【bd tile】GS Phan Huy Lê
Hung tin Giáo sư (GS), Viện sĩ, nhà giáo nhân dân Phan Huy Lê vừa qua đời đã khiến cho nhiều người cảm thấy tiếc nuối về một người thầy mẫu mực, một nhân cách lớn. Đây cũng là sự mất mát to lớn đối với giới sử học Việt Nam và quốc tế.
Nhiều học trò của GS Phan Huy Lê là các nhà sử học, nhà giáo như: Dương Trung Quốc, Nguyễn Văn Ngọc, Nghiêm Đình Vỳ, Trần Văn Nhung... khi biết thông tin ông từ trần đã không giấu được cảm xúc mất đi một cây đại thụ trong ngành Sử học và người tâm huyết giữ gìn hồn cốt lịch sử nước nhà, truyền cảm hứng yêu thích môn Lịch sử cho thế hệ trẻ.
Luôn đau đáu làm sao để thế hệ trẻ yêu thích lịch sử
Là một học trò của GS Phan Huy Lê, PGS.TS, nhà sử học Nghiêm Đình Vỳ, nguyên Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng, hết sức bàng hoàng khi biết tin người thầy của mình vừa mới từ trần. Trong tâm trí của học trò, GS Phan Huy Lê không chỉ đóng góp rất lớn đối với việc giữ gìn, phát huy những truyền thống tốt đẹp của lịch sử nước nhà đối với thế hệ trẻ mà ông còn rất quan tâm đến việc giáo dục lịch sử, truyền thống yêu nước cũng như có nhiều giải pháp để các bạn học sinh, thanh niên yêu thích khi học môn Lịch sử.
PGS.TS Nghiêm Đình Vỳ nhớ lại trong nhiều cuộc hội thảo, biên soạn về sách giáo khoa môn Lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông mới, GS Phan Huy Lê đều nhấn mạnh đến việc yêu cầu các nhà giáo, nhà biên soạn sách phải lồng ghép tinh thần yêu nước của dân tộc, cha ông ta qua các bài học.
Sự quan tâm của GS Phan Huy Lê đối với sự nghiệp giáo dục còn được thể hiện rất rõ khi quan tâm đến đội ngũ nhà giáo giảng dạy môn Lịch sử. Bởi ông cho rằng, để học sinh hứng thú và yêu thích học Lịch sử thì thầy cô giáo có vai trò hết sức quan trọng trong việc truyền đạt tri thức, cảm hứng cho các em.
Người thầy giáo mẫu mực, một nhân cách lớn
Trong những năm tháng cuối đời, dù sức khỏe thất thường, chuyển biến xấu, GS Phan Huy Lê vẫn cố gắng làm việc với tập thể nhà khoa học hàng đầu của Việt Nam để hoàn thành bộ Quốc sử 25 tập do ông làm tổng chủ biên. Đây không chỉ là nhiệm vụ được giao phó, mà còn là tâm nguyện cuối cùng của ông. GS Phan Huy Lê đã ra đi khi tâm nguyện hoàn thành bộ Quốc sử vẫn còn dang dở.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học và công nghệ cho Giáo sư sử học Phan Huy Lê (ảnh: Tuổi trẻ). |
Trước khi từ trần, mặc dù tuổi đã cao nhưng đầu tháng 6/2018, GS Phan Huy Lê vẫn thực hiện chuyến đi công tác tới Trường Sa. Điều đó cũng cho thấy, ông có lòng yêu nước sâu sắc và muốn khẳng định chủ quyền của dân tộc ở vùng biển đảo Trường Sa trong những cuốn sách nghiên cứu về lịch sử còn đang viết dở dang.
Tầm uyên bác trong các công trình Sử học của GS. Phan Huy Lê bắt nguồn từ trách nhiệm cao cả của một người thầy, vì theo ông dạy học là dạy kết quả nghiên cứu của chính mình.
GS Phan Huy Lê cũng là một trong những chuyên gia đầu tiên của nền giáo dục Việt Nam tham gia giảng dạy chuyên đề, hướng dẫn và phản biện nghiên cứu sinh trong nước và quốc tế, trong đó có nhiều học trò trực tiếp của ông đã bảo vệ thành công các luận án tiến sĩ, tiến sĩ khoa học về lịch sử.
GS.TS Nguyễn Quang Ngọc, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cho biết, gần nửa thế kỷ qua, ngoài việc giảng dạy chính ở khoa Lịch sử, ông còn dạy cho nhiều thế hệ học trò ở trường ĐH khác.
Hàng nghìn học trò qua ông đào tạo, nhiều người đã thành đạt, đang giữ những cương vị quan trọng trong các cơ quan nghiên cứu và giảng dạy ở trung ương và địa phương, ở trong nước và nước ngoài.
Theo GS.TS Nguyễn Quang Ngọc, khi biết hung tin GS Phan Huy Lê từ trần, nhiều thế hệ học trò đã bày tỏ sự tiếc nuối về một người thầy tâm huyết, một nhân cách lớn, người biết “truyền lửa” nghiên cứu, tìm hiểu về lịch sử cho thế hệ trẻ.
Nhà giáo nhân dân Phan Huy Lê ra đi khi tâm nguyện hoàn thành bộ Quốc sử gồm 25 tập chưa được thực hiện xong nhưng những gì mà ông đã gìn giữ, xây dựng, vun đắp và để lại cho đến nay sẽ mãi mãi được các thế hệ học trò tiếp bước thực hiện.
GS Phan Huy Lê sinh ngày 23/2/1934 tại xã Thạch Châu, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Ông tốt nghiệp trường ĐH Sư phạm Hà Nội năm 1956, chuyên ngành Lịch sử Việt Nam cổ trung đại. Cũng trong năm đó, ông nhận chức danh Trợ lý giảng dạy và đến 2 năm sau, khi chỉ mới 24 tuổi ông được bổ nhiệm làm Chủ nhiệm bộ môn Lịch sử Việt Nam cổ trung đại tại khoa Lịch sử trường ĐH Tổng hợp Hà Nội. GS Phan Huy Lê cũng là chủ nhiệm đầu tiên của Khoa Đông phương học (1993 - 2000) tại trường ĐH Tổng hợp Hà Nội. Năm 1980, ông được Nhà nước phong hàm Giáo sư. Tiếp tục là danh hiệu Nhà giáo ưu tú (năm 1988); Nhà giáo Nhân dân (năm 1994). Từ năm 1988 đến 2016, GS Phan Huy Lê giữ chức Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam. Từ 2016 đến nay, GS là Chủ tịch danh dự của Hội. Những đóng góp của GS Phan Huy Lê cũng được bạn bè quốc tế đánh giá cao. Năm 2011, ông được trao danh hiệu Viện sĩ Thông tấn nước ngoài của Viện Hàn lâm Văn khắc và Mỹ văn thuộc Học viện Pháp quốc. Năm 2016, trường Viễn Đông Bác cổ (EFEO) của Pháp đã trao bằng tiến sỹ danh dự cho GS Phan Huy Lê. Ngoài ra, trong suốt sự nghiệp nghiên cứu và giảng dạy GS Phan Huy Lê từng được trao nhiều huân chương, giải thưởng cao quý như: - Giải thưởng Nhà nước về Khoa học và Công nghệ năm 2000 cho công trình Tìm về cội nguồn (2 tập). - Giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học và Công nghệ năm 2016 cho công trình Lịch sử và văn hoá Việt Nam - Tiếp cận bộ phận. - Giải thưởng Quốc tế Văn hóa Á châu Kukuoka, Nhật Bản (năm 1996). - Huân chương Cành cọ Hàn lâm của Chính phủ Pháp (năm 2002). |
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Tân Hưng: Trao 2 căn nhà tình nghĩa cho gia đình có công với cách mạng
- ·Việt Nam persistently follows “One China” policy: Spokeswoman
- ·Bulgarian NA Speaker calls on young Vietnamese to seize chances to develop bilateral ties
- ·Việt Nam seeks stronger cooperation with EU: legislator
- ·Bình Phước police hailed for strong performance in maintaining local security, order
- ·NA Chairman welcomes Vice President of Lao legislature
- ·Việt Nam seeks stronger cooperation with EU: legislator
- ·Vietnamese NA leader hopes Bulgaria will support EVIPA ratification
- ·Còn hơn 900km cao tốc chờ cân đối vốn đầu tư
- ·Bulgarian NA Speaker visits Ninh Bình Province
- ·Dự báo thời tiết 17/9: Miền Bắc nắng gián đoạn, khả năng mưa chiều tối
- ·China supports Việt Nam’s development of green economy, people
- ·Vietnamese, Chinese public security ministries strengthen cooperation
- ·Bulgarian National Assembly Speaker to pay official visit to Việt Nam
- ·Xóa bỏ lo ngại bộ nhớ luôn đầy của iPhone
- ·PM outlines tasks for environment sector in 2024
- ·Fifth extraordinary session of the 15th National Assembly opens
- ·President receives outgoing New Zealand, Peruvian Ambassadors
- ·Sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt: Chính sách cần gắn với thực tiễn
- ·Improving State management and law enforcement capacity on digital transformation