịch bản tăng trưởng điện năng từ 8 - 12% vào cuối năm 2022 khi tất cả dịch vụ, sản xuất hoạt động hoàn toàn bình thường.
Trong khi đó, chuỗi dự án năng lượng tái tạo đa phần tập trung ở miền Trung; nền tảng truyền tải chưa đáp ứng được nhu cầu đủ từ miền Trung ra miền Bắc. Đáng lo ngại nữa là, việc sản xuất than, dầu khí nội địa khó khăn, chi phí đắt đỏ. Trong khi đó thị trường quốc tế giá cao, doanh nghiệp có nhiều lựa chọn nên thường chọn xuất khẩu.
Ngành điện đang đối mặt rất nhiều khó khăn trong cung ứng điện. Ảnh: Nguyễn Thanh |
“Nếu không có vai trò của Nhà nước sẽ không thể kiểm soát được chi phí sản xuất điện. Việc thiếu nguồn năng lượng sơ cấp hy vọng sẽ được giải quyết trong ngắn hạn khi EVN và Bộ Công Thương phối hợp giải quyết nhưng về dài hạn, nguy cơ thiếu là khá lớn”, ông Hà Đăng Sơn dự báo.
Để đảm bảo cung ứng đủ điện cho mùa nắng nóng, ông Lâm cho biết EVN đã xây dựng các kịch bản để tìm kiếm thêm nguồn điện mới, đảm bảo cung ứng điện, nhất là ở miền Bắc như: tăng cường hệ thống truyền tải Bắc - Nam, đảm bảo hành lang tuyến, không để xảy ra bất cứ sự cố gì trong mùa nắng nóng.
Đồng thời, EVN cũng đẩy nhanh tiến độ mua điện từ Lào. "Giữa tháng 4 vừa qua, EVN đã hoàn thành đường dây 220 kV nối lưới với Lào. Với các dự án nối lưới với Trung Quốc, EVN cũng tăng cường giải toả công suất để nhập khẩu thêm điện từ Trung Quốc", ông Lâm nói.
Theo Phó Chánh văn phòng Ban chỉ đạo Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) Trịnh Quốc Vũ, trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều biến động, giá nhiên liệu tăng cao, nguồn cung sơ cấp không đảm bảo, để đủ điện cho mùa nắng nóng, không còn cách nào khác là phải tiết kiệm năng lượng.
“Việc tăng cường mua điện từ các quốc gia láng giềng, thúc đẩy lưới điện ASEAN là những biện pháp lâu dài, còn trước mắt cần tăng cường hiệu quả sử dụng năng lượng”, ông Vũ nói.
Để làm được điều này, Việt Nam cần làm tốt 3 yếu tố. Thứ nhất là tăng chuyển dịch cơ cấu ngành sản xuất sang sản xuất xanh hơn (ví dụ chuyển dịch sản xuất sắt, thép, xi măng sang sản xuất linh kiện, phát triển du lịch). Thứ hai là áp dụng các công nghệ tiên tiến để nâng hiệu quả sử dụng năng lượng. Thứ ba là nâng cao ý thức trách nhiệm trong sử dụng năng lượng của người dân, doanh nghiệp.
Về vấn đề tiết kiệm năng lượng, ông Hà Đăng Sơn bày tỏ quan điểm: “Tôi cho rằng Bộ Công Thương nên cân nhắc sớm việc đề xuất Chính phủ có giải pháp mạnh mẽ hơn về sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả; cần có những cam kết cao hơn từ doanh nghiệp, người dân”.
Hiện nay, tổng công suất lắp đặt nguồn điện toàn hệ thống đạt khoảng 70.000 MW; trong đó năng lượng tái tạo chiếm 30%. Bên cạnh những thuận lợi là có thêm nguồn năng lượng điện đáp ứng cho hệ thống điện quốc gia, nguồn năng lượng mới này cũng có những bất ổn nhất định. Có những thời điểm nguồn điện gió huy động chưa được 1% (0,37%); điện mặt trời cũng chỉ huy động ban ngày (chủ yếu từ 8h sáng đến 3-4h chiều). Từ khi điện mặt trời và điện gió tham gia vào hệ thống điện, giờ cao điểm đã bị lệch so với thời điểm trước. Nếu như trước đây, giờ cao điểm trưa từ 11h-13h thì hiện tại, giờ cao điểm trưa lại lệch sang từ 14h-16h; đồng thời, xuất hiện thêm các giờ cao điểm từ 17h-19h và 20h30-22h. Sự chuyển dịch thay đổi này dẫn đến việc tiêu thụ điện liên tục thiết lập kỷ lục mới. |
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Yêu cầu giải pháp chống ngập cao tốc Phan Thiết
- ·Người đàn ông ở Hà Nội "tự nhiên" bị đánh rách đầu
- ·Hôm nay Hoài Đức đấu giá 7 lô đất, khởi điểm cao nhất gần 27 triệu đồng/m2
- ·Bộ trưởng Hàn Quốc tâm đắc câu nói cùng làm cùng thắng cùng hưởng của Thủ tướng
- ·Không chỉ nói chuyện nhát gừng, con cái chặn luôn Facebook ba mẹ cho… trời yên biển lặng
- ·Hà Nội sáp nhập lại 1 quận và 176 xã
- ·Sát hại người tình rồi đến đồn công an ở Long An đầu thú
- ·Hành trình vạch trần tội ác của thiếu nữ 19 tuổi mang tâm địa quỷ dữ
- ·Bão Doksuri khả năng mạnh lên thành siêu bão đi vào Biển Đông
- ·Chiều nay, tòa ra phán quyết với 2 cựu bộ trưởng trong đại án Việt Á
- ·Nhận định, soi kèo Hannover 96 vs SV Waldhof Mannheim, 19h00 ngày 6/1: Khẳng định đẳng cấp
- ·Nữ huấn luyện viên dùng thân xác để nhờ người giết chồng
- ·Livestream nói xấu một phụ nữ, 2 chị em gái ở Hà Nội bị khởi tố
- ·Lãnh đạo Việt Nam chúc mừng năm mới Lào và Campuchia
- ·Tạm giữ nam thanh niên ở Quảng Trị nghi hiếp dâm bé gái 5 tuổi
- ·Bắt giữ nhóm thanh thiếu niên đầu trọc cầm đao kiếm, hò hét trên đường
- ·Được bạn gái nhí rủ đi nhà nghỉ, thanh niên Hà Nội bị truy tố
- ·Nhận định, soi kèo Duhok vs Al
- ·Bkav cảnh báo loại virus mới phát tán qua Facebook Chat
- ·Tầng hầm nhà liền kề triệu đô "ngụp" sâu trong nước sau mưa lớn