会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kết quả trận sevilla hôm nay】Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Phấn đấu năm 2022 đạt mức tăng trưởng GDP trên 7,5%!

【kết quả trận sevilla hôm nay】Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Phấn đấu năm 2022 đạt mức tăng trưởng GDP trên 7,5%

时间:2025-01-11 06:44:43 来源:Nhà cái uy tín 作者:World Cup 阅读:211次

Chiều 12/9,ộtrưởngNguyễnChíDũngPhấnđấunămđạtmứctăngtrưởngGDPtrêkết quả trận sevilla hôm nay Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về giữ vững ổn định kinh tếvĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng và đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế.

Đây là nội dung đã được thảo luận cách đây hơn 1 tháng. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đang xây dựng nghị quyết của Chính phủ về giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế.

Thủ tướng Chính phủ chủ trì Hội nghị về ổn định kinh tế vĩ môẢnh: VGP

Áp lực, khó khăn, thách thức ngày càng gia tăng

Phát biểu đề dẫn tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng sau khi nhấn mạnh sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế trong 8 tháng qua, đã thẳng thắn chỉ ra những áp lực, khó khăn, thách thức của nền kinh tế.  

“Tăng trưởng kinh tế trong quý III năm 2022 mặc dù dự báo đạt cao, nhưng trên nền tăng trưởng quý III năm 2021 rất thấp (-6,17% so với cùng kỳ). Áp lực và khó khăn, thách thức trong những tháng cuối năm 2022, năm 2023 ngày càng gia tăng”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.

Những khó khăn, thách thức được Bộ trưởng nhấn mạnh, trước hết là hoạt động sản xuất - kinh doanh tuy đã phục hồi nhưng còn gặp nhiều khó khăn, chủ yếu do giá xăng dầu, vật tư đầu vào, chi phí sản xuất cao, tình trạng thiếu hụt lao động cục bộ ở một số địa phương là trung tâm công nghiệp của đất nước và ngành, lĩnh vực như dệt may, lắp ráp linh kiện điện tử, chế biến gỗ, du lịch…

Trong khi đó, bối cảnh quốc tế có rất nhiều khó khăn, bất lợi, ảnh hưởng mạnh tới hoạt động sản xuất, xuất nhập khẩu và khả năng thực hiện nghĩa vụ với nhà nước của doanh nghiệp, có thể tác động tới thu ngân sách ngay từ cuối năm 2022 và đầu năm 2023.

“Giá cả hàng hóa thế giới, giá xăng dầu tuy có dấu hiệu hạ nhiệt nhưng khó dự báo; giá dầu tăng cao trong khi là nguồn nguyên liệu chính cho sản xuất và tiêu dùng; thiếu hụt, gián đoạn nguồn cung, chi phí sản xuất, vận tải toàn cầu gia tăng…, tạo áp lực lên lạm phát, giá cả hàng hóa trong nước”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.

Cũng theo Bộ trưởng, những yếu tố này chưa thể giải quyết dứt điểm trong ngắn hạn, trong khi xuất hiện những yếu tố mới, nhất là tình trạng hạn hán tại Trung Quốc, EU có thể ảnh hưởng lớn đến nguồn cung lương thực, vật tư công nghiệp đầu vào trên thế giới, khu vực trong ngắn hạn.

Để kiềm chế lạm phát gia tăng, theo Bộ trưởng, nhiều nền kinh tế lớn, trong đó có Mỹ thực hiện điều chỉnh tăng lãi suất, qua đó làm tăng giá trị đồng USD và làm giảm giá trị đồng tiền của các quốc gia khác, làm ảnh hưởng không nhỏ đến thương mại toàn cầu; làm dịch chuyển dòng vốn đầu tưngắn hạn, có xu hướng rút về và thu hẹp đầu tư; nhu cầu đồng USD lên cao, tác động rất lớn đến điều hành ổn định tỷ giá và mức dự trữ ngoại tệ của Việt Nam...

Trong bối cảnh đó, thu hút FDI của Việt Nam gặp nhiều khó khăn, FDI đăng ký cấp mới 08 tháng chỉ bằng 56,1% so với cùng kỳ, ảnh hưởng đến tiềm năng mở rộng sản lượng của khu vực FDI, và qua đó, có thể tác động kim ngạch xuất nhập khẩu, cán cân vãng lai, dự trữ ngoại hối, tỷ giá,… trong trung và dài hạn.

Chưa kể, còn là những khó khăn do thị trường xuất khẩu có thể bị thu hẹp khi kinh tế Mỹ và nhiều nước phát triển có nguy cơ rơi vào suy thoái, làm gia tăng áp lực lên nguồn thu ngoại tệ, cán cân thanh toán quốc tế.

Cân đối điện đáp ứng nhu cầu sản xuất - kinh doanh, sinh hoạt của người dân tiềm ẩn rủi ro, nguy cơ thiếu nước cho sản xuất thủy điện trên các sông lớn do ảnh hưởng của hạn hán kéo dài tại Trung Quốc…

“Đầu tư công tiếp tục là điểm nghẽn, tỷ lệ giải ngân tương tự mọi năm, chưa có chuyển biến đáng kể”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng thẳng thắn và cho biết, một số chính sách, giải pháp chậm triển khai, phần nào làm giảm hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ tăng trưởng, phục hồi nền kinh tế.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng phát biểu đề dẫn tại Hội nghị.

Cụ thể, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công từ đầu năm đến ngày 31/8/2022 đạt 39,15% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2021 (40,6%).

Những khó khăn khác được Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhắc tới, là thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sảntiềm ẩn nhiều rủi ro; dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, có nguy cơ “dịch chồng dịch”... có thể gây khó khăn cho sản xuất trong nước, bảo đảm cung - cầu lao động, hàng hóa thiết yếu.

“Nền kinh tế còn nhiều tồn tại, khó khăn, thách thức ảnh hưởng đến việc thực hiện các mục tiêu dài hạn”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Phấn đấu năm 2022 đạt mức tăng trưởng trên 7,5%

Khó khăn, thách thức là rất lớn, thế nên, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dụng cho rằng, tăng trưởng kinh tế khả năng sẽ khó khăn hơn trong quý IV và năm 2023. Hiện tại, nhiều tổ chức quốc tế cũng đã điều chỉnh tăng dự báo kinh tế 2022, song lại hạ dự báo tăng trưởng 2023 của Việt Nam.

Chính vì vậy, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, trong điều hành, tới đây, phải thực hiện nhanh, hiệu quả, thực chất, toàn diện các Nghị quyết số 01/NQ-CP và 02/NQ-CP, Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội, Chương trình phòng, chống dịch Covid-19 (2022-2023)…

Cùng với đó, chủ động ứng phó linh hoạt, kịp thời với các tình huống phát sinh, đồng thời tập trung thực hiện hiệu quả các giải pháp căn cơ trong trung và dài hạn để phấn đấu đạt các mục tiêu phát triển 5 năm đề ra; bảo đảm hài hòa, gắn kết chặt chẽ giữa việc thực hiện các giải pháp để vừa phục hồi, vừa tăng trưởng vừa giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn.

“Cần chủ động theo dõi sát diễn biến tình hình, tận dụng mọi cơ hội để thúc đẩy quá trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và duy trì động lực tăng trưởng trong dài hạn, khai thác các động lực tăng trưởng mới; tăng trưởng kinh tế vừa trên cơ sở ổn định kinh tế vĩ mô, vừa là điều kiện để giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói và nhắc đến các vấn đề liên quan đến điều hành chính sách tiền tệ và tài khóa.

Cụ thể, Ngân hàngNhà nước Việt Nam và Bộ Tài chínhcần chủ động theo dõi diễn biến, tình hình trong nước, phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng với nhau và với các cơ quan liên quan để có phản ứng chính sách kịp thời, hiệu quả, phù hợp với bối cảnh, tình hình, điều kiện nguồn lực của nền kinh tế. 

“Diễn biến nhanh, khó lường của tình hình kinh tế đòi hỏi phản ứng chính sách phải nhanh, có trọng tâm, hiệu quả, kịp thời. Đòi hỏi các bộ, cơ quan quản lý ngành cần chủ động, linh hoạt trong hành động không chờ chỉ đạo từ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hoặc đề xuất từ các cơ quan khác”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.

Cũng theo Bộ trưởng, trong bối cảnh hiện nay, chính sách tài khóa cần nâng cao chủ động trong ban hành và tổ chức thực hiện, giảm thiểu độ trễ từ xây dựng, trình cấp có thẩm quyền đến tổ chức thực hiện, thời gian tác động chính sách đến nền kinh tế, người dân, doanh nghiệp.

Các chính sách hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm cho doanh nghiệp, người dân, nhất là người nghèo, người thu nhập thấp, đồng thời bảo đảm dư địa chính sách tài khóa để hỗ trợ nền kinh tế sau năm 2023. 

Cùng với đó, phấn đấu giải ngân tối đa kế hoạch vốn đầu tư công được giao; triệt để tiết kiệm chi thường xuyên, chi sự nghiệp có tính chất đầu tư, các khoản chi chưa thực sự cần thiết; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, chống thất thu, mở rộng các cơ sở thu, phấn đấu tăng thu, tạo dư địa trong điều hành.

Trong khi đó, chính sách tiền tệ cần thận trọng, chủ động thích ứng với rủi ro lạm phát, tỷ giá, vừa bảo đảm linh hoạt để vừa kiềm chế lạm phát, vừa duy trì mặt bằng lãi suất, tỷ giá, tăng trưởng tín dụng hợp lý, đáp ứng nhu cầu tín dụng cho phục hồi sản xuất - kinh doanh; tăng cường công tác truyền thông về quan điểm, định hướng điều hành chính sách tiền tệ, góp phần tránh tâm lý kỳ vọng…

Với nỗ lực điều hành như vậy, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, sẽ phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu trong Nghị quyết số 32/2021/QH15 của Quốc hội với mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2022 vượt 7,5%.

Cùng với đó, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát năm 2022 tăng dưới 4%, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng để phấn đấu thực hiện mục tiêu tăng trưởng 5 năm (6,5-7%/năm), không làm suy yếu các động lực tăng trưởng, tìm kiếm các động lực tăng trưởng mới như kinh tế số, kinh tế xanh, chuyển đổi số…; phát triển xuất nhập khẩu, hướng đến cán cân thương mại hài hòa, bền vững.

(责任编辑:La liga)

相关内容
  • 200 phần quà tết tặng người dân xã Đồng Nai
  • Từ 15/1/2020: Bỏ quy định về cấp chứng chỉ ngoại ngữ A, B, C
  • Phú Đôn hoá thầy bói mù Đàm Vĩnh Nghêu
  • Á hậu nhí Khánh Linh dẫn chuyện trong vở kịch 'Peter và Chó sói'
  • Sập cầu tạm ở Trà Vinh khi dùng 2 xe tải để thử tải
  • LG G2 không có bản chạy Android gốc
  • Phục hồi kinh tế không đều ở châu Á cảnh báo phần còn lại thế giới
  • Xử lý nghiêm các đơn vị vi phạm bảo hành dự án giao thông
推荐内容
  • Galaxy S8 có giúp Samsung tỏa sáng trở lại sau hàng loạt sóng gió?
  • Đàm Thu Trang đón sinh nhật ở resort đắt đỏ bậc nhất Việt Nam
  • Không giảm thuế nhập khẩu nhiên liệu bay
  • Công nghệ “chặn” vi khuẩn “made in Vietnam”
  • Nâng cao hiệu quả đào tạo chương trình tích hợp và chương trình tiếng Anh toàn phần
  • Gợi ý bữa tối ba món đủ chất, dễ làm