【bảng xếp hạng bóng đá ý 2】Công nghiệp 5 tháng: Tín hiệu khả quan và cảnh báo
Vậy có những tín hiệu khả quan nào và cảnh báo gì từ công nghiệp trong 5 tháng đầu năm 2021.
Tín hiệu khả quan
Kết quả tích cực,ôngnghiệpthángTínhiệukhảquanvàcảnhbábảng xếp hạng bóng đá ý 2 tín hiệu khả quan của công nghiệp được biểu hiện trước hết ở chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) các tháng năm nay so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, IIP toàn ngành tháng 3 chỉ tăng 3,6%, nhưng tháng 4 tăng 24,1%, tháng 5 đã tăng 11,6%, nên tính chung 5 tháng đã tăng 9,9%.
Theo đó, công nghiệp hiện có 3 điểm tích cực: Tốc độ tăng giá trị sản xuất khá cao và tăng lên qua các tháng; nhờ tỷ lệ chi phí trung gian giảm, nên tốc độ tăng giá trị tăng thêm đạt cao hơn tốc độ tăng giá trị sản xuất (quý I IIP là 6,5% so với 5,7%). Chỉ số IIP của ngành khai khoáng- ngành chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 trong toàn ngành công nghiệp - đã giảm khá sâu (giảm 7%). Trong khi đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo - chiếm tỷ trọng cao nhất trong toàn ngành công nghiệp, đồng thời cũng là tiêu chí quan trọng của nước công nghiệp, đã tăng cao nhất (tăng 12,6%), trong đó một số ngành chi tiết còn tăng cao hơn, như: sản xuất đồ uống, sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic, sản xuất kim loại, sản xuất sản phẩm điện tử, máy tính và sản phẩm quang học… Diễn biến trên sẽ góp phần chuyển dịch cơ cấu toàn ngành công nghiệp theo hướng giảm dần sự phụ thuộc vào khai thác tài nguyên thiên nhiên, tăng chế biến, chế tạo phù hợp với tiêu chí nước công nghiệp.
Khi sản xuất tăng trưởng cao hơn, thì chỉ số sử dụng lao động thời điểm đầu tháng 5 đã tăng 2,2% so với cùng thời điểm năm trước của một số ngành công nghiệp chi tiết như: sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy, sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic, sản xuất kim loại, sản xuất giường, tủ, bàn, ghế,…
Kết quả của 5 tháng 2021 của toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là tiền đề để cả năm 2021 và những năm sau sẽ phục hồi tăng trưởng. Đi theo sự phục hồi tăng trưởng IIP là sự phục hồi tốc độ tăng về quy mô tuyệt đối cũng như tỷ trọng của giá trị tăng thêm.
Thực tế cho thấy, tăng trưởng của toàn ngành công nghiệp và của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo do nhiều yếu tố, từ lao động và năng suất lao động, vốn đầu tư và hiệu quả vốn đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài vào việc sản xuất những mặt hàng như điện thoại, máy tính, sản phẩm điện tử, máy móc, thiết bị,…, đến tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Riêng về xuất khẩu, các mặt hàng thuộc toàn ngành công nghiệp nói chung và thuộc ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có tốc độ tăng cao, có tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước tăng nhanh, nhất là điện thoại, máy tính, sản phẩm điện tử, máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng…
Những vấn đề cần cảnh báo
Mặc dù chỉ số IIP có dấu hiệu khả quan, song vẫn có những vấn đề cần cảnh báo, trước hết là cơ cấu công nghiệp. Trong 4 ngành công nghiệp cụ thể, tốc độ tăng của ngành khai khoáng tiếp tục giảm, tuy tác động đến tốc độ tăng chung, nhưng lại đúng hướng để giảm sự phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên. Công nghiệp chế biến, chế tạo tuy tăng cao hơn, tỷ trọng trong toàn ngành cao lên, nhưng vẫn còn thấp tương đối xa so với tiêu chí của nước công nghiệp (trước đây 20% và nay có thể phải ở mức 30%).
Cơ cấu của công nghiệp chế biến, chế tạo cũng còn nhiều hạn chế. Tính gia công, lắp ráp còn lớn, ngay cả khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Công nghiệp phụ trợ được đề cập từ lâu nhưng phát triển rất chậm, nên thực thu rất thấp, lại phụ thuộc vào nhập khẩu lớn, phụ thuộc vào chuỗi cung ứng từ nước ngoài (cả về lượng, cả về giá), tác động tiêu cực đến cán cân thương mại, cán cân thanh toán tổng hợp… Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tới 50% giá trị sản xuất, chiếm tới trên 70% kim ngạch xuất khẩu, nên khu vực kinh tế trong nước chiếm tỷ trọng nhỏ…
Trong công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp cơ khí còn nhỏ, trong khi nhiều doanh nghiệp ham rẻ nhập khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng không những chưa là công nghệ nguồn, mức tiêu dùng vật tư lớn, khối lượng xả thải cao, sức cạnh tranh thấp, thậm chí nhập khẩu của những nước đang thải loại trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa…
Ngoài ra, tỷ trọng về lao động của nhóm ngành nông, lâm nghiệp , thủy sản còn cao, tỷ trọng của công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP còn thấp… là những nguyên nhân khiến việc chuyển thành nước công nghiệp sẽ khó đạt được theo mục tiêu. Do vậy, để thực hiện mục tiêu, một mặt cần hiện đại hóa bản thân công nghiệp, mặt khác còn phải công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, chuyển các doanh nghiệp công nghiệp về nông thôn, kéo theo các cơ sở dịch vụ về theo,…
Một vấn đề cốt lõi là tư duy cần đổi mới. Với quan điểm “phi nông bất ổn, phi công bất phú, phi thương bất hoạt, phi trí bất hưng”, khi nông nghiệp đã tạm ổn, thì chuyển sang công nghiệp, dịch vụ là đúng. Nhưng lâu nay ta vẫn hiểu nhầm là “Phi thương bất phú”, nên tỷ trọng nhiều chỉ tiêu của công nghiệp và công nghiệp chế biến, chế tạo còn thấp. Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội dồn nhiều vào nhóm ngành dịch vụ (hiện chiếm trên dưới 55%, còn công nghiệp chỉ khoảng 33,5%). Tỷ trọng dư nợ tín dụng đến cuối quý I/2021 cho nhóm ngành công nghiệp - xây dựng trong tổng tín dụng hiện chỉ đạt khoảng 28,3%, cho công nghiệp hỗ trợ chỉ chiếm 3,7%, trong khi cho nhóm ngành dịch vụ chiếm tới 63,3%, riêng bất động sản hiện chiếm khoảng 19,4%. Tỷ trọng lao động đang làm việc trong nhóm ngành công nghiệp - xây dựng chỉ đạt 30,9%, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo khoảng 20,7%, còn nhóm ngành dịch vụ là 36,3%.
Kinh nghiệm của nhiều nền kinh tế trên thế giới cho thấy, các cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã tác động trước hết, mạnh nhất đối với những nước có tỷ trọng của nhóm ngành dịch vụ cao nhất, còn những nước có tỷ trọng các ngành kinh tế thực (nông, lâm nghiệp - thủy sản và công nghiệp - xây dựng), thì chịu tác động chậm hơn, nhẹ hơn.
Cơ cấu công nghiệp chế biến, chế tạo còn hạn chế Cơ cấu của công nghiệp chế biến, chế tạo cũng còn nhiều hạn chế. Tính gia công, lắp ráp còn lớn, ngay cả khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Công nghiệp phụ trợ được đề cập từ lâu nhưng phát triển rất chậm, nên thực thu rất thấp, lại phụ thuộc vào nhập khẩu lớn, phụ thuộc vào chuỗi cung ứng từ nước ngoài (cả về lượng, cả về giá), tác động tiêu cực đến cán cân thương mại, cán cân thanh toán tổng hợp… Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tới 50% giá trị sản xuất, chiếm tới trên 70% kim ngạch xuất khẩu, nên khu vực kinh tế trong nước chiếm tỷ trọng nhỏ… |
Phương Dung
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Thời tiết Hà Nội 19/9: Ngày nắng đan xen, chiều tối mưa rào
- ·Ðề nghị thực hiện tốt công tác quản lý hoạt động thương mại điện tử
- ·Đức chính thức kết thúc sứ mệnh quân sự ở Afghanistan sau gần 20 năm
- ·Tâm điểm RCEP trong Năm Chủ tịch ASEAN 2020
- ·Huyện Sóc Sơn sẽ cưỡng chế các công trình 'xẻ thịt' đất rừng
- ·Thành lập Tổ công tác của Chính phủ về ngoại giao vaccine
- ·Dự báo thời tiết: Không khí lạnh suy yếu, nhiệt độ ở Bắc Bộ tăng lên
- ·Một chỉ số quay đầu sau 6 tháng: Động lực tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đang hồi sinh
- ·Lập đoàn kiểm tra vụ xã bán hàng nghìn m3 đất trái quy định
- ·SeABank đạt hơn 2.016 tỷ đồng lợi nhuận 6 tháng đầu năm
- ·Hoa hậu Nguyễn Thanh Hà ấp ủ viết sách về môi trường
- ·Chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương (APS) tổ chức bất thành ĐHĐCĐ thường niên năm 2023
- ·Đà Nẵng điều chỉnh chiến lược, hướng đến phát triển bền vững
- ·Cập nhật BCTC quý 2 ngày 27/7: Các doanh nghiệp lớn bắt đầu ra số
- ·Thu nhập cần có để lọt vào top giàu nhất tại các bang của nước Mỹ
- ·LHQ kêu gọi lãnh đạo chính quyền quân sự Myanmar sớm ổn định tình hình
- ·Phòng ngừa hiệu quả tham nhũng, tiêu cực
- ·Dự báo thời tiết hôm nay 15/12: Bắc Bộ vẫn còn sương mù, Trung và Nam Bộ có mưa dông rải rác
- ·Mỹ cáo buộc Triều Tiên tiến hành các vụ tấn công mạng từ năm 2009
- ·Công ty Chứng khoán Tân Việt (TVSI) bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt