会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【nhận định mu vs southampton】Hà Nội cứ mưa to là ngập: Dự án điều khiển quy hoạch?!

【nhận định mu vs southampton】Hà Nội cứ mưa to là ngập: Dự án điều khiển quy hoạch?

时间:2024-12-23 13:08:18 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C2 阅读:814次

 TheàNộicứmưatolàngậpDựánđiềukhiểnquyhoạnhận định mu vs southamptono ông Phạm Sỹ Liêm - Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, nếu quy hoạch điều khiển dự án thì phải xây dựng dự án này nối liền dự án kia nhưng hiện nay thì rải rác mỗi anh mỗi nơi không thấy liên quan đến nhau thì làm sao thoát nước cho từng anh được.

Cơn mưa đầu mùa đêm 24/5, rạng sáng 25/5 đã khiến nhiều tuyến phố Hà Nội bị chìm sâu trong biển nước. Điều đáng chú ý là tại một số điểm tình trạng ngập lụt nặng kéo dài trong vài ngày vẫn chưa rút. Ghi nhận tại các quận Cầu Giấy, Nam Từ Liêm, Hà Đông là các quận ngập nặng trên diện rộng nhất.

PV VietNamNet đã có cuộc trao đổi với ông Phạm Sỹ Liêm - Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam về vấn đề này.

{ keywords}

KĐT Văn Phú chìm trong “biển nước” nhìn từ trên cao.

Quản lý cốt nền yếu kém, rời rạc

PV:Thưa ông, đêm và sáng ngày 25/5, người Hà Nội được phen lao đao vì trận mưa lớn bất ngờ gây ngập lụt trên diện rộng nặng nhất ở khu phía Tây, Tây Nam. Trong đó, nhiều chung cư, khu đô thị mới dù vừa mới được xây dựng vài năm cũng rơi vào cảnh chìm trong biển nước. Theo ông, nguyên nhân của tình trạng này là gì? Việc nhiều khu đô thị mới trở thành “điểm đen’” ngập lụt sau trận mưa vừa qua qua có phải do quy hoạch không đồng bộ?

Ông Phạm Sỹ Liêm:

Theo tôi có hai nguyên nhân. Thứ nhất là vấn đề cốt nền. Khi xây dựng khu đô thị mới người ta có cho cốt bình quân của khu đô thị ấy. Thế nhưng do các khu đô thị này việc quản lý cốt nền của chính quyền không nhất quán, có quy hoạch chung của một khu vực rộng lớn nhưng cứ hễ có khu đất nào ai xin dự án thì cho làm ở đấy nên có thể xảy ra tình trạng người sau cốt nền cao hơn người trước. Ta cứ làm theo kiểu mỗi anh chỉ biết san nền trong khu của mình thôi không nhìn tới khu bên cạnh. Nên mới có chuyện anh bên cạnh định thoát về đây nhưng ông sau lại thoát về phía khác chặn mất lối của anh cũ.

Tất cả những chuyện như thế do công tác quy hoạch mà ra và quản lý cốt nền cũng yếu kém, rời rạc không thành hệ thống nên chúng ta mới thấy rằng việc hỗn loạn như thế xảy ra ở các khu đô thị mới ngoài rìa thành phố.

Thứ hai, thông thường mà nói ta phải có hồ điều hòa để chứa tạm lượng nước mưa đó rồi dần dần chảy đi. Thế nhưng chúng ta bây giờ tham. Để có đất xây dựng chúng ta lấp đi rất nhiều hồ thành ra thiếu mất diện tích để điều hòa như vậy. Đó cũng là một nguyên nhân. Không biết như khu Văn Phú đã lấp đi bao nhiêu hồ rồi(Cười).

Trên thực tế, chúng ta có quy hoạch hồ điều hòa nhưng không hoàn thành mà không ai phải chịu trách nhiệm cho nên họ vẫn cứ không hoàn thành.

{ keywords}

Điệp khúc “Hà Nội cứ mưa là ngập” đang trở thành nỗi lo với người dân thủ đô.

Trời đổ cho đất, đất đổ cho trời thì… còn ngập

PV: Như ông đã trao đổi, trên thực tế chúng ta có quy hoạch hồ điều hòa nhưng không hoàn thành không ai phải chịu trách nhiệm. Điều này có phải là sự bất cập của việc quản lý quy hoạch? Ở các khu đô thị mới hay các tuyến đường mới lẽ ra phải có hệ thống hiện đại hơn thì dường như lại bị ngập nặng hơn. Ông có nhận định như thế nào về quy hoạch của Hà Nội hiện nay, thưa ông?

Ông Phạm Sỹ Liêm:

Các khu đô thị mới hiện nay xây dựng theo tư duy cũ tức là coi đó như kiều khu nhà ở như Kim Liên, Trung Tự trước đây. Khu đô thị mới thực sự đúng nghĩa phải là khu đô thị đa chức năng có chỗ ở nơi làm việc học hành, chữa bệnh, mua sắm… thì mới thành khu đô thị. Còn nếu không, chỉ có các nhà ở và siêu thị lớn nào đó mà gọi đó là khu đô thị mới thì không đúng. Nó vẫn chỉ là tiểu khu nhà ở thôi. Mà cái này thế giới người ta đang loại trừ bởi nó lạc hậu rồi.

Những khu đô thị mới này ở nơi nào là do chủ đầu tư kiếm được ở chỗ nào thì làm ở chỗ đó. Dự án điều khiển quy hoạch chứ không phải quy hoạch điều khiển dự án. Nếu quy hoạch điều khiển dự án thì phải xây dựng anh nọ nối liền anh kia mới thành một khu đô thị lớn và có bộ mặt đường phố. Đây thì rải rác mỗi anh mỗi nơi từ Ciputra cho đến các khu đô thị khác không thấy liên quan đến nhau thì làm sao thoát nước cho mỗi anh được. Đó là yếu kém trong quản lý quy hoạch.

PV: Điệp khúc “Hà Nội cứ mưa là ngập” đang trở thành nỗi lo với người dân thủ đô. Vậy theo ông chúng ta cần giải quyết vấn đề này như thế nào trước những bất cập trong quy hoạch hiện nay?

Ông Phạm Sỹ Liêm:

Theo tôi, đầu tiên phải có người chịu trách nhiệm rõ ràng chứ còn không cứ trời đổ cho đất đất đổ cho trời thì không giải quyết được.

Thứ 2 là phải có quy hoạch thoát nước bài bản cho cả khu vực chứ không phải từng chỗ một. Cuối cùng tất cả nước phải rút được về sông Nhuệ, sông Tô Lịch. Hồ Yên Sở hiện nay năng lực bơm rất tốt. Nhưng phải có nước đổ về đó thì mới rút được.

Xin cảm ơn ông!

Khu đô thị mới úng ngập: Ít giám sát sau xây dựng

Quy hoạch đã tính đến toàn bộ diện tích Hà Nội với 3 lưu vực thoát nước Hà Nội nhưng hiện nay vì quy hoạch giải quyết tầm nhìn xa. Trong quy hoạch chỉ có vấn đề là dự tính được lượng mưa nhưng thực tế lượng mưa vừa qua lớn hơn so với dự báo nên đề nghị sớm có tính toán điều chỉnh cho hợp lý.

Việc các khu đô thị mới bị úng ngập bởi nó chưa liên kết được với toàn bộ hệ thống. Chúng ta đã có quy chế về việc các khu đô thị mới phải gắn kết với hệ thống chung nhưng trên thực tế trong đầu tư xây dựng để gắn kết với hệ thống chung thì phải có sự tham gia của chính quyền và giám sát thường xuyên. Tuy nhiên, hiện nay sau khi họ xây dựng thì chúng ta lại ít quan tâm giám sát thường xuyên nên có giai đoạn chưa kết nối được.

(KTS Đào Ngọc Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Hà Nội)

Hà Nội: Chi hàng nghìn tỷ đồng, dự án thoát nước có khả năng bị “nhấn chìm”?

Dự án thoát nước giai đoạn II của Hà Nội là dự án trọng điểm, sử dụng vốn vay ưu đãi của Chính phủ Nhật Bản, được khởi động từ năm 2006 và dự kiến hoàn thành năm 2014. Sau đó lùi sang năm 2015 nhưng đến nay vẫn chưa thể hoàn thành. Theo dự toán ban đầu, dự án có tổng mức đầu tư khoảng 6.000 tỷ đồng, tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, tổng giá trị của dự án lên tới hơn 8.000 tỷ đồng.

Được kỳ vọng cho hệ thống tiêu thoát, chống úng ngập khu vực nội đô hạn cuối cùng phải hoàn thành là tháng 6/2016. Đến nay, thời gian đã cận kề liệu dự án có thể “về đích”? Nhiều ý kiến cho rằng, với lượng mưa lớn như vừa qua kể cả khi dự án II hoàn thành thì Hà Nội vẫn ngập trắng nếu mưa liên tục trong 5 giờ. Nếu được hoàn thành liệu dự án có giải quyết dứt điểm tình trạng úng ngập của Hà Nội?

Hồng Khanh 

Ôm nhà tiền tỷ, vỡ mộng theo mưa

(责任编辑:World Cup)

相关内容
  • Công dân bị cấm xuất cảnh trong trường hợp nào?
  • Ra mắt sách mới về biển Đông
  • Nguy cơ cúm gia cầm lây lan sang người
  • Kiểm soát chặt chẽ dịch bệnh Covid
  • Chết đứng biết chồng có bồ trước ngày cưới
  • Không để tâm lý vui Xuân đón Tết kéo dài
  • Doanh nghiệp Thái Lan sắp “đổ bộ” vào thị trường Việt Nam
  • 100% cử tri tín nhiệm cao người được giới thiệu ứng cử
推荐内容
  • Điều kiện cần và đủ để lĩnh bảo hiểm xã hội 1 lần
  • Lan toả phong trào học Bác
  • Phát huy vai trò Mặt trận  trong bầu cử
  • Thực hiện Thông tư 22, doanh nghiệp bảo hiểm đã sẵn sàng
  • Không được nâng lương do…kỷ luật không công bố
  • Không sớm thay đổi sẽ thất bại ngay trên sân nhà