会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【bongdaso ket qua】Bệnh nhân cấp cứu phải nằm dưới sàn Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch truyền dịch?!

【bongdaso ket qua】Bệnh nhân cấp cứu phải nằm dưới sàn Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch truyền dịch?

时间:2024-12-23 23:35:35 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C2 阅读:482次

Bệnh nhân cấp cứu phải nằm dưới sàn Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch truyền dịch?ệnhnhâncấpcứuphảinằmdướisànBệnhviệnPhạmNgọcThạchtruyềndịbongdaso ket qua

(Dân trí) - Nhiều người nhà phản ánh việc bệnh nhân bị Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch (TPHCM) cho nằm ghép giường ở khoa Cấp cứu. Vì quá chật chội, họ phải trải chiếu nằm dưới sàn.

Ít ngày qua, phóng viên Dân trínhận được thông tin phản ánh của một số thân nhân bệnh nhân về việc người nhà họ phải chịu cảnh khổ nằm ghép khi điều trị tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, TPHCM.

Đi cấp cứu phải ghép giường, nằm dưới đất truyền dịch?

Theo hình ảnh một độc giả gửi đến phóng viên ngày 10/11, có la liệt người trải chiếu, đeo khẩu trang nằm dưới sàn khoa Cấp cứu, Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch. Có bệnh nhân ở góc tường dưới đất tay còn cắm dây truyền dịch.

Hình ảnh bệnh nhân ở góc tường phải nằm dưới đất truyền dịch, trong khi nhiều người khác điều trị ở khoa Cấp cứu cũng chịu cảnh ghép giường (Ảnh: GĐCC).

Độc giả trên cho biết, chị đưa người nhà vào Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch cấp cứu và ngỡ ngàng khi chứng kiến nhiều trường hợp phải điều trị trong hoàn cảnh nêu trên.

Ngày 19/11, phóng viên đã tới khoa Cấp cứu, Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch để tìm hiểu ghi nhận tình hình thực tế. Thời điểm này, có hàng chục người nằm la liệt trên giường lẫn trải chiếu nằm dưới đất. Trong đó, rất nhiều trường hợp phải ghép giường, chân người này chạm đầu người kia. 

Đáng chú ý, chúng tôi ghi nhận cảnh một nam bệnh nhân nằm dưới sàn co người mệt mỏi, khi trên tay đang cắm dây nhựa nối với chai dịch truyền còn đầy. Cạnh bệnh nhân này là các giường có người nằm ghép. Có trường hợp để cả hành lý trên giường, phải ngồi dậy vì không gian quá chật.

Nhiều người nuôi bệnh tiết lộ, chính thân nhân của họ đang phải chấp nhận ghép giường và nằm dưới đất.

Ông C.V.N. (53 tuổi, quê Vĩnh Long) ra dãy ghế đá ngoài cửa ngồi, vì không chịu được cảnh chen chúc ngộp thở bên trong phòng bệnh. Người đàn ông chia sẻ, trước đó đã đưa con trai bị tràn dịch màng phổi vào Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch cấp cứu.

Một trường hợp khác nằm mệt mỏi dưới sàn khoa Cấp cứu, Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, tay vẫn đang truyền dịch (Ảnh: Diệu Linh).

Ông cho biết, con trai ông dù được bác sĩ chỉ định ở lại khoa Cấp cứu theo dõi vài ngày, nhưng phải nằm ghép giường với một bệnh nhân lớn tuổi, dù thực tế trong khoa vẫn còn một số giường trống. Vì quá chật chội và phần cũng sợ bị lây bệnh, ông bấm bụng mua chiếu trải dưới đất để con nằm đỡ.

"Tôi thấy trong khoa còn giường nhưng bác sĩ không cho nằm riêng. Bệnh nhân phải chia nhau nằm tại các giường còn lại, cứ 2 người một giường. Dù bệnh nhân nằm ghép nhưng phải đóng tiền đủ như nằm 1 giường (giá khoảng 200.000 đồng/ngày), nếu thấy chật thì tự xuống đất nằm.

Còn ai có tiền thì lên "khu cao cấp" nằm riêng, giá khoảng 1,5 triệu đồng/giường/ngày, có máy lạnh và quạt. Chúng tôi không có tiền đành nằm dưới này thôi. Chăm người thân kiểu này cực lắm, không bệnh đã thấy vậy, thì người bệnh mệt cỡ nào.

Cứ nằm trên giường chật chội, quay qua quay lại đụng nhau đau đớn, thà trải chiếu nằm dưới đất còn khỏe hơn", ông N. nói.

Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch ngày 19/11 (Ảnh: Diệu Linh).

Tương tự, anh N.I.K. (quê Bình Phước) cũng nuôi người nhà bị tổn thương phổi, và phải ghép giường dù đang trong giai đoạn điều trị ở khoa Cấp cứu, Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch.

"Tôi thấy lo lắng, vì ai vào đây cũng bị bệnh truyền nhiễmnguy hiểm như lao phổi, lại nằm cùng các bệnh nhân khác, dễ lây nhiễm chéo lẫn nhau. Bệnh viện nên chia các mặt bệnh theo khu vực khác nhau trong phòng cấp cứu, để đảm bảo sức khỏengười bệnh", anh K. bày tỏ.

Lãnh đạo bệnh viện Phạm Ngọc Thạch có né tránh?

Sau khi ghi nhận thông tin của bệnh nhân cùng việc ghi nhận thực tế các hình ảnh ở khoa Cấp cứu, Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, ngày 20/11, phóng viên đã liên hệ với lãnh đạo bệnh viện để tìm hiểu nguyên nhân.

Tối cùng ngày, bác sĩ Lê Tiến Dũng, Phó Giám đốc Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, cho biết sẽ chuyển các câu hỏi của báo Dân tríđến Ban giám đốc đơn vị cùng khoa phòng liên quan để trả lời.

Nhiều người bày tỏ nỗi lo việc ghép giường và nằm sát nhau dưới sàn Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch sẽ gây ra lây nhiễm chéo (Ảnh: Diệu Linh).

Đến ngày 22/11, khi chúng tôi liên hệ lại vì không thấy hồi âm, ông Dũng cho biết đã báo cho Ban giám đốc, nếu muốn nhận câu trả lời hãy gọi tổng đài bệnh viện và xin liên hệ với phòng Quản lý chất lượng, hoặc sang bệnh viện vào phòng Công tác xã hội làm việc.

Phóng viên tiếp tục liên hệ bác sĩ Trần Nhật Quang, lãnh đạo phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch để đặt vấn đề hẹn lịch làm việc về nội dung trên.

Bác sĩ Quang chia sẻ đã tiếp nhận các câu hỏi mà phóng viên chuyển trước đó, đồng thời cho biết, bệnh viện có nhiều giải pháp để giải quyết quá tải, được đưa vào chương trình hành động của đơn vị.

Nhưng khi được đề nghị xác định việc bệnh nhân phải nằm ghép giường, nằm dưới sàn khoa Cấp cứu, bác sĩ Quang lại yêu cầu gửi công văn sang đơn vị, với lý giải phòng Kế hoạch tổng hợp chỉ có nhiệm vụ tiếp nhận thông tin và tham mưu, Ban giám đốc mới phụ trách trả lời.

Phòng làm việc của ông Nguyễn Hữu Lân, Giám đốc Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch ngày 25/11 khóa trái cửa bên trong, nhưng phóng viên liên hệ nhiều lần không được (Ảnh: Hoàng Lê).

Ngày 25/11, phóng viên đến Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch liên hệ trong giờ làm việc thì được hướng dẫn vào phòng Văn thư. Một nhân viên tại phòng này tiếp nhận Giấy giới thiệu của Báo Dân trí, cho biết khi nào Ban giám đốc phê duyệt việc trả lời sẽ phản hồi sau.

Phóng viên gọi vào số điện thoại của ông Nguyễn Hữu Lân, Giám đốc Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, xưng rõ danh tính và nói trước đó đã gửi các câu hỏi liên quan đến việc phản ánh của bệnh nhân ở khoa Cấp cứu, tuy nhiên không thể liên lạc.

Trong khi đó, tại khu vực phòng Giám đốc, phòng họp và phòng tiếp khách Ban giám đốc đã khóa trái cửa, không thể vào liên hệ làm việc.

PV Dân tríđã phản ánh tình trạng thực tế ghi nhận ở cơ sở y tế này tới Sở y tế TPHCM. Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật thông tin.

Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch là đơn vị hạng 1 trực thuộc Sở Y tế TPHCM, địa chỉ tại số 120 đường Hồng Bàng, phường 12, quận 5, TPHCM. Bệnh viện này phụ trách chỉ đạo tuyến trong lĩnh vực khám, chữa bệnh chuyên khoa Lao và Phổi khu vực miền Nam.

Vào năm 2019, Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch để xảy ra sự việc rác thải y tế bị đưa ra ngoài bán cho người mua ve chai, phế liệu, khiến giám đốc là ông Nguyễn Hữu Lân phải nhận trách nhiệm.

Theo công bố kết quả đánh giá chất lượng bệnh viện năm 2023 của Sở Y tế TPHCM, Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch xếp hạng 50 trong tổng số 120 đơn vị được chấm điểm (bao gồm 51 bệnh viện công lập).

Hoàng Lê - Diệu Linh

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

相关内容
  • Chỉ còn 23 doanh nghiệp được cấp phép hoạt động bán hàng đa cấp đang hoạt động
  • Không mua thực phẩm bảo vệ sức khỏe Fracora Placenta Drink 150.000 mg
  • Đấu trí tập 70: Đinh Hoàng Đức chống lệnh, gọi điện cảnh cáo cả Boss
  • Lương Nguyệt Anh: Tôi và Việt Hoàn 'chạm' trong âm nhạc, đồng điệu về tâm hồn
  • Vụ bê bối điểm thi ở Hòa Bình: Hé lộ người giúp sức cho hai cán bộ Sở GD&ĐT
  • Thiên Ân trượt top 10, Brazil đăng quang Hoa hậu Hoà bình Quốc tế 2022
  • Hà Nội vào hè, thị trường váy áo chống nắng sốt hàng
  • Lê Âu Ngân Anh hôn chú rể MC nổi tiếng trong lễ vu quy
推荐内容
  • Đại biểu Quốc hội Hà Sỹ Đồng: Cần xác định rõ các động lực cho tăng trưởng kinh tế
  • Mẹ rơm tập 1: Mô 'gù' làm anh hùng cứu mỹ nhân
  • Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam miễn phí vé đối với cựu chiến binh dịp 30/4
  • Sân khấu Chèo vang lên những bài ca tình đời, tình người sâu sắc
  • Xuất khẩu gạo vào EU tiếp tục tăng trưởng mạnh nhờ EVFTA
  • Ca phẫu thuật giúp nam bệnh nhân thoát khỏi cơn đau vùng hàm mặt dai dẳng suốt 5 năm