【dortmund vs augsburg】Phát huy hơn nữa tiềm lực của trí thức người Việt Nam ở nước ngoài
Hội thảo do Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật VN vừa phối hợp với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Bộ Ngoại giao tổ chức,áthuyhơnnữatiềmlựccủatríthứcngườiViệtNamởnướcngoàdortmund vs augsburg là dịp để đánh giá công tác tập hợp, đoàn kết và phát huy đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ trong và ngoài nước xây dựng và phát triển đất nước nói chung và Liên hiệp Hội Việt Nam nói riêng.
Thông qua hội thảo phát hiện những giải pháp hay, khả thi, hiệu quả để kiến nghị với Đảng và Nhà nước nhằm phát huy hơn nữa tiềm lực của trí thức người Việt Nam ở nước ngoài đối với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ, xây dựng hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệpvà chuyển đổi sốquốc gia.
Phát biểu khai mạc hội nghị, ông Phan Xuân Dũng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tại Hội thảo Trí thức người Việt Nam ở nước ngoài tham gia xây dựng và phát triển đất nước khẳng định: “Trí thức Việt Nam là lực lượng lao động sáng tạo đặc biệt quan trọng trong tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, xây dựng kinh tếtri thức, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Xây dựng đội ngũ trí thức vững mạnh là trực tiếp nâng tầm trí tuệ của dân tộc, sức mạnh của đất nước, nâng cao năng lực lãnh đạo của Ðảng và chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị”.
Quang cảnh Hội thảo. |
Theo báo cáo tại Hội nghị, hiện lực lượng trí thức người Việt Nam ở nước ngoài ước khoảng hơn 600.000 người trong số khoảng 5,3 triệu người Việt Nam ở nước ngoài đang sinh sống, làm việc trên 130 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đây là những trí thức được đào tạo bài bản, có chuyên môn sâu, đã và đang giữ những vị trí quan trọng trong các tổ chức khoa học, trường đại học, viện nghiên cứu uy tín.
Trong nhiều năm qua đội ngũ trí thức người Việt Nam ở nước ngoài đã có nhiều đóng góp quan trọng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Tùy theo khả năng và điều kiện cụ thể, lực lượng trí thức người Việt Nam ở nước ngoài đã có nhiều phương thức đóng góp, cách làm sáng tạo, đa dạng đem lại những hiệu quả to lớn thiết thực.
Tuy nhiên, kết quả thu hút sự tham gia và đóng góp của đội ngũ trí thức Việt Nam ở nước ngoài còn chưa đạt được như mong muốn và chưa tương xứng với tiềm năng to lớn của kiều bào.
Theo ông Phạm Việt Hùng, Vụ trưởng Vụ Quan hệ kinh tế Khoa học-Công nghệ (Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài), các chính sách đã được ban hành chưa đủ mạnh, vẫn thiên về trọng đãi hơn là trọng dụng; nhiều chế độ ưu đãi hiện nay không còn phát huy hiệu quả.
Ở một số nơi, một số cấp, thủ tục hành chính còn rườm rà, phiền nhiễu. Do đó, nhiều trí thức vẫn chưa yên tâm về làm việc lâu dài ở Việt Nam, thậm chí có một số trường hợp đã về nước làm việc ổn định nhưng lại phải trở ra nước ngoài.
Trong thời gian tới, nên thu hút một số chuyên gia giỏi, chuyên gia đầu ngành cho các công trình/dự ántrọng điểm, có trình độ chuyên môn cao, có khả năng tư vấn về quản lý, điều hành, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật cao về nước tham gia các đề án, chương trình ưu tiên, đặc biệt quan trọng của quốc gia, ngành, địa phương.
Cần trao quyền cho người đứng đầu chịu trách nhiệm xem xét, đặc cách lựa chọn/tuyển dụng những cá nhân thực sự có tài năng (có thể miễn, đơn giản hóa một số quy định mang tính hành chính, thủ tục). Xem xét khả năng cấp nhà công vụ, hỗ trợ các khoản phụ cấp và đãi ngộ khác như vé máy bay cho cá nhân và gia đình, trợ cấp thuê chỗ ở, phương tiện đi lại trong thời gian làm việc trong nước.
Để phát huy các tiềm năng thế mạnh của đội ngũ trí thức, khoa học người Việt Nam ở nước ngoài, ông Từ Thành Huế, Trưởng Ban Đối ngoại Kiều bào, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đề xuất, thời gian tới cần loại bỏ các thủ tục hành chính không cần thiết đối với kiều bào; minh bạch hóa các thủ tục về xuất cảnh, nhập cảnh, đăng ký công dân, đăng ký thường trú cho người hồi hương... Tạo hành lang pháp lý thông thoáng hơn cho các dự án đầu tưcủa kiều bào.
Đặc biệt, nên tăng cường thu hút nguồn lực chất xám của kiều bào "từ xa", gián tiếp như giảng dạy ngắn hạn, tư vấn, chuyển giao công nghệ cao, làm cầu nối mời chuyên gia quốc tế đến Việt Nam, thay vì phải quay về Việt Nam làm việc dài hạn.
Các ý kiến được đưa ra tại Hội thảo sẽ được tổng hợp, cụ thể hóa thành các nội dung, hình thức nhằm phối hợp với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài nâng cao hơn nữa công tác vận động trí thức người Việt Nam ở nước ngoài tham gia xây dựng và phát triển đất nước.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Doanh nghiệp tận dụng thương mại điện tử thúc đẩy tiêu thụ hàng Việt
- ·Hà Nội: Liên tiếp phát hiện nhiều quán bar kinh doanh bình khí cười
- ·CSGT giải cứu tài xế ô tô bị cây đè trúng ở Hà Nội
- ·Bổ nhiệm ông Dương Mạnh Hùng giữ chức Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Hà Nội
- ·Công nghệ mật mã: Nền tảng bảo vệ an ninh và phát triển kinh tế số
- ·Ban chỉ đạo 389 Hà Nội: Xử lý, thu nộp ngân sách hơn 390 tỷ đồng trong tháng 7
- ·Công bố vùng nước cảng biển Trường Sa và đại diện Cảng vụ Trường Sa
- ·Đến núi Bà Đen khám phá văn hóa Khmer dịp 30.4
- ·Đối thoại kinh tế Việt Nam
- ·Cảnh báo mạo danh Công an đánh cắp thông tin tài khoản cá nhân
- ·Giá thức ăn chăn nuôi tăng cao
- ·Cảnh báo về bệnh nhiệt thán từ gia súc lây sang người
- ·“Mùa vàng” trên cánh đồng Mường Quạ
- ·Ngày hội Văn hóa
- ·Bộ Tài chính ban hành chỉ thị tăng cường bình ổn giá dịp Tết Nguyên đán năm 2023
- ·Hưng Yên: Buộc tiêu hủy gần 7.000 lít rượu không đảm bảo chất lượng
- ·Tôn vinh sắc màu văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai
- ·Hà Nội có nguy cơ thiếu nước sạch vì nhiều dự án chậm triển khai
- ·Việt Nam đạt cột mốc mới về xuất khẩu vào thị trường Singapore
- ·Hà Nam: Phát hiện kho chứa hơn 6 tấn nội tạng, mỡ động vật bẩn