【marseille đấu với lens】Trung Quốc có mục đích gì sau những chuyến hàng viện trợ chống Covid
Trung Quốc đã gửi vật tư y tế,ốccómụcđíchgìsaunhữngchuyếnhàngviệntrợchốmarseille đấu với lens khẩu trang, máy thở, thậm chí điều các bác sỹ tới quốc gia khác trong khuôn khổ chương trình hỗ trợ y tế quy mô lớn. Điều này dẫn đến đồn đoán cho rằng, khi vai trò lãnh đạo của Mỹ bị suy yếu trong một thế giới hậu Covid-19, Trung Quốc sẽ có lợi thế để lấp đầy khoảng trống.
Nhưng những nỗ lực mà truyền thông nước này gọi là “giải pháp của Trung Quốc để chống lại đại dịch” đã gây ra phản ứng trái chiều và nhiều nhà phân tích nói rằng, chính sách này “ngoại giao khẩu trang” của Trung Quốc sẽ có rất ít tác dụng trong việc thuyết phục các nhà phê bình ở phương Tây.
Trung Quốc cử nhiều nhóm chuyên gia đi hỗ trợ các quốc gia chống dịch Covid-19 (Ảnh minh họa: Reuters). |
Trung Quốc – đất nước có hơn 3.200 ca tử vong do Covid-19 đã tăng cường trợ giúp cho các quốc gia ở châu Âu, Trung Đông, châu Phi và châu Á. Đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc cung cấp viện trợ nhân đạo trong 1 cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu, nhưng theo các quan chức Bắc Kinh, quy mô của đợt viện trợ lần này là lớn nhất kể từ năm 1949.
Giúp đỡ đi kèm với mục tiêu chính trị?
Theo giới quan sát, đằng sau những nỗ lực nhân đạo này có thể có những mục tiêu về chính trị rất đáng để quan tâm.
Trong cuộc điện đàm với Thủ tướng Italy Giuseppe Conte vào tháng 3 vừa qua, Chủ tịch Tập Cận Bình khẳng định sẵn sàng hợp tác với Italy để đóng góp vào các nỗ lực hợp tác quốc tế nhằm kiểm soát đại dịch. Ông hy vọng sẽ thành lập một con đường tơ lụa y tế, là một phần của Sáng kiến Vành đai-Con đường. Nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng động viên Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez rằng “ánh mặt trời sẽ ló rạng sau cơn bão”, đồng thời cho biết thêm 2 nước nên tăng cường trao đổi và hợp tác sau khi dịch bệnh qua đi.
“Không có điều gì sai trái trong việc Trung Quốc giúp đỡ châu Âu và các nước khác, đặc biệt khi Bắc Kinh đã giành được kết quả ban đầu trong cuộc chiến chống Covid-19. Nhưng cũng có khả năng Trung Quốc đang biến sự giúp đỡ của nước này thành một công cụ tuyên truyền”, ông Noah Barkin, chuyên gia tại Quỹ Marshall của Đức nhận định.
Theo ông Bakin, bằng cách cung cấp sự hỗ trợ cho các quốc gia khác như Italy hay Tây Ban Nha, Bắc Kinh đang khoét sâu sự rạn nứt trong Liên minh châu Âu, cũng như tạo ra bức tranh tương phản với Mỹ. “Trong lúc Tổng thống Trump đang khiến châu Âu thất vọng vì lệnh cấm đi lại, Trung Quốc lại tỏ ra là một người bạn tốt và hào phóng”, chuyên gia Barkin nói.
Marcin Przychodniak, một nhà phân tích tại Viện các vấn đề quốc tế Ba Lan, cho biết các nước tiếp nhận nguồn cung, đặc biệt là ở Trung và Đông Âu, sẽ đánh giá cao sự hỗ trợ của Bắc Kinh, nhưng cũng không tránh khỏi những lo ngại về động cơ chính trị và kinh tế tiềm ẩn đằng sau đó.
“Để đảm bảo nhận được các nguồn hỗ trợ này, chính phủ các nước phải hợp tác trực tiếp với chính phủ Trung Quốc để có thể đặt mua hàng hóa y tế”, ông Przychodniak nói.
Nhà ngoại giao hàng đầu châu Âu Josep Borrell thì cảnh báo rằng Trung Quốc có thể đang tìm cách tận dụng chiến lược “chính trị hào phóng” để làm suy yếu tinh thần đoàn kết của châu Âu.
Khó xây dựng quyền lực mềm
Tờ Guardian cho biết, Trung Quốc đã tự đặt nước này ở vai trò lãnh đạo trong cuộc chiến chống Covid-19, trở thành một “nhà hảo tâm” về y tế cộng đồng. Mục đích là xây dựng loại sức mạnh mềm mà họ cần tại thời điểm sự cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng gia tăng, cũng như những hoài nghi về ảnh hưởng của Bắc Kinh trên toàn thế giới.
“Trung Quốc đang cố gắng biến cuộc khủng hoảng y tế thành một cơ hội địa chính trị. Nước này đang phát động một chiến dịch xây dựng quyền lực mềm nhằm mục đích lấp đẩy khoảng trống do Mỹ để lại”, Yu Jie – nhà nghiên cứu Trung Quốc tại Viện Chatham, Anh nhận xét.
Chiến dịch viện trợ nhân đạo của Trung Quốc, không chỉ nhằm mục đích trấn an người dân trong nước mà còn hướng đến cộng đồng quốc tế. “Nó gửi thông điệp đến người dân rằng Trung Quốc đã vượt qua cơn khủng hoảng và hiện tại có thể giúp đỡ những quốc gia khác. Điều này có thể sửa chữa hình ảnh từng bị ảnh hưởng nghiêm trọng do những thất bại ban đầu trong ứng phó dịch bệnh”, chuyên gia Barkin nhấn mạnh.
Tại phương Tây, nhiều ý kiến cho rằng Bắc Kinh đang tìm cách chuyển sự chú ý ra khỏi cáo buộc nước này đã thiếu minh bạch thông tin về dịch bệnh, gây ra sự trì hoãn trong phản ứng quốc tế và khiến dịch bệnh lan rộng một cách không kiểm soát.
Nhà phân tích Miwa Hirono đánh giá, đề nghị giúp đỡ của Trung Quốc có thể không giúp ích nhiều trong việc cải thiện hình ảnh của nước này ở bên ngoài: “Trong thời gian ngắn, những quốc gia nhận khẩu trang và thiết bị y tế sẽ cảm ơn sự hỗ trợ của Trung Quốc. Nhưng về lâu dài, thật khó tưởng tượng những nước, ban đầu vốn rất quan tâm đến cách hành xử quốc tế của Trung Quốc, sẽ nhanh chóng quên đi các vấn đề mà Trung Quốc đã gây ra để tin vào quyền lực mềm của Bắc Kinh”.
Bên cạnh đó, các nỗ lực của Trung Quốc có thể phản tác dụng, khi thời gian gần đây, quốc gia này liên tục vấp phải nhiều chỉ trích liên quan đến chất lượng hàng hóa viện trợ, hay cáo buộc chi tiền vận động để xây dựng hình ảnh chống dịch Covid-19.
Tây Ban Nha đã phải trả lại những bộ kit xét nghiệm không đạt chuẩn của Trung Quốc trị giá hàng chục triệu USD. Hà Lan, Canada từ chối sử dụng các khẩu trang y tế không đủ tiêu chuẩn của Trung Quốc. Philippines cũng phải bỏ các bộ kit xét nghiệm từ Trung Quốc do mức chính xác quá thấp, không đạt yêu cầu.
Tờ Die Welt của Đức ngày 12/4 trích dẫn một tài liệu mật của Bộ ngoại giao nước này cho biết, Trung Quốc đã vận động nhiều quan chức và nhân viên cấp cao trong chính phủ Đức để “ca ngợi cách thức ứng phó dịch bệnh của Bắc Kinh”. Bộ Ngoại giao Đức đã ra ra thông cáo yêu cầu tất cả các bộ ngành từ chối nỗ lực tiếp cận này. Tờ báo cũng dẫn một nguồn tin tình báo Đức cho biết: “Giới chức Trung Quốc đang theo đuổi chính sách tăng cường tuyên truyền thông tin liên quan đến cuộc chiến chống Covid-19 của nước này”.
Tuy nhiên khi được hỏi về báo cáo nói trên, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết trong một tuyên bố với AFP: "Mục tiêu của chúng tôi là bảo vệ tốt hơn tính mạng và sức khỏe của người dân trong nước, duy trì sức khỏe và sự an toàn của các cộng đồng trên thế giới thay vì muốn được sự đánh giá cao từ nước khác”./.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Cảnh sát cơ động hành quân bộ tới khắc phục hậu quả trận lũ ống Lào Cai
- ·Kết quả đấu giá biển số xe ô tô 4/1: Biển ngũ quý 8 của Quảng Ninh được chốt giá cao ngất ngưởng
- ·Vietnam Idol: Thí sinh quên lời, Mỹ Tâm bất ngờ yêu cầu ‘khỏi hát nữa’
- ·Ngày 6/12: Giá thép tăng trở lại trên sàn giao dịch sau hai phiên giảm liên tiếp
- ·Tập trung cải cách hành chính, chống gây phiền hà, sách nhiễu doanh nghiệp
- ·NSND Công Lý tham gia 'Gia đình mình vui bất thình lình'
- ·Xuất khẩu của Việt Nam sang Vương quốc Anh đạt “kỳ tích” nhờ đòn bẩy từ UKVFTA
- ·Kết quả đấu giá biển số xe ngày 23/11: Nhiều biển “vip” được đưa lên sàn
- ·Tổng Bí thư: Bình Dương phải chuẩn bị đầy đủ hành trang cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới
- ·Thúc đẩy hợp tác phát triển kinh tế Việt Nam
- ·Ông Tạ Đình Đề được bổ nhiệm làm Viện trưởng VKSND tỉnh Đắk Nông
- ·Ngày 8/1: Giá dầu, giá gas đều giảm nhẹ so với phiên cuối tuần
- ·Ngày 18/11: Giá lúa tiếp tục giữ mốc kỷ lục trong nhiều năm qua
- ·Ngày 25/12: Giá gas tăng gần 1%, dầu thô ổn định phiên đầu tuần
- ·Tập đoàn Sao Mai phải nộp hơn 2,5 tỷ đồng tiền thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước
- ·Xuất khẩu vào Anh: Cần sẵn sàng thay đổi, thích nghi để nắm bắt cơ hội
- ·Kết quả đấu giá biển số xe ô tô ngày 7/11: Nhiều biển đẹp được chốt giá sốc
- ·Phim 'Đêm tối rực rỡ' và Bi Rain nhận giải ở LHP quốc tế ASEAN
- ·Long An: Tập huấn nghiệp vụ về thông tin và truyền thông
- ·Ngày 8/11: Giá sắt thép xây dựng giảm thêm 27 Nhân dân tệ/tấn