【ty le ca cuoc bong da truc tuyen】Để ngành VHTTDL cất cánh trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
VHO - Được sự lãnh đạo,ĐểngànhVHTTDLcấtcánhtrongkỷnguyênvươnmìnhcủadântộty le ca cuoc bong da truc tuyen chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, vấn đề về thể chế, chính sách và nguồn lực đang được quan tâm đúng mức và giải quyết rốt ráo, tạo đột phá cho sự nghiệp phát triển Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong thời gian tới. Đây cũng là lúc cần sự vào cuộc quyết liệt của ngành và các địa phương.
Chú trọng vai trò kiến tạo và tạo môi trường phát triển
Trong chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, Chính phủ cũng đã xác định nghệ thuật biểu diễn là một trong 12 lĩnh vực trọng yếu. Quốc hội đã thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 là thông tin rất mừng đối với những người làm nghệ thuật biểu diễn, bởi nghệ thuật biểu diễn đóng vai trò quan trọng để góp phần tạo sự chuyển biến mạnh mẽ và toàn diện trong phát triển văn hóa. Lực lượng những người làm nghệ thuật cảm thấy vô cùng vinh dự khi sẽ được đóng góp để hoàn thành mục tiêu quốc gia. Với vai trò cơ quan quản lý nhà nước tham mưu với lãnh đạo Bộ, Cục Nghệ thuật biểu diễn sẽ nghiên cứu rà soát lại các quy định, văn bản quy phạm pháp luật về nghệ thuật biểu diễn để hoàn thiện, tạo hành lang cho nghệ thuật biểu diễn và văn học phát triển, đồng thời chú trọng vai trò quản lý nhà nước và định hướng phát triển.
Sắp tới Cục Nghệ thuật biểu diễn cũng sẽ rà soát lại tất cả các quy chế, cách tổ chức của các cuộc thi, liên hoan nghệ thuật để có những đánh giá, rút kinh nghiệm và có sự điều chỉnh các nội dung cho phù hợp để góp phần thúc đẩy sự phát triển. Định hướng cho các nhà hát trực thuộc Bộ cần nêu cao vai trò đi đầu trong công tác bảo tồn, phát triển nghệ thuật biểu diễn.
Trong thời kỳ đổi mới, các đơn vị nghệ thuật cũng như các nghệ sĩ cần tập trung xây dựng những tác phẩm nghệ thuật có chất lượng, tiếp thu khoa học kỹ thuật và những tinh hoa của các quốc gia có nền nghệ thuật phát triển, đáp ứng nhu cầu của xã hội đồng thời phải làm nổi bật giá trị truyền thống về văn hóa và con người Việt Nam. Tất cả các nghệ sĩ, lực lượng sáng tạo dù trong hay ngoài công lập đều cần nâng cao nhận thức về chính trị, xã hội, văn hóa để thấy rõ hơn vai trò và trách nhiệm của những người làm nghệ thuật. Hướng tới những tác phẩm thực sự có giá trị nội dung và nghệ thuật, mang những thông điệp tích cực cho xã hội.
(Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn, NSND NGUYỄN XUÂN BẮC)
Đầu tư xây dựng hệ giá trị gia đình Việt Nam trong tình hình mới
Dưới sự chỉ đạo quyết liệt, sát sao của lãnh đạo Bộ, dấu ấn lớn nhất của công tác gia đình chính là nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách, thể hiện rõ ở các văn bản của công tác gia đình đã từng bước được hoàn thiện thể chế hóa kịp thời chủ trương, đường lối của Đảng và Hiến pháp của nhà nước. Đồng thời, Bộ VHTTDL đã chỉ đạo cơ quan tham mưu triển khai các nhiệm vụ thường xuyên như: Tổ chức các hoạt động nhân Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20.3, Ngày Gia đình Việt Nam 28.6, Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình, các nhiệm vụ về giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình, triển khai Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình, công tác người cao tuổi, trẻ em, bình đẳng giới trong gia đình tiếp tục được thực hiện có hiệu quả trên cả nước…
Để chủ trương của Đảng đi vào cuộc sống, các Bộ, ngành, địa phương cần có những hành động cụ thể, quyết liệt nhằm xây dựng gia đình Việt Nam đáp ứng giá trị Gia đình và hội nhập quốc tế. Đầu tư cho công tác xây dựng gia đình là đầu tư cho phát triển bền vững, cho dù nền khoa học trên thế giới có phát triển tối tân và hiện đại đến đâu nhưng những giá trị như: Giáo dục đạo đức, ứng xử văn hóa trong gia đình, tình cảm yêu thương gắn bó để vượt qua những trở ngại, gập ghềnh, những thăng trầm của cuộc sống, sự quan tâm chăm sóc, chia sẻ đùm bọc, động viên, khích lệ từ gia đình không gì có thể thay thế được.
(Vụ trưởng Vụ Gia đình, TS TRẦN TUYẾT ÁNH)
“Kim chỉ nam” soi đường cho thể thao Việt Nam
Năm 2024 là năm mà Thể thao Việt Nam tiếp tục được quan tâm, phát triển toàn diện. Trong đó điểm nhấn chính là việc Bộ Chính trị ban hành Kết luận 70 về phát triển thể dục thể thao trong giai đoạn mới và Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển thể dục thể thao đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đây chính là “kim chỉ nam” soi đường cho thể thao Việt Nam phát triển trong thời gian tới.
Ngày 12.11.2024, Bộ VHTTDL đã tổ chức Hội nghị trong đó đã đề ra các giải pháp cụ thể để triển khai thực hiện hiệu quả Chiến lược. Chỉ một tuần sau Hội nghị triển khai thực hiện Chiến lược do Bộ VHTTDL tổ chức, tỉnh Bình Dương đã tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện Kết luận 70 và Chiến lược phát triển thể dục thể thao nhằm thảo luận, hiến kế, đề xuất các giải pháp, cơ chế phối hợp giữa các Sở, ban, ngành, địa phương, các Hội - Liên đoàn thể thao và các cơ quan liên quan trong việc triển khai Kết luận của Bộ Chính trị và Chiến lược phát triển TDTT.
(Phó Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Bình Dương CAO VĂN CHÓNG)
Tạo thêm “sân chơi” để thúc đẩy công nghiệp văn hóa sáng tạo
Năm 2024, ngành công nghiệp văn hóa tại Việt Nam tiếp tục được chú ý, với nỗ lực nâng cao giá trị văn hóa và kinh tế từ các sản phẩm văn hóa. Các lễ hội, liên hoan, chương trình âm nhạc và sản phẩm âm nhạc trực tuyến tiếp tục phát triển mạnh mẽ.
Đặc biệt, các chương trình, liên hoan âm nhạc do Bộ VHTTDL tổ chức như: Chương trình Jazz quốc tế lần thứ I - Nha Trang 2024; Liên hoan ca múa nhạc chuyên nghiệp toàn quốc năm 2024 tổ chức tại tỉnh Vĩnh Phúc và Bình Dương... đã thu hút một lượng lớn công chúng trong và ngoài nước. Đây là dịp để các nghệ sĩ trong và ngoài nước quy tụ gặp gỡ, giao lưu học hỏi, chia sẻ và trao đổi kinh nghiệm trong hoạt động nghệ thuật, tiếp tục tạo ra những sản phẩm nghệ thuật có chất lượng phục vụ xã hội, lan tỏa tình yêu quê hương, đất nước, tình yêu âm nhạc. Những sự kiện này vừa là hoạt động mang tính chuyên môn, tính cộng đồng, góp phần phát triển âm nhạc Việt Nam, hội nhập quốc tế vừa mang lại lợi ích to lớn cho địa phương, tạo sinh kế cho người dân và góp phần thúc đẩy phát triển du lịch địa phương.
(NSND QUỐC HƯNG, Phó Giám đốc phụ trách Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam)
Thêm một dấu ấn đặc biệt trong năm
Năm 2024, ngành văn hóa đạt nhiều kết quả quan trọng, nhất là trong việc ban hành cơ chế, chính sách và pháp luật hỗ trợ phát triển. Trong lĩnh vực du lịch, Việt Nam đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ. Thành công của Hội nghị quốc tế về Du lịch nông thôn lần thứ nhất, do Bộ VHTTDL phối hợp với Tổ chức Du lịch Liên Hợp Quốc (UN Tourism) và UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức vào tháng 12.2024, là dấu ấn đặc biệt. Tại sự kiện này, làng rau Trà Quế (Hội An, Quảng Nam) được ghi danh là Làng du lịch tốt nhất năm 2024 của UN Tourism.
Sự kiện này không chỉ giúp Việt Nam quảng bá hình ảnh văn hóa và du lịch mà còn mở ra cơ hội hợp tác quốc tế chặt chẽ giữa du lịch Việt Nam, Quảng Nam và UN Tourism. Việc Việt Nam đăng cai sự kiện toàn cầu này là cơ hội để quảng bá hình ảnh văn hóa và con người Quảng Nam, thu hút du khách và tiếp tục phát triển du lịch bền vững, đặc biệt là hình ảnh “Quảng Nam - Điểm đến du lịch xanh”.
(Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Quảng Nam NGUYỄN THANH HỒNG)
Thúc đẩy xúc tiến quảng bá quốc gia
Thành tựu của ngành Du lịch trong năm 2024 là minh chứng cho sự nỗ lực của Chính phủ và toàn ngành, đến các doanh nghiệp trong việc vượt qua khó khăn và thích ứng linh hoạt.
Tuy nhiên, cũng cần nhìn thẳng vào thực tế, hiện nay các doanh nghiệp vẫn phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nhân lực, chi phí vận hành tăng cao và cạnh tranh quốc tế gay gắt. Bên cạnh đó, hạ tầng du lịch chưa đồng bộ và sự thay đổi trong nhu cầu của du khách cũng cản trở hoặc ảnh hưởng tới sự phục hồi toàn diện.
Trong bối cảnh mới, việc liên kết giữa các doanh nghiệp lữ hành, vận chuyển, lưu trú và các địa phương cần được thực hiện thông qua các chương trình hợp tác quảng bá du lịch chung, phát triển sản phẩm liên kết vùng và cải thiện hệ thống thông tin đồng bộ giữa các bên. Các mô hình như “du lịch một chạm” nên được đẩy mạnh để mang lại trải nghiệm liền mạch cho du khách.
Có thể nói, chuyển đổi số là yếu tố sống còn, giúp tối ưu hóa vận hành, cá nhân hóa trải nghiệm và nâng cao năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, doanh nghiệp gặp khó khăn về chi phí đầu tư, hạ tầng công nghệ chưa đồng bộ và thiếu nhân lực am hiểu công nghệ.
(Chủ tịch và CEO LuxGroup PHẠM HÀ)
Tập trung khai thác các thị trường tiềm năng
Trong tình hình hiện nay, khi dịch bệnh và chiến tranh, kinh tế toàn cầu suy giảm, gây ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển du lịch, Việt Nam nên tập trung khai thác các thị trường tiềm năng như: Ấn Độ, Trung Đông và mở rộng sang Bắc Mỹ, bên cạnh duy trì các thị trường chủ lực như: Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Với thị trường nội địa, cần có thêm những chương trình kích cầu và sản phẩm mới nào để duy trì sức hút đối với du khách Việt Nam. Trong đó, cần tập trung hình thành, khai thác các chương trình khuyến mãi dành cho gia đình, nhóm bạn… Nên đẩy mạnh các sản phẩm du lịch trải nghiệm như: Du lịch xanh, du lịch cộng đồng, du lịch golf, du lịch MICE và du lịch nghỉ dưỡng cao cấp… để giữ chân du khách.
Sau thời gian dài gián đoạn, tình trạng thiếu hụt nhân lực ngành Du lịch đã được giải quyết nhưng chưa triệt để. Đào tạo lại nhân lực và hợp tác với các cơ sở giáo dục đã được các doanh nghiệp du lịch triển khai, nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Cần có các chính sách hỗ trợ như: Tăng lương, xây dựng lộ trình phát triển nghề nghiệp và tạo môi trường làm việc hấp dẫn để giữ chân nhân tài.
Trong xu hướng toàn cầu hóa và ưu tiên bảo vệ môi trường, Việt Nam cần thúc đẩy du lịch bền vững thông qua các chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, bảo vệ tài nguyên, khuyến khích mô hình du lịch xanh và đầu tư vào giáo dục cộng đồng để nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường.
Chính sách để thúc đẩy phát triển du lịch giai đoạn này đã tạo các điều kiện thuận lợi cho du khách và doanh nghiệp du lịch, nhưng cần mạnh mẽ hơn trong việc hỗ trợ tài chính, cải cách thủ tục hành chính và thúc đẩy xúc tiến quảng bá quốc gia thường xuyên và quy mô hơn để giúp doanh nghiệp phục hồi nhanh hơn.
(Chủ tịch CLB Du lịch Doanh nhân trẻ Việt Nam, Tổng giám đốc SACO Travel NGUYỄN NGỌC TẤN)
Cơ hội phát triển mới
Có 3 thách thức lớn mà ngành Du lịch đang phải đối diện: Duy trì dòng khách quốc tế, biến đổi khí hậu và thiếu hụt lao động. Từ góc độ doanh nghiệp, tôi cho rằng, thị thực và thủ tục nhập cảnh vẫn là “điểm nghẽn” lớn. Du khách mong muốn các chính sách visa được tối ưu hóa hơn nữa. Ví dụ như mở rộng miễn visa cho các quốc gia có lượng khách tiềm năng lớn như: Ấn Độ, Australia, New Zealand, tăng thời hạn thị thực du lịch và quan trọng là e-visa phải thực sự thuận lợi.
Chúng tôi cũng đề xuất được nhà nước hỗ trợ các chương trình hợp tác công - tư trong đào tạo nhân lực như: Tổ chức các khóa học miễn phí hoặc trợ giá để bồi dưỡng lao động về ngoại ngữ, kỹ năng phục vụ và sử dụng công nghệ.
Các công ty trong lĩnh vực nghỉ dưỡng, du lịch biển mong muốn có cơ chế bảo vệ tài nguyên thiên nhiên tốt hơn, giảm thiểu rủi ro về môi trường, hạn chế khai thác không bền vững hoặc xử lý triệt để vấn đề ô nhiễm tại các điểm đến du lịch.
Đứng trước cơ hội phát triển nhanh và bền vững năm 2025, các công ty kỳ vọng vào sự hỗ trợ của cơ quan quản lý trong việc xây dựng nền tảng số quốc gia, nơi kết nối trực tiếp các doanh nghiệp lữ hành với khách hàng và cơ quan quản lý. Ví dụ: Ứng dụng quản lý điểm đến hoặc cổng thông tin du lịch tích hợp cho toàn quốc.
Các doanh nghiệp khai thác du lịch trải nghiệm mong muốn có cơ chế phối hợp với địa phương trong việc xây dựng các làng du lịch cộng đồng đạt chuẩn như: Hỗ trợ vốn, quy hoạch và bảo tồn văn hóa bản địa.
Liên kết vùng để mở rộng tour tuyến, có các chính sách khuyến khích liên kết liên tỉnh. Ví dụ như phát triển các tour liên vùng Tây Nguyên hoặc tuyến du lịch đường sông xuyên quốc gia (3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia) để thu hút khách lâu hơn, chi tiêu nhiều hơn.
Doanh nghiệp du lịch cũng mong muốn có sự tham gia của cơ quan quản lý trong việc tổ chức các khóa đào tạo chuyên sâu với sự kết hợp từ các đối tác quốc tế, đặc biệt trong các lĩnh vực mới như: Quản trị khách sạn, du lịch thông minh và thiết kế trải nghiệm khách hàng.
Các công ty mong muốn nhận được các ưu đãi thuế hoặc hỗ trợ về thủ tục hành chính khi phát triển các sản phẩm du lịch sáng tạo như: Tour du lịch y tế, thể thao hoặc nông nghiệp công nghệ cao. Đồng thời, doanh nghiệp cần hướng dẫn cụ thể và hỗ trợ từ phía nhà nước trong việc áp dụng các công nghệ mới như: Blockchain trong quản lý vé, thanh toán hoặc VR/AR để nâng cao trải nghiệm du khách. Thậm chí, cần áp dụng các chính sách khuyến khích hoặc ràng buộc trách nhiệm bảo vệ môi trường đối với cả cơ quan quản lý và doanh nghiệp thông qua việc cấp phép kinh doanh bền vững hoặc chứng nhận “du lịch xanh”.
(Phó Chủ tịch HHDL Quảng Ninh NGUYỄN HÀ HẢI)
Mỹ thuật hướng tới là ngành Công nghiệp văn hóa bền vững
Năm 2024, Mỹ thuật Việt Nam vẫn phát triển ổn định, nhưng chưa có sự bứt phá đáng kể, không có nhiều tác phẩm nổi bật. Ở khu vực miền Nam, đặc biệt là TP.HCM, hoạt động mỹ thuật có phần sôi động hơn. TP.HCM tổ chức trên 200 cuộc triển lãm, trong đó Hội Mỹ thuật TP.HCM đóng góp khoảng 50 cuộc. Mỗi năm, TP.HCM quảng bá hơn 5.000 tác phẩm, góp phần tạo sự phong phú trong không gian sáng tạo. Tuy nhiên, dù hoạt động sôi nổi, chất lượng các tác phẩm lại chưa thật sự ấn tượng. Các tác phẩm tham gia triển lãm, điêu khắc công cộng, đều thiếu dấu ấn riêng và tính độc đáo.
Trong những năm tới, mỹ thuật sẽ đối mặt với nhiều khó khăn, đòi hỏi các tổ chức và cơ quan nhà nước phải hỗ trợ nghệ sĩ trẻ và tạo điều kiện cho nghệ thuật mới phát triển. Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển văn hóa 2025-2035 kỳ vọng sẽ tạo nguồn lực quan trọng, giúp tạo ra tác phẩm xứng tầm. Mỹ thuật cần trở thành ngành công nghiệp văn hóa, tạo giá trị kinh tế bền vững và đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước.
(Chủ tịch Hội Mỹ thuật TP.HCM NGUYỄN XUÂN TIÊN)
Phát triển du lịch bền vững gắn với bảo tồn di sản văn hóa
Cùng với sự phát triển chung của ngành du lịch, Cần Thơ cũng đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong năm 2024. Thành phố tổ chức thành công Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ, thu hút hàng trăm nghìn khách tham quan và quảng bá hình ảnh du lịch địa phương. Công tác bảo tồn di sản văn hóa, đặc biệt là Chợ nổi Cái Răng và các di tích lịch sử, được chú trọng và phát triển. Cần Thơ cũng đẩy mạnh chuyển đổi số, xây dựng các sản phẩm du lịch mới như du lịch đường sông, du lịch cộng đồng, hợp tác với các tỉnh, thành trong nước để quảng bá du lịch.
Xu hướng du lịch bền vững, gắn liền với bảo tồn di sản văn hóa và phát huy các giá trị truyền thống, ngày càng quan trọng. Du lịch kết hợp với bảo tàng, lễ hội truyền thống và du lịch cộng đồng không chỉ thu hút du khách mà còn bảo vệ môi trường và bản sắc văn hóa. Cần Thơ là một ví dụ điển hình, với các sản phẩm du lịch như du lịch đường sông và Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ, không chỉ bảo tồn nghề truyền thống mà còn nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng địa phương.
(Giám đốc Sở VHTTDL TP Cần Thơ NGUYỄN MINH TUẤN)
(责任编辑:La liga)
- ·Từ 15/9, Bộ Công an quy định 4 trường hợp CSGT được dừng xe
- ·Lò mổ chó và hành trình chuộc chó
- ·Hớn Quản: Tập huấn công tác kiểm tra văn hóa
- ·Thị xã Bình Long thu 205 đơn vị máu tình nguyện
- ·Trong năm 2024 trung bình mỗi tháng có 6.348 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động
- ·Nghị lực vượt qua bệnh tật
- ·Bộ trưởng Bộ Y tế: 4 nguyên nhân khiến dịch sởi lan rộng
- ·Xe tải chở cá tông xe ben, tài xế tử vong
- ·(INFOGRAPHICS) Đối tượng áp dụng chính sách, chế độ trong sắp xếp tổ chức bộ máy
- ·Trao 9 triệu đồng hỗ trợ bé Đỗ Ngọc Hân và Đỗ Nhật Huy
- ·Sông Sài Gòn bị sạt lở
- ·Nổ lò nung phế liệu nhà máy thép, 12 người bị thương
- ·Bệnh nhi ung thư 7 tuổi được em trai 3 tuổi hiến tủy
- ·Vận động hơn 7 tỷ đồng vào Quỹ nhân đạo
- ·(INFOGRAPHICS) Đối tượng áp dụng chính sách, chế độ trong sắp xếp tổ chức bộ máy
- ·Mổ khẩn cấp cứu bà cụ 73 tuổi bị gan lọt vào lồng ngực
- ·Lũ quét, sạt lở đất khiến Quốc lộ 12 qua Lai Châu bị '"cắt đôi"
- ·Party chief hosts Chairman of Japanese Communist Party Presidium
- ·11 sản phẩm đáng mong đợi nhất của Apple ra mắt trong năm nay
- ·Đôi điều suy nghĩ về vấn đề phê bình trên báo chí hiện nay