【lịch kèo bóng đá hôm nay】Loại gia vị quen thuộc gây 45 vấn đề sức khỏe nếu dùng nhiều
Loại gia vị quen thuộc gây 45 vấn đề sức khỏe nếu dùng nhiều
(Dân trí) - Việc tiêu thụ đường quá mức đang đặt sức khỏe của người Việt trước nhiều nguy cơ nghiêm trọng.
Đường ẩn mình trong nước chấm và sốt
Một chén nước chấm có thể chứa đến 40% thể tích là đường.
Đây là thông tin được TS.BS Bùi Thị Mai Hương, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Khoa học Kỹ thuật Dinh dưỡng - Thực phẩm, Viện Dinh dưỡng Quốc gia chia sẻ trong buổi sinh hoạt chuyên đề "Xu hướng sử dụng sản phẩm thực phẩm và đồ uống giảm đường trên thế giới và Việt Nam".
Chương trình diễn ra ngày 12/10 tại Nghệ An.
Theo TS Hương, giảm đường trong chế độ ăn là một xu hướng đang rất được quan tâm. Để thực hiện điều này, việc nhận diện những thực phẩm chứa nhiều đường là rất quan trọng.
Đường không chỉ nằm trong bánh kẹo, đồ uống ngọt mà còn "ẩn mình" trong nhiều món ăn hàng ngày. Đặc biệt, đường trong các loại nước chấm và sốt lại ít được lưu tâm.
"Trước đây, nước mắm truyền thống thường chỉ có mắm, chanh và ớt. Nhưng hiện nay, hầu hết các công thức nước chấm như: nước chấm ốc, nước chấm nem đều chứa đường", TS Hương phân tích.
Chuyên gia này dẫn chứng các công thức pha nước chấm phổ biến trên mạng, đa phần đều có trên 20% thành phần là đường. Thậm chí, có những loại nước chấm có đến 4 thìa đường trong tổng số 10 thìa nguyên liệu.
Không chỉ dừng lại ở nước chấm, các loại sốt được sử dụng phổ biến để tăng hương vị cho món ăn cũng chứa hàm lượng đường cao.
"Đáng chú ý, nhiều loại nước chấm, sốt hiện nay sử dụng sữa đặc như một trong các thành phần chính. Trong khi đó, loại nguyên liệu này lại có đến 50-55% thành phần là đường", TS Hương phân tích.
"Sốt, nước chấm là một trong các nguồn nạp đường "ẩn" mà chúng ta cần quan tâm nếu muốn thực hiện mục tiêu giảm đường trong khẩu phần ăn hàng ngày", TS Hương nhấn mạnh.
Lạm dụng đường có thể gây ra 45 vấn đề về sức khỏe
Báo cáo từ Bộ Y tế cho thấy, lượng đường tiêu thụ trung bình của người Việt đã tăng gấp 7 lần trong 15 năm qua, đạt mức 46,5g/ngày vào năm 2018. Đây là mức cao hơn rất nhiều so với khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là dưới 25g/ngày.
Một cốc trà sữa - món đồ uống yêu thích của giới trẻ - chứa 40-50g đường, vượt xa mức khuyến nghị hàng ngày chỉ trong một lần tiêu thụ.
Việc tiêu thụ đường quá mức đang đặt sức khỏe của người Việt trước nhiều nguy cơ nghiêm trọng.
TS Hương dẫn chứng nghiên cứu từ các nhà khoa học Mỹ gần đây đã chỉ ra rằng, đường tự do liên quan đến ít nhất 45 vấn đề sức khỏe, tập trung vào các nhóm bệnh răng miệng và rối loạn chuyển hóa.
Giảm đường trong chế độ ăn được quan tâm
Đường gây nhiều vấn đề về sức khỏe. Do đó, giảm đường đang là một trong những xu hướng được nhiều người hướng đến khi xây dựng một chế độ ăn lành mạnh hơn.
Theo bà Nguyễn Quỳnh Vân, Viện Phó Viện Dinh dưỡng TH, đại dịch Covid-19 dẫn đến một sự thay đổi lớn trong tâm lý người dân.
"Covid-19 là sự kiệnđể báo động con người cần nhìn vào những gì thật sự cần thiết cho bản thân và gia đình. Do đó, sau Covid-19, người dân có xu hướng quan tâm đặc biệt tới sức khỏe", bà Vân cho hay.
Với chất lượng sống tăng lên, thay vì quan tâm đến tuổi thọ, người dân quan tâm hơn đến quá trình lão hóa lành mạnh, chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi.
Theo bà Vân, 35% người tiêu dùng được phỏng vấn đồng ý rằng kiểm soát cân nặng và tuân thủ chế độ ăn uống cân bằng là những yếu tố quan trọng để lão hóa lành mạnh.
Để bảo vệ sức khỏe, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị một số giải pháp giảm đường hiệu quả:
- Giảm lượng đường nạp vào bằng cách giảm đường thêm vào đồ ăn thức uống. Thay thế các đồ uống có đường bằng đồ uống không đường như nước lọc, trà.
- Đọc kỹ nhãn dinh dưỡng để lựa chọn các sản phẩm có lượng đường bổ sung thấp nhất.
- Giảm đường bổ sung vào các công thức chế biến bằng cách sử dụng các hương liệu khác như chiết xuất hạnh nhân, vani hay cam...
- Thay thế một phần hoặc toàn bộ đường bằng các loại gia vị khác, ví dụ dùng các gia vị có tính ấm để tăng cường hương vị cho thực phẩm thay vì đường.
- Khi cần thiết có thể sử dụng các chất tạo ngọt. Tuy nhiên, đây không phải là giải pháp được khuyến khích.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Doanh nghiệp tư nhân lớn cần trở thành ‘đầu tàu’ của nền kinh tế
- ·Phong tục “cà răng, căng tai” của người Xêtiêng
- ·Tháng 10 sẽ tổ chức Liên hoan văn hóa
- ·Địa điểm Chiến thắng Đồng Xoài được công nhận di tích cấp quốc gia
- ·Hỗ trợ 460 tỷ đồng cho người lao động gặp khó khăn do COVID
- ·“Dân mạng” khám phá du lịch Bình Phước
- ·Quốc khánh năm ấy, Bác đã ra đi...
- ·Giữ lửa cho hạnh phúc gia đình
- ·Long An thành lập mới 11 hợp tác xã nông nghiệp
- ·Lễ hội đền Trần Thái Bình được công nhận là di sản
- ·Tiết lộ, chia sẻ các dữ liệu cá nhân trái phép bị phạt tới 80 triệu đồng
- ·Đà Nẵng đứng đầu danh sách điểm đến mới nổi trên thế giới
- ·Đảo Kê Gà và vùng quê mang dấu ấn lịch sử
- ·Đồng bào Khơme ở Lộc Khánh tổ chức lễ hội xuống đồng
- ·Vắc xin của hãng dược Hàn Quốc có khả năng bảo vệ lâu dài trước biến thể Omicron
- ·Sẽ đầu tư phát triển du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Bù Gia Mập
- ·Bình Phước có thể phát triển du lịch trải nghiệm? (Bài 2)
- ·Ca trù
- ·Nâng cao chất lượng nông sản góp phần bảo đảm an toàn thực phẩm
- ·Tràng An