【nhan dinh bong da.】Doanh nghiệp thủy sản tìm cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu cuối năm
Sản xuất tôm giá trị gia tăng để xuất khẩu tại Công ty CP Thực phẩm Sao Ta. Ảnh: TL |
Chế biến sâu sẽ bứt phá
Theo các doanh nghiệp xuất khẩu (XK) thủy sản, hiện nay hàng tồn kho một số nước còn khá, như: Ecuador, Ấn Độ, nhưng tập trung hàng sơ chế, cho nên hàng chế biến sâu của doanh nghiệp Việt Nam có nền tảng thuận lợi bứt phá trong 3 tháng tới, khi vào mùa lễ hội mảng dịch vụ có nhu cầu hàng chế biến sâu tăng cao.
Theo ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thủy sản Sao Ta (FMC), hiện tại, hàng xuất khẩu của FMC đã có sự tiến triển, nhất là 2 tháng gần đây, khi mức độ giảm sút được thu hẹp dần, đến hết tháng 8/2023 còn giảm 19,8% so cùng kỳ năm trước. Xu thế này còn giữ vững, khả năng cuối năm, biên độ này thu hẹp còn khoảng 10%. FMC sẽ còn tiếp tục nỗ lực, nhưng trước mắt có con số 10% này cũng khá ổn thỏa, trên nền tảng hợp đồng đang có, trong khi con số toàn ngành khả năng cao gấp rưỡi.
Với sự nỗ lực, lợi nhuận năm nay cũng đạt 90% so năm ngoái. Con số này không tạo niềm vui kỳ vọng ở đầu năm, nhưng ít ra cũng là sự an ủi khi giá tiêu thụ tôm xuống quá thấp, khiến tỉ suất lợi nhuận xuống thấp theo.
Tổng quan, đánh giá hoạt động năm 2023 không thuận lợi, từ đó có thua sút năm trước nhưng so với toàn ngành vẫn còn giữ vị thế khá tốt và nhất là năm 2023 tuy đầy khó khăn, nhưng cũng có nhiều hoạt động là nền tảng cho bước phát triển bền vững về sau.
Theo TS. Trần Hữu Hiệp, trong bối cảnh chung, xuất khẩu thủy sản khó có sự bừng sáng ngoạn mục. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều dư địa doanh nghiệp cần tận dụng để mở rộng thị trường, tăng trưởng xuất khẩu trong các tháng tiếp theo.
Diễn biến gần đây ở các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Trung Quốc khả quan hơn trong các tháng cuối năm 2023. Theo ông Hiệp, tín hiệu thị trường phục hồi rõ rệt nhất là Trung Quốc. Trong tháng 7/2023, kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này tăng 45% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt gần 180 triệu USD. Nhu cầu nhập khẩu của các nhà kinh doanh thương mại tăng khi lượng tồn kho đang vơi dần và chuẩn bị đơn hàng cho dịp lễ hội cuối năm và năm mới.
Cùng với Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản, các nước ASEAN là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn thứ 4 của Việt Nam. Đây là những thị trường được nhận định có tiềm năng lớn. Ngoài ra, một số thị trường xuất khẩu mới khu vực châu Á, Trung Đông có khả năng mở rộng. Dư địa tăng trưởng giá trị thủy sản còn nhiều chưa khai thác để tăng hàm lượng chất xám thông qua chế biến sâu, chuyển đổi số, điều phối xuất nhập khẩu và khai thác các kênh phân phối, tiêu dùng thủy sản trong nước.
Đáp ứng yêu cầu thị trường
Để đáp ứng yêu cầu ngày một cao của một số thị trường nhập khẩu, các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản đặc biệt chú ý tham gia kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh. Theo ông Hồ Quốc Lực, đây là vấn đề hết sức nóng bỏng, thời sự nổi bật cho việc đẩy mạnh tham gia thị trường châu Âu (EU và Anh). Trước mắt là hai thị trường này, nhưng chắc chắn thời gian ngắn thị trường lớn khác sẽ có đòi hỏi tương tự. Những tiêu chí ngày càng rõ nét như hành động cụ thể cho mục tiêu net zero, như tiết kiệm tài nguyên nước, sử dụng năng lượng sạch, như chỉ tiêu sử dụng bao bì có ít ra 30% từ nguyên liệu tái chế…
Những hành động này không nói chung chung mà phải định lượng rõ ràng và nhất là có bên thứ ba chứng nhận. FMC đã và đang nỗ lực cho những mục tiêu này, bởi đó là nền tảng cho bước phát triển bền vững. FMC cũng may mắn là thành viên của THE PAN GROUP. Với chiến lược xuyên suốt coi trọng hàng đầu phát triển bền vững và hoạt động minh bạch, theo tiến trình, tháng qua THE PAN GROUP đã tổ chức hội thảo các nội dung này cho các công ty thành viên và mời chuyên gia hàng đầu đến để cùng tham vấn. Qua đó nâng cao hơn ý thức cũng như hiểu biết, lẫn những kinh nghiệm cho lãnh đạo các đơn vị thành viên để chung tay thực hiện các nội dung của ESG được hoàn thiện hơn.
Các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu vào EU đã chủ động thông báo cho chủ cơ sở sơ chế cung cấp nguyên liệu, bán thành phẩm và cơ sở bảo quản thành phẩm thủy sản đăng ký với Cục Chất lượng Chế biến và Phát triển thị trường và các đơn vị trực thuộc Cục trên địa bàn phụ trách để được thẩm định, đánh giá bổ sung vào Danh sách cơ sở được phép xuất khẩu vào EU.
Cơ quan chức năng tổ chức đăng ký với cơ quan thẩm quyền EU đưa tên các cơ sở sơ chế cung cấp nguyên liệu, bán thành phẩm cho cơ sở chế biến xuất khẩu, kho độc lập bảo quản thành phẩm thủy sản vào Danh sách cơ sở được phép xuất khẩu vào EU trong trường hợp kết quả thẩm định, đánh giá đạt yêu cầu.
Đặc biệt, sau kỳ giám sát, kiểm tra, đánh giá lần thứ tư của EU về nỗ lực gỡ “thẻ vàng thủy sản” của Việt Nam vào tháng 10/2023 sắp tới, nếu có kết quả tích cực sẽ góp phần thúc đẩy xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường cao cấp gần nửa tỷ dân này.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Salon tóc Hùng Đông Tinh
- ·Tập đoàn TH muốn làm dự án khu du lịch hơn 30.000 tỷ tại Lâm Đồng
- ·Phân khúc đất nền được nhà đầu tư tìm kiếm nhiều nhất
- ·Đề xuất chính sách phát triển dịch vụ logistics phù hợp với đặc điểm tình hình của Bình Dương
- ·Vĩnh Hưng: Nước lũ dâng cao đe dọa hàng trăm hécta lúa Thu Đông
- ·7 điểm sáng của nền kinh tế 10 tháng năm 2020
- ·TP.Tân Uyên: Giá trị giải ngân vốn đầu tư công đạt 50% kế hoạch năm
- ·Công tác phòng, chống chuột, bảo vệ sản xuất trồng trọt
- ·Hợp tác xã Nông nghiệp Bình Tâm sản xuất theo hướng hữu cơ
- ·Nhân sự Hội đồng thẩm định nhiệm vụ lập Quy hoạch tổng thể hệ thống kho dự trữ quốc gia
- ·5 loại găng tay cách điện phổ biến trong ngành Điện lực
- ·Đề nghị đẩy nhanh tiến độ dự án đường tỉnh 916
- ·Cần sandbox cho công chức để thực thi hiệu quả đột phá chiến lược
- ·Điều động Thứ trưởng Bộ Công thương làm Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
- ·Ngân hàng Nhà nước tăng cung vàng miếng, liệu có cầm cương được giá vàng?
- ·Dự án KĐT gần 2.800 tỷ đồng của Trung Nguyên được gia hạn đến năm 2026
- ·Đẩy nhanh công tác đánh giá, công nhận loại đô thị các thị trấn
- ·Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng: Không liêm, không sạch thì không nói được ai
- ·Từng bước chuyển đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp
- ·Ðề nghị thực hiện cơ chế đặc thù về thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức