Có thể kể đến việc đưa vào hoạt động tuyến Metro số 1; khép kín đường Vành đai 2; hoàn thành Vành đai 3; đưa vào khai thác Nhà ga T3,ữngdựánhạtầngtrọngđiểmtạođộnglựcmớisứcbậtmớket quả bóng đá hôm qua Sân bay Tân Sơn Nhất; khánh thành nút giao An Phú; mở rộng Quốc lộ 50 kết nối với tỉnh Long An; khánh thành nút giao Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ; khởi công xây dựng cầu Thủ Thiêm 4 và Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ… Các dự ántrọng điểm này sẽ tạo động lực, sức lan tỏa để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Nam bộ nói riêng và cả nước nói chung.
Những cây cầu hiện đại, các tuyến đường sắt tốc độ cao và những tuyến đường vành đai văn minh... như những dải sáng chói lọi qua màn đêm, tô điểm thêm vẻ đẹp không gian đô thị. Cả Thành phố dường như hòa mình vào bản hòa nhạc mới, với những nốt nhạc đầy tinh tế của “Động lực mới, sức bật mới”. Chắc chắn rằng, TP.HCM sẽ cất cánh nhanh chóng, vững bước trở thành đầu tàu kinh tế của cả nước.
|
Bản đồ hệ thống vành đai, cao tốc, quốc lộ và nút giao thông trọng điểm vùng TP.HCM |
|
Dự án khép kín Vành đai 2 TP.HCM là công trình số 1 được Sở Giao thông - Vận tải đưa vào danh sách các công trình trọng điểm thi đua chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Thời gian thực hiện Dự án trong giai đoạn 2023-2027, nếu hoàn thành đúng tiến độ, sẽ nối liền một dải hơn 60 km Vành đai 2 TP.HCM được quy hoạch từ cách đây 16 năm. Tuyến đường khi hoàn thành sẽ tạo sự đồng bộ, tăng cường kết nối, rút ngắn quãng đường vận chuyển hàng hóa ra vào các cảng khu vực phía Đông, Đông Bắc và phía Nam Thành phố (cảng Cát Lái, cảng Phú Hữu…). |
|
Các nhà thầuđang gấp rút triển khai thi công công trình Vành đai 3 đoạn qua TP.HCM. Toàn tuyến đường Vành đai 3 đi qua TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, đã được khởi công xây dựng vào tháng 6/2023, với tổng vốn hơn 75.300 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành năm 2025 và đưa vào khai thác từ năm 2026. |
|
Dự án cầu Thủ Thiêm 4 bắc qua sông Sài Gòn dài 2,1 km, sẽ được TP.HCM khởi công trong năm 2025, nhằm kết nối Khu đô thị mới Thủ Thiêm với Khu đô thị mới Nam Thành phố. Công trình sẽ giúp giảm áp lực giao thông cho các trục đường Tôn Đức Thắng, Nguyễn Tất Thành, cầu Khánh Hội, nút giao thông Huỳnh Tấn Phát - đường Lưu Trọng Lư - đường Bến Nghé, nút giao thông Huỳnh Tấn Phát - Nguyễn Văn Linh... |
|
Là dự án đường sắt đô thị đầu tiên ở TP.HCM, tuyến Metro số 1 (đoạn Bến Thành - Suối Tiên) sẽ được đưa vào hoạt động trong năm 2024. Dự án có tổng mức đầu tưhơn 43.700 tỷ đồng, dài gần 20 km. Sau tuyến này, tuyến Metro số 2 (đoạn Bến Thành - Tham Lương) đang được TP.HCM giải phóng mặt bằng, di dời hạ tầng kỹ thuật để khởi công các gói thầu chính vào năm 2025. |
|
Dự án Nhà ga T3, Sân bay Tân Sơn Nhất có vốn đầu tư 11.000 tỷ đồng, dự kiến tháng 6/2025 sẽ được đưa vào khai thác. Nhà ga này tích hợp đa dạng các công nghệ, tiện ích, giúp nâng tầm trải nghiệm của hành khách và hướng tới trở thành “thành phố hàng không”. |
|
TP.HCM vừa thông báo đóng nút giao Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ trong 240 ngày để phục vụ thi công hầm chui HC1 và đốt hầm kín K1T÷K3T hầm chui HC2. Công trình thuộc Dự án hầm chui nút giao Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ có tổng vốn đầu tư giai đoạn I là 830 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành trong năm 2024. |
|
Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đang dồn toàn bộ nguồn lực, thi công 3 ca 4 kíp nhằm hoàn thành kịp tiến độ Dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành đoạn qua TP.HCM. |
|
Dự án Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ sẽ được khởi công năm 2025, dự kiến khai thác từ năm 2027, đóng góp cho ngân sách hàng chục ngàn tỷ đồng… |
|
Ông Lương Minh Phúc, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM (bên phải) giới thiệu các công trình trọng điểm trên địa bàn Thành phố với ông Bùi Xuân Cường, Phó chủ tịch UBND TP.HCM trong đợt phát động thi đua hoàn thành các dự án giao thông trọng điểm. |
(责任编辑:World Cup)