【bảng xếp hạng câu lạc bộ brazil】Lơ là quản lý, giá điện thuê trọ cao chót vót
Đủ cách “móc túi”
Gắn bó với Thủ đô tròn 8 năm kể từ khi còn là sinh viên, đến nay khi đã có gia đình và một con nhỏ, chị Trần Thị Ngọc Hương (hiện đang tạm trú tại phường Dịch Vọng-Cầu Giấy, Hà Nội) vẫn đang phải thuê trọ. Chị Hương cho hay, từ trước tới nay dù đã chuyển qua rất nhiều khu nhà trọ, từ nhà trọ cấp 4 đơn giản đến hình thức nhà trọ mini cao tầng, thậm chí có cả thang máy, chưa bao giờ chị được hưởng mức giá điện đúng như quy định của nhà nước. Giá điện vài năm trước thường ở mức 2.500-3.500 đồng/kWh, nhưng khoảng 2 năm trở lại đây, giá điện gia đình chị phải chi đã ở mức 4.500 đồng/kWh.
“Mùa đông việc sử dụng điện có phần hạn chế. Tuy nhiên, vào mùa hè do có con nhỏ, gia đình thường xuyên sử dụng cả bình nóng lạnh, điều hòa… nên số tiền điện hàng tháng khá cao. Nắng nóng cao điểm, gia đình tôi phải chi tới 1.500.000-1.800.000/tháng chỉ riêng cho tiền điện. Đây là khoản tiền không nhỏ với đồng lương công chức của cả hai vợ chồng”, chị Hương nói.
Vẫn còn độc thân, cùng bạn thuê chung một căn phòng nhỏ tại khu vực Cầu Diễn, Từ Liêm, Hà Nội, chị Nguyễn Kiều Anh cũng thường xuyên bức xúc vì tiền điện giá cao. Theo chị Kiều Anh, phòng chỉ có hai người với các thiết bị cơ bản như điều hòa, tủ lạnh, nồi cơm điện, ấm điện, bình nóng lạnh… Cả ngày, cả hai người đều đi làm vắng, thường chỉ về nhà sinh hoạt vào buổi tối. Tuy nhiên, với mức giá điện 4.000 đồng/kWh, tháng nắng nóng, tiền điện cũng lên tới cả triệu đồng. Mỗi khi điện tăng giá, người thuê trọ lại nhấp nhổm lo lắng bởi chủ nhà trọ có thể sẽ ngay lập tức điều chỉnh giá điện. Ngoài ra, theo chị Kiều Anh, chỗ chị thuê nhà chưa có nước máy, chủ nhà sử dụng máy bơm để bơm nước cho toàn bộ khu thuê trọ. Vì vậy, mỗi khi điện tăng giá, ngay cả tiền nước cũng có thể bị điều chỉnh theo, làm gia tăng chi phí cho người thuê nhà.
Trên thực tế, khảo sát tại nhiều khu vực khác trên địa bàn TP. Hà Nội, điểm chung dễ nhận thấy là hầu hết các chủ nhà trọ đều áp dụng mức tiền điện cao hơn hẳn so với quy định, trung bình khoảng 4.000-5.000 đồng/kWh.
Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, một chủ nhà trọ sở hữu cả khu nhà trọ mini 6 tầng trên diện tích 500 m2 tại khu vực Cầu giấy, Hà Nội đưa ra lý lẽ: Vận hành cả khu nhà mất khá nhiều điện mỗi tháng. Chủ nhà trọ luôn phải chi trả giá điện theo bậc cao nhất trong bảng giá điện. Bởi vậy, chủ nhà trọ đương nhiên phải thu mức giá cao của người thuê trọ. Ngoài ra, mức thu khoảng 4.500-5.000 đồng/kWh còn là để hỗ trợ một phần vào việc tu sửa, bảo dưỡng những thiết bị điện hỏng hóc qua thời gian sử dụng như công tơ điện, bóng đèn chiếu sáng hành lang…
Quản chưa đến nơi đến chốn?
Trên thực tế, pháp luật đã có những quy định rõ ràng về mức giá cũng như hình thức xử lý nếu chủ nhà trọ thu giá điện của người thuê trọ cao hơn quy định.
Cụ thể, tại Điều 16, khoản 2, điểm b của Thông tư số 16/2014/TT-BCT ngày 29/5/2014 quy định về thực hiện giá bán điện, Sở Công Thương có trách nhiệm: “Kiểm tra và giám sát việc thực hiện tính định mức số hộ sử dụng và giá bản lẻ điện tại các địa điểm cho thuê nhà để nhằm đảm bảo cho người thuê nhà được áp dụng đúng các quy định về giá bán lẻ điện sinh hoạt quy định tại Thông tư này.” Điều 12 khoản 6 của Nghị định số 134/2013/NĐ-CP ngày 17/10/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cũng nêu rõ: Phạt tiền từ 7.000.000-10.000.000 đồng đối với người cho thuê nhà thu tiền điện của người thuê nhà cao hơn giá quy định trong trường hợp mua điện theo giá bán lẻ điện để phục vụ mục đích sinh hoạt.
Xung quanh vấn đề lạm thu tiền điện tại các khu nhà trọ, gây bất công cho người lao động thuê trọ, ngay ngày 20/5 vừa qua, tại buổi gặp gỡ công nhân các khu công nghiệp vùng Đồng bằng sông Hồng năm 2018 do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp với các Liên đoàn Lao động các địa phương khu vực Đồng bằng Sông Hồng tổ chức tại Hà Nam, sau khi lắng nghe ý kiến của công nhân lao động tại các khu công nghiệp, khu nhà trọ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu lãnh đạo tỉnh Hà Nam, Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cũng như các địa phương khác, phối hợp tiến hành kiểm tra, chấn chỉnh.
Liên quan tới câu chuyện này, ông Dương Quang Thành-Chủ tịch HĐTV EVN cho biết: Việc cung ứng điện cho các khu nhà trọ đã được quy định tại Thông tư số 16/2014/TT-BCT. Việc công nhân lao động phải đóng mức tiền cao hơn quy định của Nhà nước là trái quy định pháp luật. EVN sẽ phối hợp với địa phương kiểm tra để có biện pháp xử lý kịp thời.
Ngày 22/5 vừa qua, EVN cũng chính thức phát đi thông tin, căn cứ chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại buổi gặp gỡ công nhân các khu công nghiệp vùng Đồng bằng sông Hồng vào ngày 20/5 tại Hà Nam, EVN đã chỉ đạo các Công ty Điện lực phối hợp chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền và hướng dẫn việc thực hiện giá bán điện của các chủ nhà trọ; thực hiện niêm yết công khai biểu giá bán điện tại các khu nhà cho thuê, tại các điểm tập trung dân cư, nơi tiếp dân của UBND quận, huyện, phường, xã, thị trấn và các Ban Điều hành khu phố, Tổ dân phố, các Khu chế xuất và Khu công nghiệp. Bên cạnh đó, các Công ty Điện lực thường xuyên phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước, Sở Công Thương giám sát việc đảm bảo cho người thuê nhà được hưởng giá bán lẻ điện sinh hoạt đúng quy định; lập kế hoạch, thực hiện kiểm tra và xử lý các trường hợp vi phạm quy định về giá bán điện đối với công nhân, sinh viên và người lao động thuê nhà để ở trên địa bàn quản lý để hạn chế trường hợp chủ nhà trọ lợi dụng chính sách giá để thu lợi; chủ động phối hợp với địa phương nhằm quản lý rà soát, thống nhất số liệu về số lượng nhà trọ, số lượng phòng, số lượng người thuê để kịp thời báo cáo cho Tổng Công ty và UBND tỉnh, thành phố.
Thực tế, câu chuyện người thuê trọ è cổ chịu giá điện cao đã tiếp diễn suốt nhiều năm, không có gì mới mẻ, và trong đó có trách nhiệm của Sở Công Thương. Rõ ràng trong câu chuyện mọi quy định đủ đầy, song dường như quy định ban hành chưa thực sự đi vào đời sống hay việc kiểm tra, giám sát bán điện chưa thực hiện sát sao, đủ đầy có trách nhiệm không nhỏ của các Sở Công Thương địa phương chứ không chỉ là chuyện của DN bán điện như EVN. Để luật pháp, quy định không mãi lửng lơ trên giấy, tạo ra sự đổi thay, đã đến lúc, toàn ngành điện cũng như các bộ, ngành liên quan phải thực sự “bắt tay” triển khai rốt ráo hơn, quản giá bán điện cho đến nơi đến chốn. Nếu quản không tốt thì chính đơn vị quản lý cũng phải chịu mức xử lý phù hợp.
Ngày 23/5, Bộ Công Thương đã có văn bản gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương yêu cầu Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các Công ty Điện lực và các cơ quan có liên quan tăng cường công tác kiểm tra và xử lý theo thẩm quyền những vi phạm trong việc thực hiện giá bán lẻ điện tại các địa điểm cho thuê nhà để ở. Mục đích nhằm bảo đảm cho người thuê nhà được áp dụng đúng các quy định về giá bán lẻ điện sinh hoạt quy định tại Thông tư số 16/2014/TT-BCT ngày 29/5/2014 quy định về thực hiện giá bán lẻ điện của Bộ Công Thương. Văn bản của Bộ Công Thương nêu rõ: Thời gian qua, nhằm khắc phục tình trạng sinh viên, người lao động thuê nhà để ở phải chịu tiền điện giá cao, Bộ Công Thương đã ban hành các Thông tư hướng dẫn việc thực hiện giá bán điện, trong đó có quy định các Tổng công ty Điện lực và các đơn vị bán lẻ điện tại nông thôn, khu tập thể, cụm dân cư có trách nhiệm thông báo công khai và cấp định mức cho chủ nhà cho thuê căn cứ vào sổ tạm trú hoặc chứng từ xác nhận tạm trú của cơ quan Công an quản lý địa bàn. Theo đó, cứ 4 người được tính là một hộ sử dụng điện để tính số định mức áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt (1 người được tính là 1/4 định mức, 2 người được tính là 1/2 định mức, 3 người được tính là 3/4 định mức, 4 người được tính là 1 định mức). Chủ nhà trọ có trách nhiệm thu tiền điện của người thuê nhà theo đúng giá bán lẻ điện trong hoá đơn tiền điện hàng tháng do Công ty Điện lực phát hành cộng thêm 10% cho tổn thất điện năng, chi phí chiếu sáng và bơm nước dùng chung. Trong năm 2014, trên cơ sở báo cáo của các đơn vị điện lực, để tạo điều kiện cho các chủ nhà cho thuê thu tiền điện của hộ thuê nhà trong trường hợp không kê khai được số người, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 16/2014/TT-BCT, trong đó có bổ sung quy định trường hợp không thể kê khai được số người thì áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt của bậc 3: Từ 101-200 kWh cho toàn bộ sản lượng điện đo đếm được tại công tơ. |
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Nhận định, soi kèo Ponferradina vs Sociedad, 21h30 ngày 5/1: Đẳng cấp vẫn hơn
- ·Bộ Chính trị sẽ có chủ trương gỡ vướng cho các dự án sau thanh tra, điều tra
- ·Trao quyết định của Chủ tịch nước cho 3 sĩ quan làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình
- ·Nhận tiền của Hậu pháo, nguyên Bí thư Quảng Ngãi Lê Viết Chữ bị bắt tạm giam
- ·Bàn tay chai sạn của cha mẹ và ước mơ nghệ thuật của con
- ·Bộ GTVT giữ đề xuất đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam với thiết kế 350 km/h
- ·Đại biểu Quốc hội tiếc nuối khi đất vàng hai bờ sông Hồng ở Hà Nội đang bỏ hoang
- ·Loạt ô tô nổ lốp trên cao tốc Cam Lộ
- ·Tách nhập thế nào cũng nên giữ quận Hoàn Kiếm
- ·Dự báo thời tiết 10 ngày tới: Miền Bắc nắng nóng mạnh rồi lại đón không khí lạnh
- ·Bổ sung quy định thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế cho bệnh viện tư nhân
- ·Đi xe máy lên vành đai 3 trên cao, người phụ nữ bị phạt số tiền nửa tháng lương
- ·Nhanh chóng hỗ trợ nạn nhân trong vụ cháy dãy nhà ven sông ở quận 8
- ·Bộ Chính trị sẽ có chủ trương gỡ vướng cho các dự án sau thanh tra, điều tra
- ·Trung Quốc lên tiếng "trấn an" về nguy cơ bệnh đường hô hấp do virus HMPV
- ·Tài xế xe máy vi phạm hàng chục lần, ngỡ ngàng nhận phiếu phạt nguội tiền triệu
- ·Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Tăng đến 30 độ, rồi đón không khí lạnh lệch Đông
- ·Dự báo thời tiết 24/3/2024: Miền Bắc bắt đầu nắng mạnh, nơi cao nhất trên 35 độ
- ·Chi trả gộp 2 tháng lương hưu trước tết
- ·Cần Thơ nói về quy định phóng viên gửi câu hỏi trước họp báo, phù hợp tôn chỉ