【bxh bd uc】Ðẩy mạnh liên kết “4 nhà”
(CMO) Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, huyện Thới Bình triển khai, nhân rộng nhiều mô hình sản xuất mang lại hiệu quả, nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Đến thời điểm này, huyện Thới Bình xuống giống vụ lúa - tôm năm 2022 được gần 19.000 ha. Trong đó, vùng nguyên liệu sản xuất lúa - tôm đặc sản an toàn với giống lúa ST24 gần 3.400 ha, giống ST25 hơn 2.700 ha; tập trung nhiều ở các xã: Trí Lực, Trí Phải, Biển Bạch Ðông và Tân Bằng.
Những năm qua, huyện chú trọng việc liên kết "4 nhà" (Nhà nước, nhà nông, nhà khoa học và doanh nghiệp), nhất là trong mô hình lúa - tôm. Khi thực hiện liên kết "4 nhà", nông dân được Nhà nước tạo điều kiện kết nối các công ty, doanh nghiệp cung ứng lúa giống, vật tư đầu vào và bao tiêu sản phẩm đầu ra. Các mô hình được tổ chức sản xuất tập trung, đồng loạt, thuận tiện cho việc quản lý.
Ðiển hình như vụ lúa - tôm năm 2021, huyện Thới Bình chọn Hợp tác xã (HTX) lúa - tôm Trí Lực thực hiện thí điểm giống lúa ST25 với diện tích 50 ha, bước đầu mang lại hiệu quả khá cao. HTX đã ký hợp đồng bao tiêu lúa hàng hoá với 3 công ty: Công ty Cỏ Mây (Ðồng Tháp), Công ty Gạo Ông Thọ (TP Hồ Chí Minh) và Công ty Tấn Vương (An Giang) với giá cao hơn thị trường từ 500-700 đồng/kg nên người dân rất phấn khởi.
Nông dân xã Trí Lực áp dụng kỹ thuật vào sản xuất nên năng suất vụ tôm càng xanh năm sau luôn cao hơn năm trước. |
Ông Lê Văn Mưa, Giám đốc HTX lúa - tôm Trí Lực, cho biết: "Giống lúa ST25 phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của địa phương, phát triển hơn các loại giống lúa khác, năng suất lúa đạt từ 5-6 tấn/ha, giá thành cao; được các công ty bao tiêu sản phẩm, từ đó mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho bà con nông dân".
Bên cạnh thuận lợi, quá trình liên kết "4 nhà" vẫn còn gặp một số khó khăn. Một số nông dân vẫn còn tập quán sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, chưa tuân thủ theo nguyên tắc “4 đúng”, chưa thực hiện theo khuyến cáo của cán bộ chuyên môn. Việc kết nối, hợp tác giữa nông dân với nông dân trong các mô hình, các tổ hợp tác, HTX và với doanh nghiệp còn lỏng lẻo nên việc trao đổi, mua bán sản phẩm còn hạn chế.
Ông Phan Văn Thuấn, Phó trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thới Bình, cho biết: “Nguyên nhân khiến cho mối liên kết “4 nhà” chưa chặt chẽ là do một số sản phẩm nông dân không nhất thiết phải gắn kết nhà máy chế biến hoặc doanh nghiệp tiêu thụ, kéo theo sản phẩm nông sản rơi vào tình trạng ùn tắc đầu ra, được mùa mất giá, thu nhập nông dân bấp bênh. Ðiển hình như đầu ra cho con tôm càng xanh, đến thời điểm này chưa có công ty nào hợp đồng bao tiêu sản phẩm”.
Ông Nguyễn Hoàng Bạo, Phó chủ tịch UBND huyện, cho biết: “Huyện Thới Bình có diện tích trồng lúa trên đất nuôi tôm lớn nhất tỉnh với gần 20.000 ha, sản lượng ước đạt trên 89.000 tấn. Huyện đang thực hiện các mô hình sản xuất lúa cho hiệu quả cao, như: canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu; chuyển đổi giống lúa chất lượng cao như ST24, ST25; cánh đồng liên kết sản xuất kết hợp với tiêu thụ sản phẩm… để người dân mặn mà hơn với cây lúa, nhằm theo kịp chỉ tiêu thu nhập của huyện NTM”. Bên cạnh đó, huyện tiếp tục lập kế hoạch phát triển kinh tế tập thể, để tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, tiêu thụ, tiến tới xây dựng thương hiệu lúa, gạo và tôm.
Ðể liên kết "4 nhà " ở huyện Thới Bình đạt hiệu quả cao, các ngành, đoàn thể cấp huyện và chính quyền địa phương cần có sự quan tâm phối hợp chỉ đạo sâu sát, vận động Nhân dân tích cực thực hiện liên kết. Trong đó, nhà khoa học cần tiếp tục xuống tận nơi, sâu sát hơn với nông dân; công ty, doanh nghiệp đầu tư giống, vật tư nông nghiệp cần hỗ trợ nông dân với giá hợp lý, bán trả chậm, có thể để nợ cuối vụ... Ðồng thời, thực hiện đúng những thoả thuận ban đầu với nông dân, tránh tình trạng "lật kèo", "đem con bỏ chợ", đẩy người dân vào tình trạng "được mùa mất giá", bị thương lái ép giá./.
Minh Phong
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Ngân hàng cảnh báo giao dịch lừa đảo qua email, khó đòi lại tiền
- ·Phát triển công nghiệp hỗ trợ gắn công nghệ thông minh
- ·Hiệu quả từ dự án “Áp dụng Hóa học xanh” tại Việt Nam
- ·Sau Saigon Square, đến lượt hàng Rolex, Gucci, tại chợ An Đông bị truy quét
- ·Triển khai thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đề ra cho năm 2020 với quyết tâm cao và khí thế mới
- ·Nguy cơ, sự cố hóa chất: Tăng giải pháp để ứng phó tốt
- ·Thu ngân sách của Ngành Hải quan: Sắp cán đích nhưng vẫn nhiều thách thức
- ·‘Cá voi bí ẩn’ tranh mua gần 400 tấn vàng
- ·Quảng Ninh: Vỡ bể nước sinh hoạt, 3 người thương vong
- ·Cục Thuế Phú Thọ tiếp tục xác định được 41 cá nhân trúng thưởng “Hóa đơn may mắn”
- ·Kiều bào tại Ba Lan trao tặng khẩu trang y tế cho tỉnh Vĩnh Phúc
- ·Sẽ có 2 phương án cấp điện năm 2022
- ·Xây dựng mô hình khu công nghiệp sinh thái: Xu hướng tất yếu!
- ·Đề xuất tăng giá thông qua việc tăng thuế đối với thuốc lá
- ·Cướp tại TP.HCM: Dùng dao đâm gục nhiều người để tẩu thoát
- ·Lấn sân sang bất động sản, bài học từ Apax, Mai Linh
- ·Tích cực khơi thông nông sản xuất khẩu
- ·Nghệ An: Sản xuất công nghiệp tăng trưởng 11,34%
- ·Tin mới nhất của Văn phòng Chính phủ về 3 đặc khu kinh tế
- ·Tháo điểm nghẽn để xanh hóa toàn diện chuỗi cung ứng thời trang Việt