【bảng xếp hạng anh b】Bộ Tài chính đề xuất phương án áp dụng các quy định về thuế tối thiểu toàn cầu
Xây dựng lộ trình áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu phù hợp với bối cảnh,ộTàichínhđềxuấtphươngánápdụngcácquyđịnhvềthuếtốithiểutoàncầbảng xếp hạng anh b tình hình thực tiễn Thuế tối thiểu toàn cầu sẽ tạo cơ hội tăng số thu nội địa với các nước đang phát triển Sớm trình Quốc hội giải pháp ứng phó thuế tối thiểu toàn cầu |
Xây dựng chính sách về thuế tối thiểu toàn cầu áp dụng từ năm 2024
Tại tờ trình về đề nghị xây dựng nghị quyết, Bộ Tài chính cho biết, ngày 8/10/2021, Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đưa ra tuyên bố Khung giải pháp hai trụ cột, trong đó Trụ cột 2 đặt ra mức thuế tối thiểu toàn cầu 15% đối với các công ty đa quốc gia, nhằm ngăn các công ty này chuyển lợi nhuận sang quốc gia có thuế suất thấp để tránh thuế.
Thuế tối thiểu toàn cầu về bản chất là thuế TNDN bổ sung đối với các trường hợp có mức thuế thực tế thấp hơn mức thuế tối thiểu do OECD đề xuất để áp dụng trên toàn cầu. Việc ban hành chính sách thuế TNDN bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu tại Việt Nam là phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc phát biểu tại hội thảo “Quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu: Kinh nghiệm áp dụng của các quốc gia, dự kiến tác động và khuyến nghị giải pháp cho Việt Nam". |
Để triển khai Trụ cột 2 (thuế tối thiểu toàn cầu), các nước có vốn đầu tư ra nước ngoài về cơ bản sẽ áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu từ năm 2024 để thu thêm phần chênh lệch từ mức thuế thực tế so với thuế tối thiểu toàn cầu (15%); trong đó có các nước có số vốn đầu tư lớn vào Việt Nam như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông, Singapore....
Cùng lúc, các nước nhận vốn đầu tư từ nước ngoài, tương tự như Việt Nam đang nghiên cứu để đưa ra chính sách ứng phó thuế tối thiểu toàn cầu, trong đó có việc áp dụng quy định Thuế bổ sung tối thiểu nội địa đạt chuẩn (QDMTT) để tránh việc nộp thuế bổ sung đối với phần thu nhập của công ty thành viên có thuế suất thực tế thấp hơn mức tối thiểu về các nước có công ty mẹ đóng trụ sở chính; đồng thời cũng nghiên cứu một số giải pháp hỗ trợ về tài chính (ví dụ như Thái Lan) để giữ chân các doanh nghiệp FDI thuộc đối tượng của thuế tối thiểu toàn cầu và thu hút các nhà đầu tư mới.
Bộ Tài chính cho biết, mục tiêu tổng thể xây dựng chính sách về thuế tối thiểu toàn cầu để áp dụng từ năm 2024 (bao gồm quy định tổng hợp thu nhập chịu thuế tối thiểu (IIR), QDMTT) và các giải pháp hỗ trợ phù hợp để giữ chân các nhà đầu tư hiện hữu và thu hút nhà đầu tư mới, đảm bảo bình đẳng giữa nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, nhà đầu tư trực tiếp và nhà đầu tư gián tiếp. Bên cạnh đó, giữ nguyên các chính sách ưu đãi hiện hành áp dụng cho các doanh nghiệp không thuộc đối tượng áp dụng của thuế tối thiểu toàn cầu.
Đối tượng áp dụng của chính sách này là công ty thành viên, công ty mẹ tối cao của tập đoàn đa quốc gia có doanh thu trong báo cáo tài chính hợp nhất của công ty mẹ tối cao ít nhất hai trong số bốn năm tài chính ngay trước năm tính thuế tương đương 750 triệu EUR trở lên, trừ các trường hợp: các tổ chức của chính phủ; tổ chức quốc tế; tổ chức phi lợi nhuận; quỹ hưu trí; quỹ đầu tư là công ty mẹ tối cao; tổ chức đầu tư bất động sản là công ty mẹ tối cao; tổ chức có ít nhất 85% giá trị tài sản thuộc sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các tổ chức nêu trên.
Hai chính sách về thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung
Về quy định QDMTT, cách xác định số thuế bổ sung theo quy định QDMTT dự kiến là:
Thuế TNDN bổ sung tối thiểu nội địa đạt chuẩn = (Tỷ lệ thuế bổ sung x Lợi nhuận vượt ngưỡng) + Thuế bổ sung được điều chỉnh cho năm hiện hành (nếu có).
Thuế TNDN bổ sung tối thiểu nội địa đạt chuẩn được xác định bằng 0 trong một năm tính thuế nếu công ty thành viên hoặc tập hợp các công ty thành viên trong năm tính thuế liên quan đáp ứng đồng thời các điều kiện sau: (1) doanh thu bình quân theo quy định GloBE tại Việt Nam dưới 10 triệu EUR; (2) thu nhập bình quân theo GloBE tại Việt Nam dưới 1 triệu EUR hoặc lỗ.
Về quy định tổng hợp thu nhập chịu thuế tối thiểu (IIR), đối tượng điều chỉnh của chính sách này là: công ty mẹ tối cao hoặc công ty mẹ bị sở hữu một phần tại Việt Nam hoặc công ty mẹ trung gian theo quy định của Chính phủ của tập đoàn đa quốc gia có doanh thu nêu trong báo cáo tài chính hợp nhất của công ty mẹ tối cao có ít nhất 2 năm trong 4 năm liền kề trước năm tính thuế tương đương 750 triệu EUR trở lên, nắm giữ (trực tiếp hoặc gián tiếp) quyền sở hữu công ty thành viên chịu thuế suất thấp tại nước ngoài theo quy định GloBE tại bất kỳ thời điểm nào trong năm tính thuế.
Các trường hợp được loại trừ gồm: các tổ chức của chính phủ, tổ chức quốc tế, tổ chức phi lợi nhuận, quỹ hưu trí, quỹ đầu tư là công ty mẹ tối cao, tổ chức đầu tư bất động sản là công ty mẹ tối cao, hoặc tổ chức có ít nhất 85% giá trị tài sản thuộc sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các các đối tượng vừa nêu theo quy định của Chính phủ.
Cách xác định số thuế bổ sung theo quy định IIR là:
Tổng thuế bổ sung tại một nước = (Tỷ lệ thuế bổ sung x Lợi nhuận vượt ngưỡng) + Thuế bổ sung được điều chỉnh cho năm hiện hành (nếu có) – Thuế bổ sung nội địa đạt chuẩn (nếu có).
Thuế bổ sung của công ty thành viên sẽ được xác định cho mỗi công ty thành viên của một nước có thu nhập GloBE trong năm tính thuế được đưa vào khi tính thu nhập ròng theo quy định GloBE tại nước đó theo công thức sau:
Thuế bổ sung của công ty thành viên = Tổng thuế bổ sung tại một nước x (Thu nhập theo quy định GloBE của công ty thành viên đó/Tổng thu nhập theo quy định GloBE của tất cả các công ty thành viên có tại nước đó).
Thuế phân bổ cho công ty mẹ từ thuế bổ sung của công ty thành viên chịu thuế suất thấp bằng số thuế bổ sung của công ty thành viên chịu thuế suất thấp theo quy định GloBE nhân với tỷ lệ sở hữu thu nhập của công ty mẹ đối với công ty thành viên chịu thuế suất thấp trong năm tính thuế.
Thuế bổ sung của công ty thành viên tại một nước được xác định bằng 0 trong một năm tính thuế nếu công ty thành viên hoặc tập hợp các công ty thành viên trong năm tính thuế liên quan đáp ứng đồng thời các điều kiện sau: doanh thu bình quân theo quy định GloBE tại Việt Nam dưới 10 triệu EUR; thu nhập bình quân theo GloBE tại Việt Nam dưới 1 triệu EUR hoặc lỗ.
Giảm thiểu hiện tượng trốn, tránh thuế, chuyển giáTheo Bộ Tài chính, việc áp dụng các quy định về thuế tối thiểu toàn cầu sẽ mang lại cho Việt Nam những cơ hội mới. Trước hết là tăng nguồn thu ngân sách nhà nước từ phần thu thuế bổ sung. Cùng với đó, việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu sẽ góp phần tăng cường hội nhập quốc tế của Việt Nam, cải cách hệ thống thuế theo hướng phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế thông qua việc sửa đổi chính sách thuế TNDN và pháp luật có liên quan. Việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu cũng giảm thiểu hiện tượng trốn thuế, tránh thuế, chuyển giá, chuyển lợi nhuận. Hiện nay, việc các nước ban hành các chính sách ưu đãi thuế TNDN để thu hút đầu tư nước ngoài khiến cho hiện tượng trốn thuế, tránh thuế, chuyển giá, chuyển lợi nhuận diễn ra ngày càng phức tạp. Các doanh nghiệp đã lợi dụng các cơ hội để chuyển lợi nhuận từ nước có thuế suất cao sang nước có thuế suất thấp hơn, từ đó xảy ra tình trạng thất thu thuế. Trong bối cảnh đó, việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu sẽ tạo một bằng chung về thuế tại tất cả các quốc gia, từ đó tránh việc cạnh tranh về thuế giữa các nước hiện nay và giảm thiểu tình trạng chuyển giá, chuyển lợi nhuận, giữ vững nguồn thu thuế. |
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Giám thị phải cảnh giác 'công nghệ gian lận' thi cử ngụy trang tinh vi
- ·Hà Nội: Hoài Đức lên quận vào năm 2020, được huy động vốn từ đất đai
- ·Khánh Hòa: Chủ dự án nhà ở xã hội nhờn luật, cư dân ôm nợ ngân hàng
- ·Khó hiểu số liệu về bất động sản tồn kho
- ·Đáp án đề thi môn Ngữ văn kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 chính xác nhất
- ·Giải pháp để bác sĩ gắn bó với y tế công lập ở Bình Dương
- ·Bệnh viện Bạch Mai thông tin vụ nhiễm độc methanol tại Bắc Ninh
- ·Giá bán căn hộ “cao cấp” khu vực Nam Từ Liêm tăng mạnh
- ·Ông Trần Bắc Hà có đúng sang Singapore chữa bệnh?
- ·Xuất hiện thuốc kháng sinh Cephalexin 500mg giả
- ·40 nhân tài ở Đà Nẵng đồng loạt xin nghỉ việc với lý do gì
- ·Thị trường bất động sản TP.HCM: Tái xuất dự án “ma”
- ·Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng: Thời của những mô hình mới
- ·4 từ do cậu con trai 4 tuổi của tỷ phú Elon Musk thốt ra gây sửng sốt
- ·Doanh thu ô tô của Trung Quốc giảm 92% do virus corona
- ·Apec Aqua Park Bắc Giang cất nóc dự án, vượt tiến độ 3 tháng
- ·Phải chi đúng, chi đủ cho khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế
- ·Thăng Long Capital Premium
- ·Lời khai của người mẹ bỏ bé trai 1 ngày vẫn còn nguyên dây rốn
- ·Bộ Y tế gia hạn thêm hơn 700 thuốc, vaccine và sinh phẩm y tế