【kèo man city liverpool】Giá trị các giao dịch tập trung kinh tế của Việt Nam có thể đạt mốc 7 tỷ USD
Kinh tế số - tương lai của tăng trưởng kinh tế Việt Nam | |
Bất động sản công nghiệp hưởng lợi từ M&A và nguồn cung mới | |
Hoạt động M&A tại Việt Nam đang có vị thế tốt để phục hồi | |
Kinh tế Việt Nam trung hạn 2021-2025: Phục hồi và tăng tốc |
Giai đoạn 2019-2020, giá trị các thương vụ TTKT do doanh nghiệp Việt Nam đóng vai trò bên mua đã tăng lên, chiếm trên 30% tổng giá trị giao dịch TTKT được thực hiện tại Việt Nam. Nguồn: Internet |
Bộ Công Thương vừa công bố một số thông tin nổi bật về các thương vụ TTKT tại thị trường Việt Nam giai đoạn 2019-2020.
Theo đó, trong giai đoạn 2019-2020, có một số thương vụ TTKT nổi bật, có giá trị giao dịch lớn như thương vụ KEB Hana Bank mua lại một phần vốn điều lệ của BIDV với giá trị 878 triệu USD; KKR&Temasek mua lại cổ phần của Vinhomes với giá trị 652 triệu USD...; hoặc có liên quan đến các tập đoàn lớn của Việt Nam, điển hình như Masan, Thaco, Gelex, Vinamilk...
Các ngành, lĩnh vực chủ yếu thu hút lượng lớn vốn đầu tư thông qua TTKT tại Việt Nam thời gian qua bao gồm: bất động sản, tài chính- ngân hàng, công nghiệp và bán lẻ.
Bên cạnh đó, một số thương vụ TTKT đáng chú ý cũng được thực hiện trong lĩnh vực logistics, nông nghiệp, dược phẩm - y tế và xây dựng.
Đại diện Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) cho biết, tỷ trọng trong tổng giá trị TTKT tại Việt Nam của các doanh nghiệp trong nước có xu hướng tăng nhanh chóng với sự chủ động ngày càng cao của các doanh nghiệp, tập đoàn lớn.
Cụ thể, năm 2018, giá trị giao dịch của các thương vụ TTKT do doanh nghiệp Việt Nam là bên mua chỉ chiếm tỷ trọng 11,8% trong khi các nhà đầu tư nước ngoài chiếm tới 88,2% trong tổng giá trị giao dịch TTKT tại Việt Nam.
Tuy nhiên, giai đoạn 2019-2020, giá trị các thương vụ TTKT do doanh nghiệp Việt Nam đóng vai trò bên mua đã tăng lên, chiếm trên 30% tổng giá trị giao dịch TTKT được thực hiện tại Việt Nam.
Một số thương vụ TTKT điển hình do doanh nghiệp Việt Nam thực hiện trong giai đoạn 2019 - 2020 có liên quan đến các tập đoàn lớn như Masan, Vingroup, Vinamilk, Gelex, REE, Thaco, PAN Group...
Một số chuyên gia đánh giá, giá trị các giao dịch TTKT của Việt Nam năm 2021 sẽ ở quy mô 4,5 - 5 tỷ USD và năm 2022 có thể đạt được mốc 7 tỷ USD.
Các lĩnh vực hàng tiêu dùng, bán lẻ, bất động sản, công nghiệp và nông nghiệp có thể vẫn là tâm điểm thu hút TTKT trong năm 2021 và 2022. Ngoài ra, các lĩnh vực viễn thông, năng lượng, hạ tầng, dược phẩm và giáo dục được kỳ vọng sẽ đóng góp giá trị đáng kể cho hoạt động TTKT tại Việt Nam trong giai đoạn nửa cuối năm 2021 và trong một số năm tới.
Về chủ thể, theo Bộ Công Thương, các nhà đầu tư từ châu Á, gồm Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan và Singapore sẽ tiếp tục chiếm ưu thế. Các tập đoàn lớn trong nước tiếp tục là động lực đóng góp vào sự hồi phục của hoạt động TTKT tại Việt Nam trong năm 2021 và những năm tiếp theo.
Với xu hướng hoạt động TTKT trên thị trường giai đoạn 2 năm tiếp theo, dự báo số hồ sơ thông báo gửi đến Bộ Công Thương trong thời gian tới sẽ tăng mạnh. Trong đó, khoảng 30%-40% số hồ sơ sẽ liên quan đến các giao dịch được thực hiện ngoài lãnh thổ Việt Nam.
Lý do là bởi xu hướng hồi phục và tăng tốc của hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) trên thế giới sẽ lan tỏa đến thị trường trong nước và các hoạt động kinh doanh theo chuỗi giá trị toàn cầu ngày càng gia tăng, trong đó Việt Nam là một “mắt xích” không thể thiếu trong chuỗi giá trị này.
“Các giao dịch TTKT dưới hình thức mua lại giữa các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài và doanh nghiệp trong nước cũng sẽ gia tăng, được dự báo sẽ tiếp tục chiếm tỷ lệ lớn trong số hồ sơ thông báo TTKT trong nửa cuối năm 2021 và cả năm 2022”, đại diện Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng nhấn mạnh.
Năm 2019, tổng giá trị các thương TTKT tại Việt Nam đạt 7,2 tỷ USD, bằng 94,7% so với năm 2018. Đầu năm 2020, đại dịch Covid-19 bất ngờ lan rộng trên toàn cầu đã và đang tác động rất lớn đến kinh tế thế giới nói chung, cũng như hoạt động TTKT nói riêng. Giá trị TTKT tại Việt Nam năm 2020 tiếp tục suy giảm, đạt 3,5 tỷ USD (bằng 48,6% so với năm 2019). |
(责任编辑:Cúp C1)
- ·UEA thu giữ hơn 300 kg ngà voi trên đường về Việt Nam
- ·Nghị lực của cậu học trò Nguyễn Lâm Thái
- ·391 phần quà tặng người mù, nạn nhân chất độc da cam/dioxin
- ·Nhân lên lòng nhân ái
- ·Panama đáp trả việc đưa nước này vào "thiên đường trốn thuế"
- ·Tăng cường giám sát phát hiện sớm ca bệnh cúm gia cầm trên người
- ·Tuyên truyền về an toàn giao thông cho đồng bào S’tiêng
- ·Hậu quả của mất cân bằng giới tính
- ·Trung Quốc muốn giảm bớt phụ thuộc vào đồng USD
- ·Lộc Ninh có 195 ca sốt xuất huyết
- ·Du khách liều mình ghi lại cảnh lở tuyết ở vùng núi Tian Shan suýt mất mạng
- ·Khó khăn nguồn kinh phí nâng cấp trường đạt chuẩn quốc gia
- ·Thành lập Đội cơ động liên ngành bảo vệ rừng
- ·Sai phạm ở ngành giáo dục huyện Thới Bình
- ·Nữ hành khách bị bò cạp cắn trên máy bay phải nhập viện điều trị
- ·Tập huấn sử dụng kê khai BHXH điện tử
- ·Tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em
- ·Công an Hớn Quản lắng nghe ý kiến nhân dân
- ·Dư luận hoài nghi về khả năng Triều Tiên có bom nhiệt hạch
- ·Gọi điện thoại bạn gái không được, một thanh niên treo cổ tự vẫn?