【kết quả trận bóng】Hệ thống trường chuyên giữ hay bỏ?
Hà Nội: Tuyển bổ sung vào 4 trường THPT chuyên | |
Đại học Quốc gia Hà Nội có thêm 1 trường THPT chuyên | |
Hà Nội: Nhiều trường hạ điểm chuẩn lớp 10 | |
Điểm chuẩn vào lớp 10 chuyên Hà Nội cao nhất 42,ệthốngtrườngchuyêngiữhaybỏkết quả trận bóng05 | |
Trường THPT chuyên Ngoại ngữ công bố điểm chuẩn lớp 10 | |
Điểm chuẩn vào lớp 10 trường THPT chuyên Khoa học tự nhiên | |
Tuyển sinh vào lớp 10 chuyên: Vì sao tỷ lệ "chọi" cao? |
Luật giáo dục nêu rõ trường chuyên dành cho những học sinh có kết quả học tập xuất sắc, từ đó phát hiện nhân tài để bồi dưỡng. Ảnh: ST |
Cần xem xét lại
Nói về vai trò của hệ thống trường chuyên hiện nay, một số chuyên gia trong ngành Giáo dục cho rằng hệ thống này đang tồn tại nhiều bất cập, hạn chế. GS.TS. Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam cho rằng, hiện có sự bất bình đẳng trong đầu tư ngân sách khi học sinh trường bình thường được chi ngân sách ít hơn so với học sinh hệ chuyên mỗi năm.
Bên cạnh đó, trường chuyên chủ yếu hình thành và phát triển ở các thành phố lớn; học sinh ở các vùng quê, miền núi, vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế khó khăn dù có mong muốn song cơ hội tiếp cận hệ thống giáo dục này rất khó khăn.
GS. Phạm Tất Dong cũng nêu thực tế đang tồn tại nhiều học sinh được đào tạo tại trường chuyên đã đi du học, ở lại nước ngoài hoặc làm việc cho tư nhân, không phục vụ trong hệ thống công của nhà nước. Điều này là bất cập bởi nguồn lực đầu tư cho trường chuyên là từ ngân sách nhà nước, về lý thì những người được đào tạo ở chuyên phải phục vụ lại cho hệ thống hành chính công của nhà nước.
Chưa kể, theo chuyên gia này, trường chuyên bây giờ đã không còn giữ được mục tiêu, mục đích, vai trò lịch sử là phát hiện, đào tạo, phát triển nhân tài mà chuyển thành đào tạo “gà nòi” tham dự các cuộc thi, chạy theo thành tích, thiếu kỹ năng sống, thiếu cái nhìn toàn diện về cuộc sống, con người.
Một bất cập nữa mà chuyên gia này chỉ ra đó là việc một bộ phận phụ huynh muốn làm đẹp “hồ sơ” du học cho con mà bằng mọi cách “chạy” vào trường chuyên mà không quan tâm con em mình có phù hợp với môi trường đó hay không, dẫn đến việc nhiều học sinh… “ngồi nhầm chỗ”.
Ở một khía cạnh khác, GS. Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng, chúng ta hình thành các trường chuyên trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Khi đó, đất nước còn nhiều khó khăn, Nhà nước muốn có trường chuyên để tập trung cho một số học sinh triển vọng về một số môn học và tham gia các kỳ thi quốc tế để giới thiệu hình ảnh Việt Nam với thế giới. Do đó, vai trò của trường chuyên rất quan trọng.
Tuy nhiên, giờ đây đất nước đã đến một giai đoạn phát triển khác. GS Nguyễn Minh Thuyết cho rằng, cần xem xét lại hệ thống trường chuyên, không nên tổ chức mô hình như hiện nay. Thay vào đó, cần tạo cho các trường đều có điều kiện về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên được đồng đều. Những giáo viên được cho là giỏi, nòng cốt nên có sự điều động, luân chuyển để xây dựng mặt bằng chung các trường đều tốt.
“Nếu vẫn giữ mô hình trường chuyên, cần thay đổi trong việc tuyển chọn học sinh. Tức là ngoài ưu tiên môn chuyên, cần có một tỉ trọng xứng đáng trong đánh giá khả năng ở các môn, lĩnh vực khác để đảm bảo giáo dục toàn diện”, chuyên gia này nhấn mạnh.
Sẽ đánh giá một cách căn bản
Bên cạnh một số ý kiến cho rằng nên thay thế hệ thống trường chuyên, một số ý kiến khác lại cho rằng không nên tranh luận về việc giữ hay bỏ bởi trường chuyên tự thân vốn đã cần thiết trong hệ thống giáo dục.
Ông Cao Xuân Hùng, Giám đốc Sở GD&ĐT Nam Định cho rằng, từ rất nhiều năm nay, hệ thống trường chuyên luôn khẳng định vị thế đào tạo nhân tài cho đất nước, đề xuất bỏ trường chuyên của một vài người là hoàn toàn không có căn cứ khoa học. “Cơ hội thi vào trường chuyên của các thí sinh là công bằng, các nhà trường tuyển chọn dựa trên năng lực của thí sinh, do vậy ý kiến cho rằng cơ hội học tập không bình đẳng tại trường chuyên là chưa khách quan”, ông Hùng nói.
Cũng theo ông Hùng, các trường chuyên, lớp chọn vẫn đang làm đúng mục tiêu là chọn ra những tinh hoa để đào tạo nhân tài cho đất nước. Cách thức tuyển sinh của các trường chuyên cũng phù hợp bởi chỉ tiêu tuyển sinh vào trường mỗi năm có hạn, trong khi hồ sơ nộp dự tuyển quá nhiều, buộc lòng nhà trường phải đưa ra tiêu chí xét tuyển học bạ, giải thưởng để sàng lọc.
Đồng tình với quan điểm duy trì trường chuyên, ông Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội cho rằng, mục tiêu của trường chuyên là để đào tạo nhân tài cho mỗi địa phương, cho đất nước. Các trường chuyên phải được ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, đội ngũ quản lý và giáo viên là điều dễ thấy, dễ hiểu.
“Nếu có thay đổi thì chỉ nên xem xét điều chỉnh phương thức đào tạo, phương thức tuyển chọn và phương thức huy động các nguồn lực của xã hội cho việc đổi mới phương thức đào tạo của các trường chuyên, không nên quá cực đoan cho việc đổi mới trường chuyên lớp chọn”, vị này nói.
Trước tranh cãi chưa có hồi kết về việc nên giữ hay bỏ trường chuyên, tại họp báo quý 2 do Bộ GD&ĐT tổ chức chiều 30/6, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học Nguyễn Xuân Thành cho biết, việc phát triển hệ thống trường chuyên là quan điểm của Đảng và Nhà nước đã được thể hiện trong Luật Giáo dục.
Theo đó, Luật Giáo dục nêu rõ trường chuyên dành cho những học sinh có kết quả học tập xuất sắc, từ đó phát hiện nhân tài để bồi dưỡng. Từ năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 959/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Phát triển hệ thống trường THPT chuyên giai đoạn 2010 - 2020.
Ông Nguyễn Xuân Thành cho biết thêm, Bộ GD&ĐT định nghĩa trường THPT trước hết phải là trường thực hiện chương trình giáo dục phổ thông của Bộ GD&ĐT, được đầu tư sơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên tốt, với chương trình học linh hoạt hơn. Tuy nhiên, về cơ bản đào tạo ở trường chuyên là dựa trên nền giáo dục đại trà tốt, sau đó mới phát triển giáo dục "mũi nhọn" để các em học sinh phát triển tài năng của mình.
Thông tin về việc đánh giá hiệu quả hoạt động của các trường chuyên ngoài việc đầu tư để đạt các giải thưởng quốc gia, quốc tế, ông Thành khẳng định, Bộ GD&ĐT đã triển khai Đề án Phát triển hệ thống trường THPT chuyên giai đoạn 2010-2020.
“Chúng tôi đang yêu cầu các địa phương báo cáo về quá trình phát triển hệ thống trường chuyên và tổ chức hội nghị tổng kết Đề án dự kiến vào cuối năm 2020. Qua đó, sẽ đánh giá một cách căn bản quá trình phát triển trường chuyên, xác định rõ đến giờ chúng ta đã đạt được những gì để đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của Đề án. Cùng đó phát hiện ra những gì còn bất cập so với xu hướng phát triển của giai đoạn mới. Từ đó xác định hướng đi căn bản cho hệ thống trường chuyên trong thời gian tiếp theo”, đại diện Bộ GD&ĐT thông tin thêm.
Theo ông Thành, Bộ GD&ĐT cũng đã giao nhiệm vụ cho Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam xây dựng một nhóm nghiên cứu, khảo sát bài bản để có được cơ sở khoa học, thực tiễn nhằm đánh giá quá trình phát triển của hệ thống trường chuyên trong 10 năm qua.
Ông Thành cho biết, tới đây, Bộ sẽ có văn bản yêu cầu các địa phương triển khai công tác đánh giá hoạt động mô hình trường chuyên sớm hơn so với dự định tổng kết Đề án Phát triển hệ thống trường THPT chuyên 2010-2020.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Hà Nội tặng 2 tỷ đồng cho đội tuyển bóng đá nam Việt Nam
- ·Thủ tướng phê chuẩn nhân sự UBND tỉnh Kiên Giang
- ·Luật An ninh mạng: 'Chống lại Nhà nước thì đương nhiên phải ngăn chặn'
- ·Vĩnh Phúc có tân Phó Chủ tịch UBND tỉnh
- ·Bkav cảnh báo loại virus mới phát tán qua Facebook Chat
- ·Thủ tướng tiếp các tổ chức, tập đoàn kinh tế lớn của Mỹ và thế giới
- ·[Infographics] Kết quả phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2013
- ·Thủ tướng: Thập kỷ tới không thể đặt vấn đề Sóc Trăng là tỉnh nghèo
- ·Chủ động, khẩn trương triển khai thực hiện sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy
- ·Những đại án được xét xử trong năm 2020
- ·Indonesia: Lở đất khiến bốn người thiệt mạng, núi lửa Lewotobi phun trào trở lại
- ·Nhiều lĩnh vực tiềm năng của Việt Nam thu hút dòng vốn đầu tư từ Mỹ
- ·Thủ tướng dự khởi công bệnh viện lớn nhất tỉnh Thái Bình
- ·Hơn 1.000 đại biểu dự Đại hội đại biểu toàn quốc Liên hiệp hội Việt Nam
- ·Trong năm 2024 trung bình mỗi tháng có 6.348 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động
- ·Cần Thơ đề xuất dùng trụ sở BCĐ Tây Nam Bộ làm UBND quận Cái Răng
- ·Chuyến bay đầu tiên đã cất cánh sang Romania đưa người Việt về nước
- ·Yokohama hỗ trợ Đà Nẵng giải quyết các vấn đề năng lượng, quản lý chất thải rắn
- ·Miền Bắc lại vào đợt mưa liên tiếp, có nơi trên 150mm
- ·Thủ tướng mong mỗi gia đình Thủ đô trồng một cây, tạo nét đẹp mới của Hà thành