【bảng xếp hạng giải italia】Chênh vênh con đường phục hồi của Nhật Bản
Sự phục hồi nhiều khó khăn của kinh tế Trung Quốc | |
Đông Nam Á - Đích ngắm của Nhật Bản trong mục tiêu phục hồi kinh tế | |
Thông qua “Kế hoạch hành động phục hồi kinh tế ASEAN - Nhật Bản” |
Triển vọng kinh tế Nhật Bản vẫn khá u ám |
Các nhà phân tích nhận định phục hồi kinh tế Nhật Bản có thể chậm lại trong giai đoạn tháng 7-9/2021 do dịch Covid-19 tái bùng phát, khiến nhiều khu vực ở nước này tiếp tục bị đặt trong tình trạng khẩn cấp trong một vài tháng tới. Thậm chí, một số nhà phân tích cho rằng quy mô của nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới khó có thể tăng trở lại bằng mức trước đại dịch vào cuối năm 2021 như dự báo của Chính phủ, sau khi các số liệu do Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố hôm 16/8 cho thấy trong quý 2/2021, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực tế của nước này tăng 1,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Kết quả khảo sát do Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Nhật Bản (JCER) thực hiện cho thấy GDP thực tế của Nhật Bản trong quý 3/2021 có thể tăng 2,55% so với cùng kỳ năm ngoái, giảm mạnh so với con số dự báo 4,9% được đưa ra một tháng trước đó. Việc các tổ chức tư vấn hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản xuất phát từ lo ngại về tác động của việc Tokyo ban bố tình trạng khẩn cấp lần thứ tư ở Thủ đô Tokyo vào giữa tháng 7 và sau đó mở rộng phạm vi áp dụng tình trạng khẩn cấp ra 4 tỉnh khác vào đầu tháng này.
Trên thực tế, Nhật Bản đã quyết định gia hạn tình trạng khẩn cấp ở Thủ đô Tokyo và 5 tỉnh khác tới ngày 12/9, đồng thời đưa thêm 10 tỉnh vào danh sách áp dụng các biện pháp phòng dịch trọng điểm. Như vậy, tình trạng khẩn cấp lần thứ 4 sẽ bao phủ 13 tỉnh, thành, trong khi khu vực phòng dịch trọng điểm sẽ mở rộng ra 16 tỉnh. Kể từ giữa tháng 7 đến nay, dịch Covid-19 đã bùng phát dữ dội ở Nhật Bản. Ở các khu vực áp dụng tình trạng khẩn cấp, các nhà hàng và quán bar được yêu cầu ngừng phục vụ đồ uống có cồn và đóng cửa sớm, trong khi người dân được yêu cầu hạn chế đi ra ngoài nếu không có việc cần thiết.
Nhiều chuyên gia cho rằng tình trạng khẩn cấp có thể kéo dài đến khoảng tháng 10. Điều này đồng nghĩa hầu hết thời gian của quý 3/2021 được đặt trong tình trạng khẩn cấp, do vậy, tăng trưởng kinh tế trong quý này sẽ rất thấp. Thậm chí, ông Taro Saito, chuyên gia tại Viện Nghiên cứu NLI, cho rằng đà phục hồi của nền kinh tế rất có thể sẽ bị trì hoãn cho đến năm sau bởi trong quý 3/2021, GDP của Nhật Bản có thể chỉ tăng khoảng 1% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn so với con số dự báo 5% mà chuyên gia này đã đưa ra trước đó.
Tuy nhiên, vẫn có một tín hiệu tích cực đối với Nhật Bản đó là giới chuyên gia dự báo tác động bất lợi về kinh tế dự kiến sẽ nhỏ hơn do ảnh hưởng của việc ban bố tình trạng khẩn cấp ngày càng giảm.
(责任编辑:La liga)
- ·Thời tiết hôm nay 29/12: Miền Trung mưa to, Nam Bộ mưa rào
- ·Cùng thắp lên niềm đam mê
- ·Mùa phim cuối năm đầy hứa hẹn
- ·Ra mắt mô hình “Tuổi trẻ với âm nhạc dân tộc”
- ·Máy bay không người lái nào nhanh nhất thế giới?
- ·Tín hiệu vui cho phim cổ tích Việt Nam
- ·Chín suy nghĩ sai lầm về công việc
- ·Sẽ tổ chức hội thi văn nghệ quần chúng và trích đoạn cải lương
- ·VNeID sẽ phục vụ tốt hơn khi sửa đổi luật và hoàn thiện thêm tính năng
- ·Nhiều hoạt động thu hút hàng chục ngàn lượt người xem
- ·Cần hiểu đúng, phản ánh đúng và công bằng về nhiệt điện than
- ·Nâng chất danh hiệu đồng bộ ở thành phố trung tâm
- ·Phát huy thế mạnh đờn ca tài tử
- ·Giữ hồn nhạc cụ dân tộc Khmer
- ·Chuyến xe 52 chỗ phủ kín rèm, hàng chục người bị lừa 'vào tròng' đi xem đất
- ·Cả nước có thêm tám di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
- ·Chương trình nghệ thuật chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh thành công
- ·Vị Thủy đoạt giải nhất toàn đoàn Hội thi nghệ thuật quần chúng tỉnh Hậu Giang
- ·Singapore dùng robot bay giao hàng
- ·Trọn việc nước, vẹn việc nhà, thỏa đam mê