【kqbd ngoai hang】Làng nghề nước mắm Nghệ An: Vững vàng thương hiệu
Để tìm hiểu rõ hơn về quy trình sản xuất,àngnghềnướcmắmNghệAnVữngvàngthươnghiệkqbd ngoai hang phóng viên Báo Công Thương đã tìm về xã Diễn Ngọc, huyện Diễn Châu - nơi có hai làng nghề chế biến nước mắm và Công ty CP Thủy sản Vạn Phần với năng lực sản xuất hơn 3 triệu lít mỗi năm. Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, tại đây người dân vẫn duy trì cách chế biến nước mắm truyền thống là sử dụng phương pháp ủ chượp - gài nén. Tiêu chí truyền thống để đánh giá chất lượng nước mắm nguyên chất là độ đạm, độ đạm tạo nên hương vị ngòn ngọt đằng sau vị mặn của muối. Do vậy nước mắm ngon trước hết phải có vị mặn, kế đến phải cảm nhận được vị ngọt nơi đầu lưỡi và kèm theo mùi thơm nồng đặc trưng. Để làm nên một sản phẩm thơm ngon, chất lượng thì khâu chọn lựa nguyên liệu cá tươi ngon và muối sạch vẫn là quan trọng nhất, kế tiếp là quy trình náo đảo nhiều lần.
Tuy nhiên, những làng nghề và doanh nghiệp chế biến nước mắm có quy mô nhỏ nên năng lực làm marketing quảng bá sản phẩm còn hạn chế; cơ sở vật chất cũng đang thiếu thốn… nên sức cạnh tranh còn yếu so với nước mắm công nghiệp. Trước sự cạnh tranh khốc liệt của nước mắm công nghiệp, những người dân làng nghề cũng như các doanh nghiệp chế biến nước mắm truyền thống ở Nghệ An luôn chú trọng đến việc cải tiến kỹ thuật, đồng thời không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và uy tín thương hiệu sản phẩm.
“Để khẳng định thương hiệu sản phẩm nước mắm truyền thống trên thị trường, Vạn Phần vừa kết hợp quy trình cổ truyền với ứng dụng kỹ thuật công nghệ mới vào sản xuất để nâng cao chất lượng, tăng năng suất lao động và giảm giá thành, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Công ty cũng thay đổi nhãn mác, đầu tư thêm kinh phí để quảng bá sản phẩm trên thị trường thông qua các hội chợ hàng Việt để người tiêu dùng hiểu biết hơn về nước mắm truyền thống” - ông Võ Văn Đại - Giám đốc Công ty CP Thủy sản Vạn Phần cho biết.
Không chỉ ở Diễn Châu, nghề sản xuất nước mắm ở khối Hải Giang, phường Nghi Hải, thị xã Cửa Lò cũng đã được hình thành từ mấy chục năm nay. Làng nghề hiện có hơn 70 hộ dân với nhiều năm kinh nghiệm trong khâu sản xuất và chế biến nước mắm. Bình quân mỗi năm làng nghề sản xuất khoảng 450.000 lít nước mắm.
Ở Nghệ An hiện có hàng chục làng nghề truyền thống và bốn doanh nghiệp sản xuất, chế biến nước mắm cổ truyền, hàng năm bán ra thị trường hàng chục triệu lít nước mắm. Hầu hết, sản phẩm nước mắm truyền thống ở Nghệ An được tiêu thụ trên địa bàn, còn lại được tiêu thụ ở thị trường miền Bắc, miền Nam và xuất khẩu sang Lào. Mới đây, khảo sát trên thị trường Nghệ An, từ các siêu thị, chợ hay các đại lý, sản phẩm nước mắm truyền thống vẫn được người tiêu dùng lựa chọn, bảo đảm sức khỏe cho gia đình.
Ông Nguyễn Văn Hà - Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An: Nước mắm được sản xuất trên địa bàn Nghệ An được kiểm soát hết sức chặt chẽ và an toàn cho người sử dụng. Hiện, chi cục đang thực hiện chương trình xác nhận thủy sản an toàn, trong đó có nước mắm. |
(责任编辑:World Cup)
- ·Gạo Hapro Đồng Tháp
- ·An cư đón năm mới
- ·840,6 tỷ đồng bình ổn giá trong dịp Tết Quý Tỵ
- ·Từ ngày 10
- ·Long An: Thu hút hơn 11 tỉ USD vốn FDI
- ·Trao Giải thưởng Sách Việt Nam lần thứ 8
- ·Bkav phát triển thành công phần mềm chống nghe lén trên di động
- ·Hướng đến sản xuất nông nghiệp bền vững
- ·Vụ lúa Đông Xuân 2022
- ·Tồn kho một số ngành hàng bắt đầu giảm
- ·Giá vàng hôm nay (23/8): Thế giới tăng nhẹ, trong nước trái chiều
- ·“Việt Nam đặt con người ở trung tâm mọi chính sách”
- ·Thủ tướng: Đã có lời giải cho bài toán nông nghiệp Việt Nam
- ·Thị trường hồ tiêu khó dự đoán
- ·Mua nồi điện nấu phở thanh lý: Nên hay không?
- ·Tháng Thanh niên 2022: Nhiều công trình, phần quà vì cộng đồng
- ·Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khai mạc Hội nghị Trung ương 5
- ·Quản lý đất đai phải chặt chẽ hơn
- ·Lợi nhuận cao từ trồng kiểng bonsai
- ·WTO và Việt Nam thảo luận các vấn đề nông nghiệp