会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【bang xep hang bong da uc】Việt Nam cam kết đóng góp tích cực vì một thế giới không còn đói nghèo lâu dài!

【bang xep hang bong da uc】Việt Nam cam kết đóng góp tích cực vì một thế giới không còn đói nghèo lâu dài

时间:2024-12-23 17:49:28 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhà cái uy tín 阅读:535次

Ngày 18/11,ệtNamcamkếtđónggóptíchcựcvìmộtthếgiớikhôngcònđóinghèolâudàbang xep hang bong da uc tại Rio de Janeiro, Brazil, Hội nghị thượng đỉnh G20 năm 2024 đã khai mạc với chủ đề “Xây dựng một thế giới công bằng và một hành tinh bền vững” dưới sự chủ trì của Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva, Chủ tịch G20 năm 2024.

Sau 19 lần tổ chức, Hội nghị thượng đỉnh G20 năm nay quy tụ sự tham gia đông đảo nhất của các nhà lãnh đạo từ trước đến nay, gồm 21 thành viên G20, 19 nước khách mời và 15 tổ chức quốc tế chủ chốt, được kỳ vọng sẽ góp phần thúc đẩy chủ nghĩa đa phương, tăng cường phối hợp chính sách vĩ mô trong giải quyết các thách thức phát triển cấp bách toàn cầu.

thu tuong
Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva và Phu nhân đón Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân. Ảnh: Nhật Bắc

Nhận lời mời của Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự hội nghị.

Xóa đói giảm nghèo là điều kiện cốt lõi để xây dựng xã hội thịnh vượng 

Hội nghị mở đầu với Lễ phát động Liên minh toàn cầu chống đói nghèo và Phiên thảo luận về cuộc chiến chống đói nghèo.

Tại đây, Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva khẳng định: “Xóa đói giảm nghèo không chỉ đảm bảo công bằng xã hội mà chính là điều kiện cốt lõi để xây dựng xã hội thịnh vượng và thế giới hòa bình”. 

Tổng thống Brazil công bố danh sách các nước sáng lập Liên minh, trong đó có Việt Nam. 

thutuong g20 1.jpg
Tổng thống Brazil công bố danh sách các nước sáng lập Liên minh toàn cầu chống đói nghèo, trong đó có Việt Nam. Ảnh: Nhật Bắc

Tại phiên thảo luận, các nhà lãnh đạo nhấn mạnh vai trò, tầm quan trọng của công cuộc xóa đói nghèo, thúc đẩy phát triển bao trùm, đồng thời, thảo luận về sự cần thiết thúc đẩy các giải pháp tăng cường hỗ trợ tài chính cho các nước thu nhập thấp để triển khai các dự án xóa đói giảm nghèo nhằm phát triển bền vững, hiệu quả hơn. Cùng với đó là hỗ trợ các nước đang phát triển tận dụng tốt hơn các cơ hội phát triển số, xanh và thông minh.

Hội nghị cũng nhấn mạnh tầm quan trọng phải giải quyết bất bình đẳng về giới tính, sắc tộc, hỗ trợ các cộng đồng yếu thế, bao gồm người bản địa và phụ nữ để giảm khoảng cách giàu nghèo trên toàn cầu.

Các nhà lãnh đạo nhất trí những thách thức toàn cầu hiện nay chỉ có thể được giải quyết bằng giải pháp đa phương và ghi nhận tầm quan trọng của việc cải cách các thể chế toàn cầu. 

3 bảo đảm chiến lược cho công cuộc xóa bỏ đói nghèo toàn cầu

Phát biểu tại phiên thảo luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi các nước cần có quyết tâm chính trị cao hơn, nguồn lực lớn hơn, hành động quyết liệt hơn cho các chương trình, dự án cụ thể, thiết thực, hiệu quả hơn. Bởi vì xóa đói nghèo không chỉ có ý nghĩa nhân văn cao cả, mà còn là một trong những nền tảng quan trọng nhất, tác động trực tiếp tới bảo đảm hòa bình, an ninh, ổn định trên toàn cầu.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu bật những thành tựu của Việt Nam như một hình mẫu thành công trong xóa đói giảm nghèo. Từ một nước nghèo đói, lạc hậu, bị tàn phá nặng nề sau gần 40 năm chiến tranh, 30 năm bị bao vây cấm vận, với đường lối đổi mới, Việt Nam đã đạt mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, đi đôi với khắc phục thiếu hụt về y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch, môi trường sống.

Nhờ vậy, Việt Nam đã về đích sớm 10 năm trong thực hiện các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc; trong đó tỷ lệ hộ nghèo giảm từ trên 58% vào đầu những năm 1990 xuống khoảng 1,9% năm 2024. Việt Nam đã vươn lên thuộc nhóm các nước xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới, nhất là lúa gạo.

Thủ tướng khẳng định Việt Nam sẽ xóa toàn bộ nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước trong năm 2025, về đích trước 5 năm so với mục tiêu đề ra.

Thutuong g20 3.jpg
Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi các nước cần có quyết tâm chính trị cao hơn, nguồn lực lớn hơn, hành động quyết liệt hơn cho công cuộc xóa đói nghèo. Ảnh: Nhật Bắc

Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam chia sẻ với các nước 3 bài học kinh nghiệm của Việt Nam trong xóa đói giảm nghèo. Đó là không hy sinh an sinh, tiến bộ, công bằng xã hội và môi trường để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần; đặc biệt coi trọng an ninh lương thực và xác định nông nghiệp là trụ đỡ của nền kinh tế; lấy con người làm trung tâm, chủ thể ưu tiên đầu tư cho con người, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo. 

Trên cơ sở đó, Thủ tướng đã đề xuất 3 bảo đảm chiến lược cho công cuộc xóa bỏ đói nghèo trên toàn cầu.

Thứ nhất, bảo đảm hòa bình, ổn định, hợp tác phát triển là điều kiện tiên quyết để xóa đói nghèo và phát triển bao trùm. G20 cần phát huy vai trò đi đầu trong bảo đảm hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển, không chính trị hóa khoa học - công nghệ, các vấn đề phát triển, nhất là thương mại, nông nghiệp và an ninh lương thực.

Thứ hai, bảo đảm hệ thống nông - lương toàn cầu hiệu quả, ổn định, thích ứng và chống chịu với biến đổi khí hậu là nền tảng lâu dài.

Thủ tướng kêu gọi G20 cần tăng cường chuyển giao công nghệ, hỗ trợ kỹ thuật, tài chính ưu đãi, quản trị thông minh cho các nước chậm và đang phát triển trong chuyển đổi nông nghiệp xanh, bền vững và hỗ trợ bảo đảm các chuỗi cung ứng lương thực cho các nước thu nhập thấp.

Thứ ba, bảo đảm đầu tư cho con người, lấy giáo dục đào tạo, an sinh xã hội là nhiệm vụ then chốt cho xây dựng xã hội hài hòa bao trùm, bền vững; lấy người dân làm trung tâm, chủ thể, mục tiêu, động lực và là nguồn lực cho phát triển bền vững; ưu tiên nguồn lực, xây dựng các chính sách thiết thực, khả thi, hiệu quả cho xóa đói, giảm nghèo, “không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Kết thúc phát biểu, Thủ tướng trích dẫn đúc kết của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Đoàn kết là sức mạnh vô địch” và trên tinh thần đó khẳng định: Việt Nam cam kết đề cao chủ nghĩa đa phương, đoàn kết quốc tế chặt chẽ, đóng góp tích cực, hiệu quả vào nỗ lực chung xây dựng một thế giới không còn đói nghèo lâu dài, một thế giới bền vững.

Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và phối hợp với các nước G20 và các tổ chức quốc tế triển khai các chương trình bảo đảm an ninh lương thực, chống đói nghèo toàn cầu.

Bài phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính đã được nhiều nước hoan nghênh và bày tỏ đồng tình, đánh giá cao.

Chiều cùng ngày, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tham dự phiên thảo luận “Cải cách các thể chế quản trị toàn cầu”. Trong năm Chủ tịch G20, Brazil đã đưa ra Lời kêu gọi hành động về cải cách quản trị toàn cầu. Đây là văn kiện đầu tiên do G20 thúc đẩy và mở cho tất cả các nước thành viên Liên Hợp Quốc tham gia.

Việt Nam là một trong những nước đang phát triển tiên phong ủng hộ Lời kêu gọi, góp phần thúc đẩy cải cách các cơ chế quản trị toàn cầu bình đẳng và hiệu quả hơn.

Hội nghị thượng đỉnh G20 năm 2024 sẽ tiếp tục diễn ra trong ngày 19/11 với Phiên họp về phát triển bền vững và chuyển đổi năng lượng. Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ tham dự và có bài phát biểu quan trọng tại phiên họp này.

(责任编辑:La liga)

相关内容
  • Chiến công oanh liệt trong lịch sử chống Mỹ cứu nước của dân tộc
  • Bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể dân tộc Dao ở Chợ Đồn
  • Ngày hội Di sản văn hóa Gia Lai 2024
  • Sử dụng công nghệ nào để phòng, chống hàng giả trên môi trường mạng?
  • Liệt sỹ chờ nơi thờ cúng đến bao giờ?
  • Vụ Xuyên Việt Oil: 22 lần đưa hối lộ theo ‘danh sách đen’ của nữ đại gia 
  • Hà Nội: Thương vong do tai nạn giao thông giảm mạnh trong dịp Tết
  • Tăng cường kiểm tra, bình ổn giá cả hàng hóa từ nay đến cuối năm 2023
推荐内容
  • Chọn mua nội thất nhà tắm: Kệ góc phòng tắm và phụ kiện
  • Dồn lực cho "cuộc chiến" chống hàng giả trên thương mại điện tử
  • Triển khai giảm giá, giảm tiền điện vì Covid
  • ADB tài trợ 165 triệu USD cho cải thiện giáo dục và phát triển nông thôn
  • Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Long An
  • Hà Nội thúc các đơn vị tăng cường cải cách thủ tục hành chính