【15 nhà cái uy tín】Năm APEC Việt Nam 2017: Tạo khí thế mới, động lực mới
Phiên họp của các nhà Lãnh đạo kinh tế APEC |
Khẳng định vị thế của Việt Nam
Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng trong suốt 3 năm của hàng nghìn cán bộ thuộc các bộ, ngành, địa phương đã mang lại kết quả khả quan trên mọi phương diện, từ nội dung, văn kiện, tuyên truyền - văn hóa đến lễ tân, hậu cầu, an ninh và y tế, cả về hợp tác đa phương và song phương.
Lãnh đạo các nền kinh tế APEC đánh giá cao chủ nhà Việt Nam đã thể hiện tốt vai trò dẫn dắt nội dung, chủ đề bàn thảo, tạo động lực mới cho một tương lai chung hòa bình, ổn định và thịnh vượng của khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đồng thời, khẳng định vai trò của APEC trong nền kinh tế toàn cầu.
Với 243 cuộc họp và hoạt động diễn ra trong Năm APEC 2017, từ cấp chuyên viên, cấp Vụ, cấp Bộ trưởng và cao điểm là Tuần lễ Cấp cao với sự tham dự đông đủ của các nhà lãnh đạo kinh tế APEC, trong đó, có lãnh đạo các nền kinh tế lớn nhất thế giới như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nga, Nhật Bản… cùng hơn 11.000 đại biểu, doanh nghiệp và phóng viên trong và ngoài nước hội tụ tại TP. Đà Nẵng đã khiến Việt Nam trở thành tâm điểm chú ý của cả thế giới.
Đây là lần thứ hai trong 10 năm qua, Tuần lễ Cấp cao APEC có sự tham dự đông đủ của nhiều lãnh đạo cấp cao. Gần 100 cuộc gặp, tiếp xúc song phương giữa các nhà lãnh đạo APEC đã diễn ra trong dịp này.
Đối với Việt Nam, Tuần lễ Cấp cao còn mang lại giá trị kinh tế thiết thực với tổng cộng 121 thỏa thuận hợp tác, hợp đồng được ký kết, trị giá gần 20 tỷ USD, gấp gần 10 lần tổng giá trị các thỏa thuận được ký kết vào năm 2006 (năm đầu tiên Việt Nam đăng cai tổ chức APEC).
Hoạt động tiếp xúc song phương được ghi nhận là thắng lợi lớn của nước chủ nhà Việt Nam với các đối tác. Trong Tuần lễ Cấp cao đã diễn ra các chuyến thăm song phương, trong đó, có những chuyến thăm mang tính lịch sử như: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình lần đầu tiên thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam ngay sau Đại hội lần thứ XIX Đảng Cộng sản Trung Quốc; Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam ngay trong năm đầu tiên của nhiệm kỳ, hay chuyến thăm của Tổng thống Chilê Michelle Bachelet tới Việt Nam và Thủ tướng Canada Justin Trudeau thăm chính thức nước ta. Cũng trong Tuần lễ Cấp cao, lãnh đạo nước ta đã tiến hành gần 50 cuộc gặp gỡ, tiếp xúc song phương với các đối tác.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh và Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đồng chủ trì Họp báo quốc tế về kết quả Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao - Kinh tế APEC lần thứ 29 |
Việc nước chủ nhà Việt Nam lựa chọn 10 tỉnh, thành phố, gồm: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Nha Trang, Huế, Cần Thơ, Ninh Bình và Đà Nẵng... đăng cai tổ chức các sự kiện nổi bật của APEC trong năm cũng được bạn bè quốc tế đánh giá cao. Việc khéo léo gắn chủ đề của các hội nghị APEC với thế mạnh của từng địa phương không chỉ giúp nước chủ nhà phát huy thế mạnh vùng, miền, mà còn tạo điều kiện, giới thiệu với bạn bè quốc tế nền văn hóa, người dân và các sản phẩm đặc trưng của Việt Nam, tạo nên nét riêng có của Năm APEC 2017.
Đặc biệt, việc lựa chọn thành phố Đà Nẵng là địa điểm tổ chức Tuần lễ Cấp cao lần thứ 25 đã thể hiện sinh động hình ảnh Việt Nam năng động, đổi mới, hiện đại, là một phần không tách rời của khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Hoạt động tiếp xúc giữa các doanh nghiệp cũng ghi nhận con số kỷ lục với hơn 4.000 lượt doanh nghiệp, trong đó có nhiều DN hàng đầu thế giới cùng tham gia các sự kiện của Tuần lễ Cấp cao APEC. Nhiều DN xem đây là cơ hội "ngàn vàng" để các bên tìm hiểu lẫn nhau, hợp tác, gắn kết cùng phát triển kinh tế.
Dấu ấn Bộ Công Thương
APEC hiện chiếm 75% thương mại, 78% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và 79% tổng lượng khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam. Hơn nữa, khoảng 80% du học sinh Việt Nam đang học tập và tu dưỡng tri thức tại các thành viên APEC.
13 thành viên APEC là các đối tác chiến lược và đối tác toàn diện của Việt Nam. Con số trên là minh chứng rõ nét về tầm quan trọng của APEC đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Xác định rõ tầm quan trọng về hợp tác kinh tế trong khối APEC, ngay từ đầu năm, dưới sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các bộ, ngành, địa phương, trong đó Bộ Công Thương đã chủ động, tích cực và chu đáo, góp phần quan trọng trong thành công của Năm APEC Việt Nam 2017.
Cũng như nhiều bộ, ngành khác, dưới sự chỉ đạo sát sao của Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, Bộ Công Thương đã chuẩn bị các văn kiện, nội dung, sáng kiến, đề xuất của Việt Nam nói chung và của Bộ Công Thương nói riêng. Bộ đã phối hợp với Ban Thư ký quốc gia APEC 2017, các bộ, ngành và các nền kinh tế thành viên APEC để hoàn thiện và bảo vệ các đề xuất, nội dung văn kiện tại nhiều hội nghị cấp SOM và cấp Ủy ban Thương mại - Đầu tư APEC (CTI), đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ.
Với tư cách là Trưởng SOM Việt Nam trong APEC và đồng Chủ tịch của Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao – Kinh tế APEC lần thứ 29 (AMM 29), Bộ Công Thương đã tổ chức nhiều cuộc họp tham vấn, vận động các thành viên từ cấp CTI đến cấp SOM ủng hộ cho các sáng kiến của Việt Nam; phối hợp với Bộ Ngoại giao tổ chức nhiều phiên đàm phán văn kiện quan trọng như: Tuyên bố chung của Hội nghị AMM 29 và Hội nghị Các nhà lãnh đạo kinh tế APEC lần thứ 25 (AELM 25) cùng nội dung của các sáng kiến, đề xuất chính của Việt Nam.
Được biết, đã có nhiều cuộc họp, nhiều phiên đàm phán đã diễn ra thâu đêm để kịp hoàn thiện các văn kiện trình lên cấp Bộ trưởng và các nhà lãnh đạo APEC phê duyệt, thông qua.
Một trong những kết quả nổi bật, mang đậm dấu ấn của Bộ Công Thương với vai trò là đầu mối nước chủ nhà APEC Việt Nam 2017, đó là thúc đẩy việc hiện thực hóa các mục tiêu Bogor về tự do hóa thương mại và đầu tư, trong bối cảnh thời gian chỉ còn 3 năm phải hoàn tất.
Bên cạnh đó, những nỗ lực rất lớn của Bộ Công Thương thể hiện trong việc đạt được sự đồng thuận, thống nhất quan điểm về việc tiếp tục duy trì một TPP (không có Hoa Kỳ) tiêu chuẩn cao, toàn diện, đảm bảo lợi ích về thương mại và các lợi ích khác của các nước tham gia với tên gọi mới là Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Trong khuôn khổ Tuần lễ Cấp cao APEC 2017, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cũng đã tiến hành nhiều cuộc tiếp xúc song phương với Bộ trưởng của các nền kinh tế thành viên APEC, chủ chốt và tháp tùng Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước tiến hành hội đàm song phương với nguyên thủ các thành viên APEC, nhằm thúc đẩy hơn nữa hợp tác song phương, cũng như xác định những lĩnh vực ưu tiên hợp tác trong APEC.
Với 8 văn kiện được thông qua tại Tuần lễ Cấp cao APEC 2017, trong đó quan trọng nhất là Tuyên bố Cấp cao Đà Nẵng "Tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai chung", Việt Nam một lần nữa tô đậm dấu ấn trên tiến trình hợp tác của APEC. |
(责任编辑:Thể thao)
- ·Cảnh báo hàng loạt app đầu tư, cho vay chứng khoán không phép
- ·Soi kèo phạt góc Bodo Glimt vs Odds BK, 0h00 ngày 20/7
- ·Soi kèo góc U23 Mỹ vs U23 Guinea, 00h00 ngày 31/7
- ·Soi kèo góc Nữ Mỹ vs Nữ Đức, 22h59 ngày 6/8
- ·Giá heo hơi hôm nay 21/8/2023: Xu hướng giảm chững lại, nông dân sợ tái đàn
- ·Soi kèo phạt góc Lyngby vs Brondby, 23h00 ngày 4/8
- ·Soi kèo phạt góc Qarabag vs Lincoln Red Imps, 22h59 ngày 30/7
- ·Soi kèo phạt góc Struga vs Slovan Bratislava, 22h00 ngày 17/7
- ·Giá vàng hôm nay (22/7): Thế giới, trong nước cùng giảm
- ·Soi kèo góc U23 Ai Cập vs U23 Paraguay, 00h00 ngày 3/8
- ·Giá vàng hôm nay, 17/2: Tiếp tục tăng
- ·Soi kèo góc APOEL Nicosia vs Petrocub, 00h00 ngày 24/7
- ·Soi kèo góc Randers FC vs Viborg, 19h00 ngày 28/7: Chủ nhà lấn lướt
- ·Soi kèo góc Puszcza Niepolomice vs Gornik Zabrze, 23h00 ngày 26/7
- ·Nhà đầu tư trong nước mở mới gần 173.000 tài khoản chứng khoán
- ·Soi kèo phạt góc Lyngby vs Brondby, 23h00 ngày 4/8
- ·Soi kèo phạt góc Slovan Bratislava vs APOEL Nicosia, 01h30 ngày 8/8
- ·Soi kèo góc Nữ Mỹ vs Nữ Đức, 22h59 ngày 6/8
- ·Giá heo hơi hôm nay 21/3/2024: Tăng trên diện rộng
- ·Soi kèo góc Molde vs Cercle Brugge, 00h00 ngày 9/8