【lich bong da toi nay】Bát nháo mua bán thông tin cá nhân
Thông tin khách hàng,átnháomuabánthôngtincánhâlich bong da toi nay có phải "món hời"?
Sáng qua, khi kiểm tra email, chị H. T. (Thanh Xuân, Hà Nội) nhận được một thư mới với nội dung chào mời tham gia mua thông tin cá nhân của rất nhiều VIP: “Dear bạn! Sau 5 năm đi làm sales tín dụng ngân hàng, thu thập được 1 database danh sách email khách hàng tiềm năng để tiếp cận dịch vụ. Nay mình chuyển việc và cần thanh lý kho Data Vip siêu rẻ, tỷ lệ số điện thoại di động chính xác 90%, thanh lý toàn bộ kho data VIP 260 bộ data, trong đó 100 bộ data cực hot 2013. Mình thanh lý toàn bộ DATA trên với giá 4.000.000 VNĐ !. Nếu các bạn có nhu cầu thì vui lòng liên hệ với mình qua mail này ultima…[email protected] hoặc qua YM: scot… Các bạn có thể xem thử 4 trang đầu của Danh Sách Hiệp Hội Đầu Tư Nước Ngoài Vafie để tham khảo (file đính kèm)”.
Bảng danh sách này gồm rất nhiều VIP được người lạ gửi tới email của chị T.
Cùng với đó là bảng liệt kê rất chi tiết các VIP được sắp xếp theo 260 đầu mục cụ thể, đủ mọi lĩnh vực ngành nghề (xây dựng, dầu khí, viễn thông, bất động sản, văn hóa văn nghệ…): 1300 chủ sở hữu căn hộ Saigon Pearl; 500 chủ sở hữu căn hộ The Manor 600 OfficeTel; 500 chủ sở hữu căn hộ HAGL; 60000 DN tư nhân tại Việt Nam (gồm 3 phần); 312 GĐ các công ty giàu nhất Việt Nam; 3000 GĐ DN lớn nhất Việt Nam 2013; số di động tất cả ca sỹ, nghệ sỹ, nhạc sỹ, diễn viên tại VN 2013….
Công việc chính của chị T. là nấu ăn cho một trường THCS tại Thanh Xuân, HN ngoài ra chị còn làm thêm cho một hãng bảo hiểm. Vì thế, khi nhận được email trên, chị T. mừng “như vớ được vàng” bởi nếu sở hữu được bảng danh sách này thì lượng khách hàng tiềm năng mua bảo hiểm của chị sẽ tăng cao nếu chị tiếp thị khéo léo và đúng cách.
Thế nhưng niềm vui của chị T. kéo dài chẳng được bao lâu khi đem chuyện này kể cho một người chị giàu kinh nghiệm đã có hơn chục năm làm bảo hiểm. Chị này kể với chị T. rằng vài năm trước, khi hoạt động mua bán danh sách khách hàng này còn mới, nó đã là dịch vụ được nhiều nhân viên các công ty bảo hiểm, ngân hàng, quảng cáo ngắm tới. Ai cũng hi vọng đầu tư một số vốn ban đầu mua về được hàng nghìn thông tin khách hàng là sẽ có lợi lâu dài.
Thực tế, để câu kéo người mua, người bán thường đưa ra lời giới thiệu rằng đây là danh sách do mình tự thống kê trong suốt quá trình làm việc, là bản danh sách với những cập nhật mới nhất. Tuy nhiên trong bảng danh sách đó, đa phần các số điện thoại, email đều có thể được lấy từ vài năm về trước, do đó nhiều người đã ngừng sử dụng, chuyển chủ, công ty cũng có thể đã thay người mới. Đó là còn chưa kể tới việc bản danh sách này được bán đồng thời cho rất nhiều người nên khách hàng trong bản danh sách cũng đồng thời trở thành mục tiêu của nhiều công ty bảo hiểm, tài chính. Vì bị làm phiền khá nhiều nên họ thường không nghe số máy lạ hoặc cáu gắt, dập máy đột ngột khi người gọi chưa kịp giới thiệu, tiếp thị gì.
Chị T. chia sẻ: “May sao tôi lại đi hỏi kinh nghiệm người đi trước, chứ vác 4.000.000 đồng rồi kết quả lại “tiền mất tật mang”, vác về một đống thông tin “chết” thì đúng là ngốc quá”.
Mặc kệ bị phạt, mua bán vẫn tràn lan
Hoạt động mua bán thông tin cá nhân không còn là mới. Chỉ cần vài từ khóa đơn giản như “danh sách khách hàng”, “danh bạ khách hàng”, “thông tin khách hàng”…, người dùng có thể dễ dàng tìm thấy vô số các kết quả mình mong muốn, từ những bộ hồ sơ chỉ giới hạn trong khoảng 1.000 khách hàng, cho tới những bộ hàng triệu khách hàng. Số điện thoại, email, nick yahoo của người rao bán đều được công khai để người mua tiện liên hệ.
Mua bán thông tin cá nhân là một hành vi phạm pháp (ảnh minh họa)
Chi phí để có được những bộ danh sách ấy thường chỉ vài trăm đến vài triệu đồng, cái giá quá hời để nhân viên những ngành đặc thù sở hữu lượng khách hàng VIP tiềm năng. Nhiều cơ quan chức năng lên tiếng rằng hành vi mua bán các bộ danh sách, danh bạ khách hàng này là phạm pháp thế nhưng vẫn nhiều người nắm ít thông tin và sập bẫy. Nó cũng đẩy nhiều “khách hàng” có mặt trong danh sách rơi vào tình trạng phiền toái, “dở khóc dở cười” khi hàng ngày bị làm phiền bởi hàng loạt những cuộc điện thoại tiếp thị, giới thiệu sản phẩm không đâu.
Theo báo cáo của Bộ Công an Trung Quốc được công bố ngày 11/8/2013, tổng cộng 1.327 vụ án buôn bán trái phép thông tin cá nhân đã bị phát triện và hơn 700 triệu thông tin cá nhân đã được thu giữ bởi cảnh sát từ hơn 20 đơn vị công an tại Bắc Kinh, Thượng Hải và Hà Bắc. Cảnh sát Trung Quốc đã triệt phá 468 băng nhóm tội phạm và bắt giữ 1.213 người do bị tình nghi liên quan tới buôn bán trái phép thông tin cá nhân.
Công an Việt Nam cũng đã vào cuộc để xử lý các vi phạm liên quan đến hành vi này, cụ thể như năm 2012 triệt phá đường dây sử dụng trái phép thông tin của các cá nhân để mua bán trên trang web www.danhsachkhachhang.com và www.duonghongle.com; xử phạt 5.000.000 đồng đối với Công ty Cổ phần Data Nium (trụ sở tại quận 4, TP.HCM) về hành vi mua bán thông tin cá nhân, vi phạm quy định Nghị định 63 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực công nghệ thông tin....
Tuy nhiên có thể thấy, hoạt động điều tra, xử lý hành vi mua bán trái phép “đời tư” ở nước ta còn chưa được quan tâm nhiều, chế tài xử phạt còn ít nên tính răn đe chưa cao. Và vì thế, mỗi ngày trên mạng lại xuất hiện thêm những bộ danh sách khách hàng mới được rao bán, đẩy nhiều người có mặt trong bộ danh sách ấy rơi vào tình trạng bị quấy nhiễu lâu dài.
Điều 5, Mục 1, Chương II, Nghị định 19/2012/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng: 1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau: a) Không thông báo rõ ràng, công khai với người tiêu dùng về mục đích trước khi thực hiện hoạt động thu thập, sử dụng thông tin của người tiêu dùng; b) Sử dụng thông tin của người tiêu dùng không phù hợp với mục đích đã thông báo với người tiêu dùng mà không được người tiêu dùng đồng ý; đ) Chuyển giao thông tin của người tiêu dùng cho bên thứ ba khi chưa có sự đồng ý của người tiêu dùng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. 2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp thông tin có liên quan là thông tin thuộc về bí mật cá nhân người tiêu dùng. Điều 6, Mục 1, Chương II, Nghị định 63/2007/NĐ-CP, Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực công nghệ thông tin: 4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: e) Cung cấp thông tin cá nhân của người khác cho bên thứ ba trên môi trường mạng trái quy định của pháp luật hoặc không được sự đồng ý của người đó;
|
Lam Phong
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Nhập lậu hàng hóa: Thu gom nhiều súng đồ chơi trôi nổi về bán lưu động
- ·Tuyển Việt Nam: Tiến Linh là điểm tựa, nhưng vẫn chờ tài ông Kim Sang Sik
- ·Tuyển futsal Việt Nam có thể hòa Indonesia, nhưng...
- ·Nhận định tuyển futsal Việt Nam vs Indonesia, 18h ngày 10/11
- ·4 hãng xe tại Hàn Quốc thông báo triệu hồi gần 49.000 xe
- ·MU nhắm đổi gấp tân binh Joshua Zirkzee lấy Osimhen của Napoli
- ·Minh bạch môi trường kinh doanh
- ·Nhận định Man City đấu với Tottenham: Vượt khó cùng Pep Guardiola
- ·Phát hiện 6 vụ vi phạm về xuất xứ pin năng lượng mặt trời
- ·Cầu thủ Ruben Amorim cực thích sau buổi tập ở MU
- ·Nguy hiểm tính mạng nếu bỏ qua tình trạng ô tô bị vỡ bánh răng hộp số
- ·Ngành Hải quan: Chủ động, quyết liệt trong công tác chống buôn lậu
- ·Hưng Yên: Công nghiệp 4 tháng duy trì tăng trưởng
- ·Mbappe: Từ thất bại Real Madrid đến vấn đề tuyển Pháp
- ·Vận chuyển 500 con chim bồ câu không có giấy kiểm dịch bị thu giữ
- ·Thuế Lào Cai phấn đấu thu đạt 5.000 tỷ đồng
- ·Đà Nẵng: Hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ
- ·TPHCM: Ô tô nhập khẩu giảm nhẹ trong tháng 5
- ·Long An: Tiêu hủy trên 1 tấn nguyên liệu dùng sản xuất mỹ phẩm
- ·Chi phí cao "đẩy" DN vào khó khăn