【kết quả nurnberg】Lời khai của bà Trương Mỹ Lan về việc chuyển 4,5 tỷ USD qua biên giới
VKSND Tối cao vừa ban hành cáo trạng truy tố bà Trương Mỹ Lan,ờikhaicủabàTrươngMỹLanvềviệcchuyểntỷUSDquabiêngiớkết quả nurnberg Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, và 33 bị can trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) giai đoạn hai.
Theo cáo trạng, trong 10 năm từ 2012 đến 2022, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã sử dụng 23 công ty (12 công ty tại Việt Nam và 11 công ty, tổ chức nước ngoài) để chuyển tiền ra nước ngoài và nhận tiền từ nước ngoài về Việt Nam. Trong đó, 21 công ty đã thực hiện 78 giao dịch chuyển tiền ra nước ngoài trái quy định (tổng cộng 1,5 tỷ USD - khoảng 35.360 tỷ đồng) và thực hiện 152 giao dịch nhận tiền từ nước ngoài về (tổng 3 tỷ USD, tương đương 71.360 tỷ đồng). Tổng số tiền bà Lan bị cáo buộc vận chuyển trái phép qua biên giới là 4,5 tỷ USD (106.730 tỷ đồng).
Quá trình điều tra bà Lan khai, khi cần chuyển tiền ra nước ngoài để trả nợ hoặc nhận vay tiền từ nước ngoài về Việt Nam sẽ giao Trịnh Quang Công (Tổng giám đốc Công ty cổ phần tập đoàn quản lý Acumen) phối hợp Nguyễn Phương Anh (cựu phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Sài Gòn Peninsula), Chiu Bing Keung Kenneth (quốc tịch Vương Quốc Anh và Bắc Ireland, được bà Lan giao quản lý các công ty ở nước ngoài, đồng thời là người đại diện pháp luật của Công ty Vinaland Việt Nam). Họ sẽ lập các hợp đồng khống mua bán cổ phần, vốn góp, tư vấn, vay nợ giữa các công ty tại Việt Nam và công ty, tổ chức nước ngoài. Đây đều là các công ty "ma" thuộc sự quản lý, điều hành của các cá nhân ở Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Thông qua các hợp đồng khống này, tiền "đi và về" đều qua hệ thống ngân hàng SCB. Bà Lan tiếp tục chỉ đạo các cá nhân thuộc Vạn Thịnh Phát phối hợp SCB thực hiện chuyển và nhận tiền quốc tế.
Cơ quan điều tra cáo buộc đa số hồ sơ, giấy tờ, thủ tục chuyển tiền ra nước ngoài đều không đủ điều kiện. Các giao dịch nhận tiền từ nước ngoài về Việt Nam thiếu trường thông tin về chuyển tiền, bị hệ thống tự động khóa nhưng các cá nhân có thẩm quyền tại SCB như Võ Tấn Hoàng Văn (cựu Tổng giám đốc ngân hàng SCB), Chen Yi Chung (cựu quyền tổng giám đốc SCB), Trương Khánh Hoàng (cựu quyền Tổng giám đốc SCB), Bùi Anh Dũng (cựu chủ tịch HĐQT SCB) vẫn duyệt cho chuyển tiền trên hệ thống để hoàn tất việc chuyển tiền quốc tế.
Những cánh tay đắc lực của 'Madam'
Để vận chuyển 4,5 tỷ USD trái phép qua biên giới, bà Lan được hàng loạt người giúp sức. Trong đó, Trương Khánh Hoàng bị cáo buộc từ tháng 5/2021 đến tháng 8/2022 đã ký duyệt 38 lệnh chuyển tiền ra nước ngoài tổng 929 triệu USD (21.810 tỷ đồng) và 106 giao dịch nhận tiền từ nước ngoài về, tổng 1,9 tỷ USD (47.392 tỷ đồng). Các giao dịch này đều thông qua hợp đồng khống.
Các lệnh chuyển tiền ra nước ngoài do Hoàng ký đều không đủ điều kiện chuyển tiền như thiếu văn bản xác nhận của công ty tại Việt Nam về việc công ty nước ngoài sở hữu cổ phần theo hợp đồng chuyển nhượng; chứng nhận hợp pháp hóa lãnh sự của người đại diện công ty nước ngoài đứng ra ký hợp đồng chuyển nhượng; giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh chứng nhận hoàn tất việc chuyển nhượng cổ phần giữa công ty tại Việt Nam và công ty nước ngoài; chứng từ thể hiện công ty ở nước ngoài đã hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ thuế với Nhà nước Việt Nam...
Các giao dịch chuyển tiền từ nước ngoài về, dù thiếu trường thông tin về mục đích chuyển tiền, bị hệ thống tự động khóa nhưng Hoàng vẫn duyệt mở khóa trên hệ thống để hạch toán vào tài khoản của khách hàng nhận tiền.
Ông Võ Tấn Hoàng Văn bị cáo buộc từ tháng 12/2013 đến tháng 7/2020, đã ký duyệt 20 giao dịch chuyển tiền ra nước ngoài tổng 516 triệu USD (11.998 tỷ đồng), để thanh toán hợp đồng khống.
Ông Bùi Anh Dũng bị cáo buộc trong 10 tháng từ tháng 1 đến tháng 10/2020 đã ký duyệt 6 lệnh chuyển tiền ra nước ngoài 30 triệu USD (712.000 tỷ đồng) thông qua hợp đồng khống.
Nguyễn Phương Anh được giao trực tiếp quản lý 3 công ty chuyển tiền ra nước ngoài gồm Blue Pearl, Sài Gòn Penninsula và Easter View. Thực hiện chỉ đạo của bà Lan, từ tháng 3/2018 đến tháng 8/2022, Phương Anh đã phối hợp với Nguyễn Phương Hồng (Phó tổng giám đốc SCB, đã chết), Trương Khánh Hoàng, Trần Thị Mỹ Dung (cựu phó tổng giám đốc SCB) lập các hợp đồng khống cho ba công ty nêu trên, nhận về Việt Nam 35 triệu USD (802 tỷ đồng) và chuyển ra nước ngoài 56 triệu USD (1.335 tỷ đồng). Trong đó, riêng Phương Anh bị cáo buộc vận chuyển trái phép qua biên giới tổng 91 triệu USD (2.138 tỷ đồng).
Trịnh Quang Công được Trương Khánh Hoàng giao theo dõi, quản lý việc chuyển tiền, nhận tiền từ nước ngoài chuyển về của 7 công ty gồm Golden Hill, VinaLand, Capitaland Tower, Trade Wind, Eland, Đông Sài Gòn, Thành Hiểu. Từ tháng 7/2020 đến tháng 10/2022, Công bị cáo buộc cùng đồng phạm chuyển ra nước ngoài 1.444 tỷ USD (33.547 tỷ đồng) và nhận từ nước ngoài về 1,449 tỷ USD (34.629 tỷ đồng) theo các hợp đồng khống. Tổng số tiền Công bị cáo buộc vận chuyển trái phép qua biên giới là 2,89 tỷ USD (68.177 tỷ đồng).
Giúp sức bà Lan vận chuyển trái phép tiền qua biên giới còn có Tô Thị Anh Đào, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát; Nguyễn Vũ Anh Thi, Tổng giám đốc VIPD và Nguyễn Hữu Hiệu, Phó tổng giám đốc Công ty An Đông; Nguyễn Hữu Hiệu...
Đặc biệt, hai người nước ngoài là Chen Yi Chung, cựu quyền tổng giám đốc SCB (quốc tịch Hong Kong - Trung Quốc) và Chiu Bing Keung Kenneth (quốc tịch Anh và Bắc Ireland, quản lý 11 công ty thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) đã xuất cảnh trước khi bị phát hiện giúp bà Trương Mỹ Lan vận chuyển trái phép hơn 50.000 tỷ đồng qua biên giới. Hai bị can này đang bị Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03, Bộ Công an) truy nã.
Ngoài hành vi vận chuyển trái phép hơn 4,5 tỷ USD qua biên giới, bà Trương Mỹ Lan và 3 đồng phạm Nguyễn Phương Anh; Trịnh Quang Công, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn quản lý Acumen; Trương Khánh Hoàng, nguyên quyền Tổng giám đốc Ngân hàng SCB còn bị đề nghị truy tố thêm tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Rửa tiền.
Gần 30 bị can khác trong đó có Chu Lập Cơ (chồng bà Lan), Trương Huệ Vân (cháu bà Lan) bị cáo buộc với vai trò đồng phạm về một trong các tội trên.
Ở giai đoạn một của vụ án, hồi tháng 4, bà Lan bị TAND TP HCM xử sơ thẩm, tuyên phạt mức án tử hình về các tội Đưa hối lộ, Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng và Tham ô tài sản.
>> Danh sách 34 bị can
Theo VnExpress
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Giá xăng dầu hôm nay 6/8/2023: Trong nước đứt đà tăng?
- ·Italy đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam trong EU
- ·Chuyện tình như phim giữa nàng mê lặn biển và anh chàng 'măng tây'
- ·Trung Quốc sẽ cắt giảm 1/3 số giấy tờ cần thiết cho xuất nhập khẩu
- ·Giá xăng dầu hôm nay 17/3/2023: Lấy lại đà tăng
- ·Châu Âu triệt phá đường dây gian lận thuế VAT xuyên quốc gia
- ·Cô gái bỏ nhà đến sống ở nghĩa trang suốt 4 năm để trốn tránh hôn nhân sắp đặt
- ·Galaxy Note 9 chính thức lên kệ ở thị trường Ấn Độ
- ·Chính phủ lập Bộ Chỉ huy tiền phương tại Hải Phòng để ứng phó bão số 3
- ·Bị bắt ngoại tình, người chồng khiếp đảm vì hành động của vợ ngay giữa phố
- ·Tổ hợp Hóa dầu Long Sơn sẵn sàng phục vụ thị trường vào cuối năm 2023
- ·EC khởi xướng điều tra chống lẩn tránh thuế đối với thép không gỉ cán nguội
- ·Căng thẳng thương mại Mỹ
- ·Philippines lên kế hoạch đóng cửa đảo du lịch tỷ đô để cải tạo môi trường
- ·Tiếp sức cho công nhân sáng tạo
- ·Phụ nữ độc thân Trung Quốc thoát khỏi kỳ thị bằng cách khoe sự giàu có
- ·CEO Total: Giá dầu thế giới có thể chạm tới mốc 100 USD/thùng
- ·Mỹ sắp công bố sáng kiến kinh tế Ấn Độ Dương
- ·Thị trường Carbon: Khi cơ hội đến từ nông nghiệp chuyển dịch xanh
- ·Rào cản khiến dược liệu khó “cất cánh”