【kèo bóng đá u19 châu âu】Dự thảo Luật hỗ trợ tái cơ cấu ngân hàng và xử lý nợ xấu: Cần đi vào thực chất!
Vừa qua,ựthảoLuậthỗtrợtáicơcấungânhàngvàxửlýnợxấuCầnđivàothựcchấkèo bóng đá u19 châu âu Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng cho biết NHNN đang chuẩn bị trình Chính phủ, Quốc hội một Luật riêng để hỗ trợ tái cơ cấu ngân hàng và xử lý nợ xấu. Hiện đề án Luật này đang trong quá trình hoàn thiện, trong đó có các nội dung đáng chú ý liên quan đến việc xây dựng luật rõ ràng, minh bạch cho những quy định xử lý nợ xấu trước đây vướng vào các luật liên quan.
Các quy định liên quan đến xử lý tài sản đảm bảo, xử lý tranh chấp khi thu hồi các khoản nợ, và các quy định về tổ chức quản trị và điều hành các tổ chức tín dụng (TCTD) cũng sẽ được đưa vào Luật.
Bên cạnh đó, để đảm bảo hoạt động tái cơ cấu các TCTD diễn ra một các minh bạch, Luật mới dự kiến sẽ bắt buộc việc mua bán, sáp nhập phải được thực hiện thực chất bằng nguồn vốn thực của các đơn vị tham gia tái cơ cấu các TCTD, không sử dụng vốn vay ở dưới hình thức này hay hình thức khác. Các vi phạm trong quá trình tái cơ cấu sẽ bị xử lý.
Bà Đào Thị Thiên Hương, Phó Tổng Giám đốc Dịch vụ Tư vấn Tái cấu trúc Doanh nghiệp, PwC Việt Nam đã chia sẻ quan điểm về vấn đề xử lý nợ xấu trong thời gian qua và đưa ra một số khuyến nghị, nhằm đẩy nhanh tiến trình này.
PV:NHNN dự kiến trình Chính phủ, Quốc hội một Luật riêng gọi là Luật hỗ trợ tái cơ cấu ngân hàng và xử lý nợ xấu. Theo bà, những nội dung nào nên được đề cập trong luật này?
Theo tôi, điều quan trọng nhất là phải nâng cao năng lực của VAMC trong việc mua bán nợ xấu theo giá thị trường. Tiến trình này có thể được thực hiện thuận lợi hơn nếu NHNN có cơ chế để VAMC thực hiện các dự án thí điểm bán một vài khoản nợ xấu/danh mục nợ xấu được lựa chọn theo tiêu chí nào đó mà VAMC đã mua Bà Đào Thị Thiên Hương |
Bà Đào Thị Thiên Hương:Việc cho ra đời Luật hỗ trợ tái cơ cấu ngân hàng và xử lý nợ xấu cho thấy Ngân hàng nhà nước vẫn luôn đặt vấn đề xử lý nợ xấu lên hàng ưu tiên trong thời gian sắp tới. Chắc chắn, luật này sẽ phải xử lý được những vấn đề còn tồn tại, tiêu biểu như vấn đề xử lý nợ xấu, cơ chế hoạt động sau sáp nhập nhằm nâng cao chất lượng quản trị và giá trị tài sản, và năng lực quản trị rủi ro của các ngân hàng.
Ví dụ, quá trình xử lý nợ xấu của các TCTD và Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC) trong thời gian qua gặp một số các trở ngại, như việc thu hồi tài sản thông qua thủ tục tòa án vẫn đang bị kéo dài, chưa có cơ chế cho phép VAMC chủ động thực hiện việc điều tra bên vay nợ trong quá trình xử lý nợ xấu để đẩy nhanh tiến độ. Việc chuyển nhượng tài sản bảo đảm cho các nhà đầu tư nước ngoài cũng chưa được quy định rõ ràng và cụ thể.
Các quy định pháp lý hiện tại vẫn còn những hạn chế trong việc cho phép nhà đầu tư nước ngoài được phép nhận chuyển nhượng trực tiếp các tài sản đảm bảo là quyền sử dụng đất và các tài sản trên đất, cũng như chưa rõ ràng về việc nhà đầu tư nước ngoài có thể thay đổi mục đích sử dụng và chuyển nhượng quyền lợi đối với các tài sản đảm bảo là bất động sản.
Khung pháp lý hiện tại cũng chưa thúc đẩy việc chứng khoán hóa các khoản nợ xấu, dẫn đến việc VAMC hay tổ chức tín dụng sẽ gặp trở ngại trong việc tiếp cận một số nhóm các nhà đầu tư nhất định. Việc chưa có quy định cho phép các TCTD phân bổ các khoản lỗ từ việc bán nợ xấu theo giá thị trường cũng là một trở ngại trong việc thúc đẩy quá trình mua bán nợ xấu.
PV:Bà có thể chia sẻ một số trường hợp thành công liên quan đến khung pháp lý nhằm thúc đẩy quá trình xử lý nợ xấu trong khu vực?
Bà Đào Thị Thiên Hương:Thực tế, việc cho ra đời một luật riêng trong xử lý nợ xấu là khá phù hợp với thông lệ của một số quốc gia có kinh nghiệm xử lý nợ xấu hiệu quả trong thời gian qua, như Malaysia, Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc. Tại các quốc gia này, chính phủ đã ban hành một số luật riêng để hỗ trợ các Công ty quản lý tài sản (AMC) trong quá trình xử lý nợ, đồng thời cũng trao cho các AMC một số đặc quyền riêng để thực thi việc xử lý nợ xấu.
Tại Malaysia, Công ty mua bán nợ quốc gia (với tên gọi là “Danaharta”) được sự hỗ trợ từ Chính phủ thông qua Luật Danaharta. Theo đó, Danaharta được trao một số quyền lực đặc biệt về mặt pháp lý và hành chính để xử lý các khoản nợ xấu, như quyền tịch thu và đấu giá tài sản không thông qua thủ tục tòa án, quyền chỉ định quản trị viên đặc biệt giám sát hoạt động của bên vay nợ, hay quyền được phân bổ lợi nhuận từ việc xử lý nợ xấu với ngân hàng bán nợ.
Đạo luật Danaharta cũng đưa ra các cơ chế để bảo đảm trách nhiệm cho các cán bộ xử lý nợ xấu trước những rủi ro tổn thất tài chính vì các lý do khách quan.
Còn tại Thái Lan, TAMC cũng được thành lập và hoạt động theo luật TAMC. Đạo luật này cũng cho phép TAMC thực hiện việc tịch thu, thanh lý tài sản đảm bảo của các khoản nợ xấu mà không phải thông qua thủ tục tòa án thông thường. TAMC cũng được quyền cơ cấu lại thời hạn và lãi suất của khoản nợ, chuyển nợ thành vốn góp, hay cơ chế phân chia lợi nhuận với ngân hàng bán nợ.
Luật TAMC cũng quy định về miễn trừ trách nhiệm cá nhân đối với các thành viên thực hiện xử lý nợ khi xảy ra các tổn thất tài chính vì những lý do khách quan.
Khung pháp lý hiện tại cũng chưa thúc đẩy việc chứng khoán hóa các khoản nợ xấu, dẫn đến việc VAMC hay tổ chức tín dụng sẽ gặp trở ngại trong việc tiếp cận một số nhóm các nhà đầu tư nhất định. Ảnh TL minh họa |
PV:Theo bà, để thúc đẩy việc mua bán nợ xấu theo giá thị trường, Luật hỗ trợ tái cơ cấu ngân hàng và xử lý nợ xấu cần nêu ra những giải pháp cụ thể nào cho VAMC?
Bà Đào Thị Thiên Hương:Quá trình mua bán nợ xấu hiện được thực hiện thông qua việc các TCTD chủ động triển khai các giải pháp thu hồi nợ trực tiếp từ khách hàng, hoặc thực hiện bán nợ cho VAMC. Nhưng kết quả VAMC thu hồi nợ xấu từ các khoản nợ mua lại là rất khiêm tốn.
Rõ ràng, VAMC cần có được sự hỗ trợ thực chất về mặt cơ chế và chính sách trong việc thanh lý tài sản đảm bảo, bán nợ, thực hiện tái cơ cấu nợ… để cơ quan này có thể tích cực và chủ động hơn trong quá trình xử lý nợ xấu.
Theo tôi, điều quan trọng nhất là phải nâng cao năng lực của VAMC trong việc mua bán nợ xấu theo giá thị trường. Tiến trình này có thể được thực hiện thuận lợi hơn nếu NHNN có cơ chế để VAMC thực hiện các dự án thí điểm bán một vài khoản nợ xấu/danh mục nợ xấu được lựa chọn theo tiêu chí nào đó mà VAMC đã mua.
Qua đó, VAMC có thể có những tiếp cận tốt hơn với nhà đầu tư, nhằm hiểu được các nhà đầu tư đánh giá giá trị danh mục nợ xấu như thế nào, sẵn sàng trả giá bao nhiêu, cũng như đặt các điều kiện thế nào khi muốn mua các danh mục nợ xấu.
Thông qua cách tiếp cận như vậy, VAMC sẽ ở một vị trí vững vàng hơn để xúc tiến việc mua nợ xấu theo giá thị trường.
PV: Trân trọng cám ơn bà!
Việt Hà (thực hiện)
(责任编辑:World Cup)
- ·Căng thẳng tại Trung Đông: Israel cảnh báo tấn công lớn vào Gaza
- ·Phú Riềng: Thu 384 đơn vị máu tình nguyện đợt 1 năm 2022
- ·Tiếp nhận 458 đơn vị máu tình nguyện
- ·Đường hoa xuân Nhâm Dần 2022 sẽ khai mạc ngày 27 tháng Chạp
- ·Đấu giá lại 11 biển số ô tô 'siêu đẹp' vào ngày 15/9
- ·“Tết cho em” đến với học sinh khó khăn
- ·Đồng Xoài trao 253 gói thiết bị học trực tuyến cho học sinh khó khăn
- ·Bàn giao công trình nước sạch cho nhân dân xã Đắk Ơ
- ·Điện Biên thiệt hại gần 6 tỷ đồng do mưa lớn, gió lốc trong 2 ngày
- ·Bình Phước có 3 huyện, thị xã đang ở nguy cơ dịch cấp độ 3
- ·Du khách thích thú ngắm hoa băng, đắp người tuyết trên đỉnh Fansipan
- ·Agribank Tây Bình Phước hỗ trợ thiết bị học trực tuyến cho học sinh Bù Đốp
- ·Phong tỏa lây nhiễm trong cộng đồng tại xã Minh Hưng
- ·Trường hợp F1 sẽ cách ly tại nhà trong thời gian 14 ngày
- ·Cùng nhận hối lộ vụ Việt Á nhưng động cơ khác nhau sẽ bị xử lý khác nhau
- ·300 phần quà hỗ trợ người dân Đồng Phú bị ảnh hưởng bởi dịch
- ·“Sao kê”
- ·Cả nước chỉ còn 165 xã, phường thuộc vùng đỏ về cấp độ dịch COVID
- ·Quảng Nam thống nhất sáp nhập huyện Quế Sơn và Nông Sơn
- ·300 phần quà hỗ trợ người dân Đồng Phú bị ảnh hưởng bởi dịch