【lịch phát sóng bóng đá anh】Đảng viên đi trước!
Văn kiện Đại hội XIII của Đảng chỉ rõ: “Đảng viên tự giác nêu gương để khẳng định vị trí lãnh đạo,Đảngviênđitrướlịch phát sóng bóng đá anh vai trò tiền phong, gương mẫu, tạo sự lan tỏa, thúc đẩy các phong trào cách mạng”. Điều này càng phải được thể hiện rõ đối với đảng viên là người dân tộc Khmer. Đảng viên tiền phong, gương mẫu thì “nói đồng bào mới tin, làm đồng bào mới hưởng ứng” để trở thành “cầu nối” đưa chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước bám rễ sâu hơn trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Bài 1: Tiên phong trong xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc
Gia đình là tế bào của xã hội. Để xây dựng một xã hội hạnh phúc phải bắt đầu từ mỗi gia đình. Thấm nhuần điều này, từ phum, sóc, nhiều đảng viên dân tộc Khmer đã và đang tiền phong trong phát triển kinh tế gia đình, nuôi con ăn học thành tài…
Nông dân tiêu biểu Sơn By
Ông Sơn By tự hào khoe danh hiệu Nông dân Việt Nam xuất sắc.
Đến ấp Cái Giá, xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu hỏi ông Sơn By, bà con Khmer gần như ai cũng biết, cũng nể phục bởi ông là đảng viên tiêu biểu trong phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi. Đặc biệt, năm 2021, ông là nông dân Khmer duy nhất của tỉnh Bạc Liêu được tôn vinh tại “Lễ Tôn vinh và trao danh hiệu Nông dân Việt Nam xuất sắc” ở Hà Nội.
Ông Sơn By chia sẻ: “Sống gương mẫu, kinh tế khá giả, gia đình con cái hiếu thảo thì bà con Khmer sẽ lấy đó học, làm theo”.
Khi lập gia đình, vợ chồng ông chỉ có 1 công đất trồng màu và 1 con trâu để làm vốn. Vậy mà đến nay, ông Sơn By đã có trong tay hơn 2,5ha đất sản xuất. Ông kể, trước đây, vợ chồng ông vừa trồng màu, vừa cày đất thuê, rồi nuôi heo, nấu rượu bán. Những đồng tiền kiếm được, ông tích lũy mua đất sản xuất và mở tiệm tạp hóa. Về sau, ông bán trâu mua máy cày, máy suốt lúa làm dịch vụ. “Trước đây, cày đất, suốt lúa đều đổi lấy lúa nên tôi cứ lấy lúa về phơi bán lấy tiền mua đất. Vợ chồng tôi xác định ở nông thôn phải có đất sản xuất mới mong làm giàu… Khi địa phương có giống lúa mới làm mô hình điểm, tôi tiên phong thực hiện nên đạt hiệu quả kinh tế cao. Nhờ chăm chỉ làm ăn, sống tiết kiệm, cuộc sống gia đình tôi ngày càng khá giả” - ông Sơn By chia sẻ.
Học hỏi từ những chuyến tham quan mô hình trồng trái cây ở các tỉnh, thành ĐBSCL, ông Sơn By chuyển 2 công đất trồng màu sang trồng ổi hữu cơ. Ông Sơn By cho biết: “Lúc đầu, tôi mua hơn 300 gốc về trồng và áp dụng kỹ thuật bao trái. Khi có trái, tôi tỉa bỏ bớt chỉ để từ 1 đến 2 trái/chùm và bao trái nên trái ổi đẹp, không bị sâu. Tôi thường xuyên tỉa cành, lá hư bỏ và sử dụng phân hữu cơ, kali tạo độ ngọt cho trái, tuyệt đối không sử dụng thuốc hóa học kích thích trái. Sau 1 năm trồng, thu hoạch thấy lời và ít tốn công chăm sóc nên tôi mở rộng trồng thêm 5 công nữa. Còn hai bên bờ bao tôi trồng đu đủ...”. Theo ông Sơn By, hiện nay, trên 7 công đất, ông trồng giống ổi Đài Loan, ổi ruột hồng và ổi không hạt, cho thu hoạch trái quanh năm. Đặc biệt, ông còn đầu tư hệ thống ống phun nước tự động để vừa tiết kiệm nước trong mùa khô, vừa đảm bảo độ ẩm cho cây ổi ra hoa, kết trái. Năm 2019, mô hình trồng ổi của ông Sơn By được công nhận sản phẩm đạt chuẩn OCOP mang tên ổi Hồng Sen. Từ đó, ông đăng bán ổi trên trang mạng xã hội Facebook, Zalo và giao hàng tận nơi nên nhiều khách hàng biết đến…
Nắm bắt thị trường, mạnh dạn chuyển đổi mô hình, áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại trong sản xuất và biết cách kinh doanh qua mạng xã hội nên cuộc sống ông Sơn By ngày càng khá giả. Đặc biệt, ông còn tích cực hướng dẫn kỹ thuật trồng ổi cho nông dân ở phum sóc, giúp nhiều hộ có thu nhập ổn định. Ông Nguyễn Hoàng Em, Chủ tịch UBND xã Hưng Hội, khẳng định: “Ông Sơn By có hơn 15 năm làm Bí thư Chi bộ ấp. Khi về hưu, ông là đảng viên nông dân tiêu biểu làm kinh tế giỏi, tiêu biểu tham gia các hoạt động phong trào ở địa phương. Ông cũng là người tiên phong áp dụng mô hình trồng ổi theo hướng an toàn, đạt chuẩn OCOP đầu tiên của xã”.
Quyết lo cái chữ cho con
Bà Thị Bận luôn tự hào khi nhìn vào hình tốt nghiệp đại học của con.
Câu chuyện nuôi con ăn học thành tài trong đồng bào Khmer không hiếm. Nhưng khi nhắc đến bà Thị Bận ở ấp 5, xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang, bà con Khmer nơi đây ai cũng khen ngợi. Vợ chồng bà đã không ngại việc đem ruộng đi cầm cố để nuôi con ăn học thành đạt.
Từ năm1994 đến năm 2017, bà Thị Bận tham gia công tác ở địa phương và đảm nhiệm nhiều vị trí: Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ, cán bộ dân số, Phó Bí thư Chi bộ ấp, cán bộ Hội Chữ thập đỏ. Bà luôn hoàn thành tốt công việc được giao và vinh dự được đứng vào hàng ngũ của Đảng năm 1998. Bà quan niệm: “Là cán bộ, đảng viên phải gương mẫu thì quần chúng nhìn vào mới nể phục. Trong gia đình, con cái phải thành đạt, cuộc sống phải khá giả”. “Con cái thành đạt” theo bà là phải học hành đến nơi đến chốn và học hành để đổi đời. Vậy là, vợ chồng bà quyết tâm tạo điều kiện tốt nhất cho 5 người con đi học.
Để các con ý thức được tầm quan trọng của việc học, bà thường xuyên kể về những người thành đạt nhờ phấn đấu học hành. Từ đó, các con của bà nỗ lực học tập, đạt thành tích giỏi. Nhìn các con ngoan hiền, học giỏi vợ chồng bà Bận càng có thêm động lực để vượt qua khó khăn. Khi các con nối tiếp nhau bước vào giảng đường đại học, cuộc sống gia đình ngày càng vất vả hơn. Ngoài làm ruộng, bà Bận còn nuôi heo, gà, vịt và trồng màu. Còn chồng bà thì đi làm thuê. Không đủ tiền học phí cho con, bà vay mượn bên ngoài. Và hơn 1ha đất ruộng đã lần lượt ra đi vì bà quyết “đổi đất lấy chữ cho các con”.
Dù cuộc sống túng bấn, vất vả nhưng vợ chồng bà không hề than thở mà ngược lại, bà luôn khuyên các con tập trung học thành tài. Hiện nay, 5 người con của bà Thị Bận đã tốt nghiệp đại học, có việc làm ổn định. Con trai trưởng Quách Trận đang công tác tại Công an TP Vị Thanh, cho biết: “Cha mẹ đã chịu biết bao cực nhọc để anh em tôi ai cũng tốt nghiệp đại học. Cha mẹ luôn là tấm gương sáng để con cháu noi theo”.
Giờ đây, vợ chồng bà Thị Bận chỉ còn 2 công vườn để an dưỡng tuổi già. Bà chia sẻ: “Nhìn các con thành đạt, vợ chồng tôi rất vui và hạnh phúc. Các con cất cho vợ chồng tôi nhà tường khang trang, chăm lo đầy đủ vật chất, tinh thần... Vinh dự hơn, gia đình tôi được Hội Khuyến học tỉnh Hậu Giang công nhận là gia đình hiếu học tiêu biểu”.
***Vượt lên khỏi tầm gia đình, nhiều đảng viên người dân tộc Khmer hướng đến cộng đồng và trở thành những tấm gương tiêu biểu trong phong trào xây dựng nông thôn mới, xây dựng phum, sóc ngày càng khang trang, sạch đẹp hơn.
Nhóm PV Báo Cần Thơ tiếng Khmer
(Còn tiếp)
Bài 2: Tiên phong xây dựng phum sóc
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Năm 2023, ngành nông nghiệp tiếp tục đổi mới tư duy và mô hình tăng trưởng theo hướng chất lượng
- ·Cần Thơ should strive to promote regional links: Politburo member
- ·Remarks by Party General Secretary, State President Nguyễn Phú Trọng at High
- ·Việt Nam plays a key role in Free and Open Indo
- ·Mở lại đường bay nội địa: Hà Nội đưa ra một số yêu cầu
- ·NA Standing Committee to open 49th session on Monday
- ·ASEAN cooperation more important than ever: Singaporean expert
- ·Seventh Congress of Central Public Security Party Organisation opens
- ·Yêu cầu ngăn chặn, xử lý dứt điểm tình trạng xe quá tải gây hư hỏng đê
- ·Việt Nam ready to share experience to help UK join CPTPP
- ·MBBank giảm lãi, giãn nợ, đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua khó
- ·Police must stay corruption
- ·11th Party Congress of Việt Nam People’s Army opens
- ·Top legislator hails patriotism emulation movement in Thái Nguyên
- ·Khách du lịch tấp nập, sân bay Nội Bài ra khuyến cáo
- ·Việt Nam supports efforts towards nuclear disarmament, non
- ·NA issues development strategy for State Audit Office to 2030
- ·Japanese PM Suga to visit Việt Nam on October 18
- ·Chuyên gia ADB: Hết quý III, Việt Nam có 55,1 tỉ USD trái phiếu lưu hành
- ·New decree to improve performance of civil servants