【torino vs monza】LHQ kêu gọi công bằng để xóa nghèo
Kiến tạo một thế giới công bằng để xóa nghèo sau đại dịch Covid-19 được Liên Hiệp Quốc (LHQ) quan tâm kêu gọi các nước trên thế giới.
Trẻ em tại trại tị nạn ở Dessie,ọicngbằngđểtorino vs monza Ethiopia, ngày 23-8-2021. Ảnh: AFP
Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres cho biết, lần đầu tiên sau hai thập kỷ, tình trạng nghèo cùng cực đang gia tăng. Năm 2020, có gần 120 triệu người rơi vào cảnh nghèo đói khi đại dịch Covid-19 tàn phá các nền kinh tế và xã hội. Mặc dù chưa thống kê cụ thể nhưng con số này đến nay đã tăng gấp nhiều lần.
Theo ông, sự phục hồi không đồng đều đang làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng giữa các quốc gia ở Bắc bán cầu và các quốc gia Nam bán cầu. Sự bất bình đẳng trong việc tiếp cận vắc-xin ngừa Covid-19 làm cho các biến thể vi-rút SARS-CoV-2 phát triển và lây lan mạnh, khiến hàng triệu người trên thế giới tử vong và kéo dài thời kỳ suy thoái kinh tế có thể gây thiệt hại hàng nghìn tỉ USD.
Tổng Thư ký Guterres nhấn mạnh các nước trên thế giới phải chấm dứt tình trạng này, giải quyết các nguy cơ vỡ nợ và đảm bảo các khoản đầu tư cho phục hồi được đưa đến những quốc gia cần nhất, qua đó tạo cơ hội cho người nghèo xây dựng lại cuộc sống tốt hơn trong một xã hội tiến lên phía trước.
Ông Guterres nêu rõ việc xây dựng xã hội tiến lên đòi hỏi 3 cách tiếp cận mũi nhọn trong quá trình phục hồi toàn cầu.
Đầu tiên, quá trình phục hồi phải có sự chuyển đổi rõ ràng vì thế giới không thể trở lại cấu trúc như trước khi đại dịch Covid-19 xảy ra, cấu trúc đã chứng kiến những bất lợi và bất bình đẳng vốn đã khiến tình trạng nghèo đói kéo dài.
Thứ hai là phục hồi toàn diện, bao gồm mọi nhóm đối tượng trong xã hội, vì phục hồi không đồng đều sẽ khiến nhiều người bị bỏ lại phía sau, dễ bị tổn thương và có nguy cơ cao hơn, khiến các mục tiêu phát triển bền vững càng trở nên khó thực hiện hơn.
Thứ ba, việc phục hồi phải bền vững. Ở đó, các chính phủ cần lắng nghe nhiều hơn ý kiến từ những người nghèo, nhóm chịu tác động trực tiếp từ những quyết định của chính phủ.
Trong một động thái liên quan, Hội nghị Hội đồng cấp bộ trưởng của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), vừa mới diễn ra cũng đã tập trung thảo luận các giải pháp mang lại sự phục hồi cho nền kinh tế toàn cầu sau đại dịch, giải quyết các thách thức hậu đại dịch trong trung và dài hạn.
OECD nhận định triển vọng phục hồi nền kinh tế thế giới đã được cải thiện, theo đó dự báo tăng trưởng toàn cầu trong năm 2021 là 5,7%, và năm 2022 là 4,5%. Tuy nhiên, Tổng Thư ký OECD Mathias Cormann nhấn mạnh sự phục hồi này vẫn không đồng đều, đem đến nguy cơ cho cả các nền kinh tế phát triển và các thị trường mới nổi. Mặt khác, tốc độ tiêm chủng vắc-xin ngừa Covid-19 chậm chạp tại một số nền kinh tế mới nổi, đặc biệt là các nước thu nhập thấp, là một vấn đề toàn cầu. Do đó, tối ưu hóa các nỗ lực cũng như đảm bảo sự đồng đều trong quá trình phục hồi là trọng tâm của tất cả các cuộc thảo luận tại hội nghị.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cũng kêu gọi các nước phát triển nhất thế giới nhìn nhận và đối phó với tình trạng gia tăng khoảng cách giàu nghèo. Theo ông, các số liệu đã cho thấy một thực tế rõ ràng rằng, đại dịch Covid-19 và biến đổi khí hậu đã làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng giữa các nước cũng như trong chính các quốc gia, và cần có những hành động để đảo ngược tình trạng này. Ngoài ra, Mỹ có thể tài trợ cho các sáng kiến của OECD nhằm chấm dứt sự phân biệt đối xử với phụ nữ và trẻ em gái cũng như các nhóm thiểu số dễ bị tổn thương.
Giới phân tích nhận định, hệ lụy của đại dịch Covid-19 đã làm cho tỷ lệ nghèo gia tăng theo thời gian. Bên cạnh đó, bất bình đẳng giữa các nước làm cho khoảng cách chênh lệch giàu nghèo ngày càng xa hơn. Do vậy, muốn phục hồi sau đại dịch Covid-19 yếu tố cần và đủ phải tính đến công bằng trong phát triển. Có như vậy thì phục hồi toàn cầu mới mang tính bền vững.
Theo Tạp chí The Economist, mọi dịch bệnh rồi sẽ đi đến hồi kết, và Covid-19 cũng không phải ngoại lệ. Tuy nhiên, dịch bệnh này sẽ không bị xóa sổ hoàn toàn, mà chỉ dần chuyển hóa thành bệnh đặc hữu. Theo đó, hiện có tới 1,4 đến 3,6 tỉ người đã bị nhiễm Covid-19, gấp từ 6 đến 15 lần so với các số liệu được công bố chính thức. Trong khi đó, hiện chỉ có khoảng 3,8 tỉ người trên toàn cầu đã được tiêm ít nhất một liều vắc- xin Covid-19. |
HN tổng hợp
(责任编辑:Thể thao)
- ·Người tham gia giao thông có thể bị phạt tới 1 triệu đồng nếu bấm còi liên tục
- ·Ngày 3/11: Giá dầu thô bật tăng gần 3%, giá gas tiếp đà giảm
- ·Ngày 10/10: Giá lúa gạo biến động trái chiều
- ·Vietnam Idol: Huy Tuấn bị đòi 'cưới', Mỹ Tâm khóc vì thí sinh trốn mẹ đi thi
- ·Chùm ảnh Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập A0/NSMO
- ·Kết quả đấu giá biển số xe ngày 17/10: Biển tứ quý 6 Hải Phòng được chốt giá tiền tỷ
- ·Nhiều giải pháp gỡ khó cho doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán
- ·Ngày 7/10: Giá cà phê, tiêu, cao su diễn biến trái chiều
- ·Ngày 5/1: Giá gạo trong nước giảm mạnh
- ·Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay 17/12/2024
- ·Chạy thử thành công tàu ngầm mini Hoàng Sa
- ·Trung Quốc hướng tới nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với ASEAN
- ·Chuyển đổi số: Đòn bẩy để ASEAN sớm khôi phục đà tăng trưởng bền vững
- ·Ngày 21/10: Giá lúa gạo trong nước đồng loạt tăng
- ·Khẩn trương xây dựng dự thảo báo cáo chính trị trình đại hội khoá mới
- ·Các siêu thị điện máy khuyến mãi, giảm giá trên 50% nhằm thu hút khách hàng
- ·Bộ Tài chính duy trì nghiêm các giải pháp phòng, chống dịch Covid
- ·SAB giảm sâu tác động mạnh tới thị trường chứng khoán
- ·Ngày 3/1: Giá cao su thế giới đồng loạt giảm, trong nước đi ngang
- ·Ngày 11/9: Giá tiêu tăng nhẹ, cà phê và cao su biến động không đồng nhất