【kết quả bóng đá w】Những thành phố cổ đại vẫn đông đúc, tấp nập suốt hàng nghìn năm
VHO- Trên thế giới hiện vẫn còn hàng chục thành phố được xây dựng trước Công nguyên hàng nghìn năm,ữngthànhphốcổđạivẫnđôngđúctấpnậpsuốthàngnghìnnăkết quả bóng đá w thậm chí hơn 10.000 năm, và vẫn luôn có con người sinh sống suốt từ đó cho đến tận ngày nay.
Dấu vết của thành phố cổ đại Sidon, Liban. (Nguồn: World Atlas)
Tính liên tục về mặt lịch sử, bằng chứng khảo cổ học và mức độ phát triển đô thị là 3 trong các yếu tố được xem xét khi xác định “thành phố lâu đời nhất” trên thế giới.
Hiện, có hàng chục thành phố trên thế giới có con người sinh sống suốt hàng nghìn năm. Những thành phố cổ kính nhất trên thế giới này có chung một đặc điểm: đứng vững trước mọi thử thách của thời gian và là nhân chứng cho sự thăng trầm của lịch sử nhân loại.
Jericho, Bờ Tây
Toàn cảnh thành phố Jericho nhìn từ trên cao. (Nguồn: World Atlas)
Jericho, gần sông Jordan ở Bờ Tây, thường được gọi là "thành phố có người ở lâu đời nhất" với lịch sử kéo dài từ 10.000 năm trước Công nguyên đến nay.
Các khu định cư ban đầu từ nền văn hóa Natufian đã phát triển thành các cấu trúc tiền thành phố trong thời kỳ đồ đá mới, bao gồm Tháp Jericho có niên đại 8.000 năm trước Công nguyên, khiến nó trở thành tòa nhà bằng đá lâu đời nhất được phát hiện.
Thật đáng kinh ngạc khi Jericho luôn có người sinh sống trong suốt quá trình lịch sử cho đến nay, mặc dù vị trí của nó nằm dưới mực nước biển. Thực tế này cũng khiến thành phố trở thành địa điểm có người sinh sống lâu dài ở vị trí thấp nhất trên Trái đất.
Ngày nay, Jericho có khoảng 20.000 cư dân. Bất chấp những thách thức hiện tại như tình trạng thiếu nước, di sản khảo cổ của Jericho vẫn ở một đẳng cấp riêng.
Byblos, Liban
Cảng Jbeil, thành phố Byblos, bên bờ Địa Trung Hải. (Nguồn: World Atlas)
Là một thành phố ven biển ở Liban hiện đại, Byblos có lịch sử lâu đời từ Thời kỳ Đồ Đá Mới, khoảng 8.000 năm trước Công nguyên.
Các nhà khảo cổ học tin rằng Byblos đã là một thành phố có người sinh sống liên tục trong khoảng 5.000 năm.
Ý nghĩa lịch sử của Byblos được đánh dấu bằng vị thế Di sản Thế giới được UNESCO công nhận năm 1984.
Các tàn tích đầy mê hoặc của thành phố cổ này, chẳng hạn như Lâu đài Byblos, những ngôi đền cổ và nghĩa địa Hoàng gia Phoenician, chứng thực cho quá khứ lâu đời của nó vẫn luôn hấp dẫn du khách.
Aleppo, Syria
Thành phố Aleppo, Syria. (Nguồn: World Atlas)
Một cuộc khai quật gần đây đã chứng minh khu vực Aleppo là nơi sinh sống của cư dân từ khoảng 13.000 năm trước. Điều này đã đưa Aleppo và khu vực xung quanh trở thành khu định cư lâu đời nhất của con người trên Trái đất.
Do vị trí của nó nằm giữa Địa Trung Hải và Lưỡng Hà, đồng thời ở cuối Con đường Tơ lụa, đi qua Trung Á nên Aleppo là trung tâm của thế giới cổ đại.
Ở thời hiện đại, đây vẫn là thành phố đông dân nhất của Syria, tuy nhiên, thành phố đã bị thiệt hại nặng nề trong cuộc nội chiến từ 2011-2020 dẫn đến một điều vô cùng đáng tiếc là nhiều hiện vật cổ quý giá cùng toàn bộ các địa điểm khảo cổ đã bị hủy hoại.
Damascus, Syria
Trung tâm Damacus, Syria. (Nguồn: World Atlas)
Theo các nghiên cứu và các bằng chứng lịch sử, Damascus là một trong các thành phố có người sinh sống lâu đời nhất trên thế giới, với bằng chứng về sự sống có niên đại ít nhất là từ 11.000 năm trước.
Damascus là trung tâm văn hóa nổi bật của các nước Arb, từng chứng kiến nhiều nền văn minh phát triển và sụp đổ.
Ngày nay Damascus là một khu vực đô thị với hơn 2 triệu dân và được mệnh danh là Thủ đô Văn hóa Arab vào năm 2008.
Susa, Iran
Lâu đài và tàn tích của Cung điện Achaemenid cổ ở Susa, Iran. (Nguồn: World Atlas)
Ở phía Tây Nam Iran có một thành phố cổ có nhiều tên gọi và ngày nay được gọi là Susa, thủ phủ hành chính của huyện Shush, tỉnh Khuzestan.
Được thành lập vào khoảng năm 4.400 trước Công nguyên, Susa đã trở thành một trung tâm quan trọng của các Đế chế Elam, Ba Tư và Parthia cổ đại.
Đây là một trong những thành phố quan trọng nhất của khu vực Cận Đông Cổ đại (quê hương của các nền văn minh sơ khai trong một khu vực tương ứng với Trung Đông hiện đại)..
Ở thời kỳ hoàng kim, thành phố Susa nguy nga với các cung điện, đền thờ lớn, đặc biệt là Cung điện hoành tráng của Darius. Tầm quan trọng của thành phố được đề cập nhiều trong các văn bản cổ, như Kinh Cựu ước.
Faiyum, Ai Cập
Một địa điểm khảo cổ học ở tỉnh Faiyum của Ai Cập. (Nguồn: World Atlas)
Faiyum là một ốc đảo xanh tươi nằm giữa sa mạc, nằm cách Tây Nam Cairo ngày nay 130km. Thành phố liên tục có người sinh sống trong nhiều thiên niên kỷ.
Faiyum được coi là một trong những thành phố cổ xưa nhất của Ai Cập nói riêng và toàn châu Phi nói chung với niên đại từ khoảng năm 5.200 trước Công nguyên.
Thành phố từng là một phần trong khu vực cổ Crocodilopolis, một trung tâm văn hóa Hy Lạp quan trọng nhất của Sobek, nơi thờ thần cá sấu.
Vị trí chiến lược của Faiyum đã tạo điều kiện thuận lợi cho các tuyến thương mại, nâng cao ý nghĩa kinh tế của nó trong thời kỳ La Mã.
Ở thời Trung cổ, những người cai trị Hồi giáo cũng coi trọng Faiyum và phát triển thành phố hơn nữa. Trong thế kỷ 19 và 20, những cải tiến về thủy lợi đã biến Faiyum thành một vùng nông nghiệp quan trọng.
Hiện nay, Faiyum vẫn là một thành phố sôi động tập trung rất nhiều khu chợ lớn, các thánh đường Hồi giáo. Con kênh đào mang tên Bahr Yussef chảy qua thành phố, dọc hai bên bờ kênh là nhà cửa sầm uất của các cư dân.
Sidon, Liban
\
Bờ biển Sidon, Lebanon. (Nguồn: World Atlas)
Có người sinh sống trong ít nhất 6.000 năm qua, Sidon là một trong những thành phố quan trọng nhất của người Phoenicia vì vị trí của nó như một cảng quan trọng trên Địa Trung Hải.
Tuy nhiên, chính yếu tố trên cũng dẫn đến việc thành phố bị chinh phục bởi các đế chế lớn trên thế giới, bao gồm người Assyria, người Babylon, người Ai Cập, người Hy Lạp, người La Mã và người Ottoman.
Ngày nay, có khoảng 200.000 dân đang sống tại Sidon. Du khách đên Sidon có thể tham quan Đền Eshmun được xây dựng từ thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên hiện vẫn còn khá nguyên vẹn.
Plovdiv, Bulgaria
Trung tâm thành phố Plovdiv, Bulgaria. (Nguồn: World Atlas)
Plovdiv ban đầu là một khu dân cư của người Thracia, và là một thành phố lớn của người La Mã. Nó cũng được cai trị bởi người Ottoman trong một thời gian. Bằng chứng về sự sống ở đây có từ 6.000 năm trước.
Ngày nay, Plovdiv vẫn là thành phố lớn thứ 2 ở Bulgaria, và là một trung tâm kinh tế, văn hóa và giáo dục quan trọng.
Thành phố vẫn bảo tồn khá tốt khu phố cổ với các công trình kiến trúc thời Phục hưng Bulgaria thế kỷ 19 - minh chứng cho sự hồi sinh của Plovdiv sau sự cai trị của Ottoman.
Athens, Hy Lạp
Thủ đô Athens, Ai Cập. (Nguồn: Britannica)
Là thủ đô và thành phố lớn nhất của Hy Lạp, Athens là cái nôi của văn minh phương Tây cổ đại. Athens có bề dày lịch sử từ trước thời của Socrates, Plato và Aristotle. Thành phố đã liên tục có người sinh sống từ ít nhất 7.000 năm trước.
Sự hiện diện lâu đời nhất được biết đến của con người ở Athens đã được xác định từ thiên niên kỷ 11 đến thiên niên kỷ thứ 7 trước Công nguyên. Ngày nay, đây vẫn là một đô thị rộng lớn và sầm uất.
Argos, Hy Lạp
Dấu vết của thành phố Argos cổ đại, Hy Lạp. (Nguồn: Britannica)
Là một trong những thành phố có người sinh sống liên tục lâu đời nhất trên thế giới. Argos liên tục có người sinh sống trong suốt 7.000 năm qua và đang cạnh tranh với Athens để trở thành thành phố lâu đời nhất ở châu Âu.
Địa điểm nằm ở vùng đồng bằng màu mỡ Argolis đã mang lại cho Argos một vị trí quyền lực.
Theo các nhà nghiên cứu, Argos luôn giữ lập trường trung lập trong suốt lịch sử, và không tham gia vào các cuộc Chiến tranh giữa Greco-Ba Tư.
Ngày nay, Argos có khoảng 22.000 cư dân và rất nhiều di tích cổ có thể được tìm thấy ở đây.
Lạc Dương, Trung Quốc
Những di tích của thành phố Lạc Dương thời nhà Tùy và nhà Đường được bảo tồn, trở thành Công viên Di tích Quốc gia. (Nguồn: Tân Hoa Xã)
Lạc Dương nổi tiếng là thành phố có người ở liên tục lâu đời nhất châu Á. Nằm trên đồng bằng trung tâm của Trung Quốc, Lạc Dương là 1 trong 7 cố đô của Trung Quốc và cũng là thành phố cổ nhất của đất nước này.
Đô thị này có con người sinh sống từ thời Đồ Đá Mới, với sự cư trú liên tục trong ít nhất 4.000 năm. Nằm ở giao điểm của sông Lạc Hà và sông Y, thành phố được coi là trung tâm địa lý của Trung Quốc cổ đại.
Varanasi, Ấn Độ
Thành phố Varanasi tọa lạc bên bờ sông Hằng ở bang Uttar Pradesh, Ấn Độ. (Nguồn: Daily Express)
Theo truyền thuyết của người Hindu, Varanasi đã hơn 5.000 năm tuổi và được coi là một trong những thành phố cổ nhất thế giới, mặc dù bằng chứng về sự sống chỉ cách đây khoảng 3.000 năm.
Tuy có niên đại khiêm tốn nhưng đây là thành phố cổ nhất ở Ấn Độ, đồng thời được coi là thành phố linh thiêng nhất trên thế giới đối với người theo đạo Hindu.
TTXVN
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Tây Ninh Smart
- ·Soi kèo góc Slovan Bratislava vs Dinamo Zagreb, 00h45 ngày 06/11
- ·Soi kèo phạt góc Real Madrid vs AC Milan, 3h00 ngày 6/11
- ·Soi kèo góc Áo vs Slovenia, 0h00 ngày 18/11
- ·Thủ tướng Chính phủ đồng ý với đề xuất nghỉ Tết Ất Tỵ 9 ngày liên tục
- ·Soi kèo góc Crvena Zvezda vs Barcelona, 3h00 ngày 7/11
- ·Soi kèo phạt góc Thụy Sĩ vs Serbia, 02h45 ngày 16/11
- ·Soi kèo góc Sporting Lisbon vs Man City, 3h00 ngày 6/11
- ·Vỡ nợ thẻ tín dụng của Mỹ cao kỷ lục
- ·Soi kèo phạt góc Kuwait vs Hàn Quốc, 21h00 ngày 14/11
- ·Một gia đình ở Hà Nội liên tục bị 'khủng bố', khóa cổng không cho ra ngoài
- ·Nhận định, soi kèo Gokulam Kerala vs Aizawl, 20h30 ngày 3/12: Cửa trên ‘ghi điểm’
- ·Soi kèo góc Australia vs Saudi Arabia, 16h10 ngày 14/11: Chủ nhà lấn át
- ·Soi kèo góc Real Madrid vs Osasuna, 20h00 ngày 9/11
- ·Cách nhận biết iPhone có dùng SIM ghép hay không
- ·Soi kèo góc Hy Lạp vs Anh, 02h45 ngày 15/11
- ·Soi kèo phạt góc RB Leipzig vs M'gladbach, 00h30 ngày 10/11
- ·Soi kèo góc Real Madrid vs Osasuna, 20h00 ngày 9/11
- ·Nâng hạng thị trường chứng khoán có tác động ra sao đến dòng vốn ngoại?
- ·Soi kèo góc Phần Lan vs Hy Lạp, 0h00 ngày 18/11