【ty le cuoc bong da tv】Chính sách tài khóa tạo đà hoàn thành các mục tiêu nhiệm kỳ
Nguồn: Bộ Tài chính. Đồ họa: Văn Chung |
Về đích sớm, phấn đấu vượt thu ngân sách ở mức cao
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, năm 2024, dự toán thu ngân sách nhà nước (NSNN) là 1.700,99 nghìn tỷ đồng. Đến hết tháng 10/2024, thu NSNN đã gần "cán đích". Ước cả năm, thu NSNN đạt 2.025,4 nghìn tỷ đồng, bằng 119,1% so dự toán (ngân sách trung ương ước đạt 123,7% dự toán; ngân sách địa phương đạt 114,4% dự toán); trong đó, thu nội địa đạt 115,2% dự toán, thu từ dầu thô đạt 126,2% dự toán, thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 134,2% dự toán.
Cùng với việc tổ chức thực hiện tốt các luật thuế và nhiệm vụ thuế NSNN năm 2024, Bộ Tài chính đã chủ động nghiên cứu, đề xuất trình cấp có thẩm quyền tiếp tục ban hành các chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất để tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân, với quy mô hỗ trợ khoảng 191 nghìn tỷ đồng (trong đó: số tiền thuế và tiền thuê đất được gia hạn là khoảng 95 nghìn tỷ đồng; số tiền thuế, phí, lệ phí được giảm khoảng 96 nghìn tỷ đồng).
Tại Nghị quyết số 233/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024, Chính phủ giao Bộ Tài chính phấn đấu thu NSNN năm 2024 vượt ít nhất 15% dự toán được giao.
Để thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng đã yêu cầu các cơ quan, đơn vị trong ngành tập trung thi đua, triển khai quyết liệt các giải pháp, quyết tâm thu đạt ở mức cao nhất, đáp ứng kỳ vọng của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Việc phấn đấu thu ngân sách đạt và vượt dự toán có ý nghĩa hết sức quan trọng, đảm bảo nguồn chi cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Vượt thách thức, đạt mục tiêu tăng trưởng 5 năm
Trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025, một trong những mục tiêu quan trọng đó là tăng trưởng GDP bình quân 5 năm đạt từ 6,5% - 7%. Trải qua 3/5 chặng đường, tăng trưởng GDP bình quân mới đạt 5,22% (với tăng trưởng GDP 3 năm 2021 - 2023 lần lượt đạt 2,58%; 8,02% và 5,05%). Thực tế đó cho thấy, với giả định tăng trưởng GDP năm 2024 và 2025 có đạt ở các mức 7% và 8% thì cả giai đoạn 2021 - 2025 cũng chỉ đạt tăng trưởng GDP bình quân khoảng 6,13%.
Thu ngân sách vượt cao so với dự toán Việc kết hợp đồng bộ giữa chính sách tài khóa với chính sách tiền tệ và các chính sách kinh tế vĩ mô khác, sản xuất kinh doanh đã từng bước hồi phục, đà tăng trưởng kinh tế phát triển trở lại. Thu ngân sách các năm 2021, 2022, 2023 đều vượt dự toán: thu NSNN năm 2021 đạt 1.591,5 nghìn tỷ đồng, vượt 17,2% so với dự toán; năm 2022 tổng thu ngân sách đạt 1.820,3 nghìn tỷ đồng, vượt 28,6% so với dự toán; năm 2023 tổng thu ngân sách đạt 1.754,1 nghìn tỷ đồng, vượt 8,2% so với dự toán. |
Theo TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển thương hiệu và cạnh tranh, để đạt được cận dưới (6,5%) của mục tiêu GDP bình quân cho cả giai đoạn 5 năm, tăng trưởng năm 2025 phải ở mức tối thiểu 9%. Đây là mức rất thách thức và khó có thể đạt được.
Tuy nhiên, không vì thấy khó mà không làm. Với tư duy đổi mới, chiến lược và tầm nhìn xa trông rộng của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, theo các chuyên gia kinh tế, việc phấn đấu cho đạt các mục tiêu trong đó có mục tiêu tăng trưởng không phải là không có thể. Để hiện thực hóa mục tiêu đó, cần sự chung tay của các cấp, các ngành, địa phương và cộng đồng doanh nghiệp. Những cơ hội dù nhỏ nhất và ở bất cứ lĩnh vực nào đều cần được tận dụng; mỗi thách thức cần được nhận diện và hóa giải để có được những kết quả tăng trưởng tốt hơn.
Đối với ngành Tài chính, những năm qua dù nhiều thách thức, nhưng toàn ngành đã đồng lòng, nỗ lực, sáng tạo triển khai các nhiệm vụ tài chính - NSNN. Trong bối cảnh thực hiện các gói hỗ trợ tài khóa miễn, giảm, gia hạn thuế cho người dân và doanh nghiệp, làm ảnh hưởng tới nguồn thu ngân sách, Bộ Tài chính đã đồng loạt triển khai các giải pháp chống thất thu thuế. Trong đó, chống thất thu đối với các lĩnh vực thương mại điện tử, bất động sản, thu thuế của nhà cung cấp nước ngoài; quyết liệt xử lý nợ đọng thuế; đẩy mạnh chống thất thu, buôn lậu, gian lận thương mại, trốn thuế.
Nhờ đó, thu NSNN qua 4 năm đã đạt và vượt ở mức cao, với số tăng thu khoảng 1 triệu tỷ đồng. Nếu như năm 2021 thu NSNN vượt gần 15%, đến năm 2022 thu vượt 26,4% và năm 2023 thu NSNN vượt hơn 8%. Từ đó, hàng trăm nghìn tỷ đồng đã được phân bổ cho các dự án đầu tư, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Gỡ nhanh những điểm nghẽn về thể chế Trong giai đoạn vừa qua, ngành Tài chính đã chủ động, quyết liệt triển khai hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ tài chính - NSNN được giao, góp phần hỗ trợ nền kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân, ổn định vĩ mô, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, kiểm soát lạm phát, đảm bảo quốc phòng, an ninh và đời sống nhân dân. Có được kết quả trên là nhờ sự chỉ đạo kịp thời, sát sao của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, sự nỗ lực chủ động, sáng tạo của toàn ngành Tài chính, sự phối hợp hỗ trợ của các bộ, ngành và các địa phương trong thực hiện các nhiệm vụ tài chính - ngân sách. Một điểm sáng trong điều hành những năm vừa qua chính là Bộ Tài chính đã ”vượt lên chính mình”, hoàn thành công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật tài chính - NSNN. Để đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên mới, sớm hoàn thành thắng lợi các mục tiêu chiến lược mà Đảng đã đề ra, Tổng Bí thư Tô Lâm đã yêu cầu các cấp, các ngành phải tạo đột phá hơn nữa về thể chế, tháo gỡ hết các khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn để khơi thông mọi nguồn lực cho phát triển. Hưởng ứng chỉ đạo của Tổng Bí thư, Bộ Tài chính xác định đột phá về thể chế là “đột phá của đột phá” và cần đi sớm, đi trước để mở đường cho phát triển. Năm 2024, Bộ Tài chính đã hoàn thành trình các cấp có thẩm quyền nhiều dự án, đề án lớn. Chỉ trong một thời gian rất ngắn, Bộ đã hoàn thiện trình Chính phủ trình Quốc hội thông qua 1 luật sửa 9 luật; thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) và đề xuất sửa đổi theo lộ trình nhiều dự án luật thuế liên quan mật thiết đến người dân và doanh nghiệp. Chưa bao giờ Bộ Tài chính trình sửa 1 luật cho nhiều dự án luật lớn, bao trùm như thế và với nhiều kỳ vọng như thế. Các chính sách lớn Bộ Tài chính đề xuất sửa đổi, bổ sung tại dự án luật này tập trung giải quyết những vướng mắc, điểm nghẽn như tháo gỡ điểm nghẽn trong cơ chế chia sẻ, phân bổ, huy động nguồn lực ngân sách nhà nước, tài sản công, nhằm huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính nhà nước cho tăng trưởng kinh tế. Đồng thời, nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm chi phí tuân thủ, tăng cường phân cấp, phân quyền cho các cấp. |
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Người dân sắp được tự lái xe sang Trung Quốc để du lịch
- ·Tìm giải pháp phát triển bền vững ngành hàng sầu riêng của tỉnh
- ·Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang chúc tết nguyên lãnh đạo tỉnh sống tại TP. Hồ Chí Minh
- ·Niềm vui ngày họp mặt!
- ·Tìm lai lịch cô gái xăm hình bộ xương, tử vong tại chung cư Đà Nẵng
- ·14.425 thí sinh Kiên Giang đăng ký thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2023
- ·Tân Thạnh: Chuyển biến tích cực từ thực hiện Kết luận số 01 của Bộ Chính trị
- ·51 tác phẩm xuất sắc đoạt giải Báo chí tỉnh Long An năm 2024
- ·TP.HCM công bố 10 sự kiện nổi bật năm 2024
- ·Huyện Phụng Hiệp: Phát triển mới 131 mô hình thi đua “Dân vận khéo”
- ·Google Earth giúp người dùng đo khoảng cách và diện tích
- ·Cần rà soát cơ chế chính sách quy định liên quan về môi trường và khoáng sản
- ·Đội nữ Kiên Giang đứng hạng tư giải vô địch bóng chuyền bãi biển 2x2 đồng đội quốc gia năm 2022
- ·Ký kết hợp tác tìm kiếm, quy tập, hồi hương hài cốt liệt sĩ với tỉnh Preah Shihanouk
- ·Năm 2025, Đồng Phú phấn đấu thu ngân sách 367 tỷ đồng
- ·Thực hiện nghiêm việc mua và đọc báo, tạp chí của Đảng
- ·Liên đoàn Lao động tỉnh trao tặng Mái ấm Công đoàn và gắn biển công trình tại huyện Tân Hưng
- ·Long An cần nhiều giải pháp để phát triển nguồn nhân lực ngành Công nghiệp bán dẫn
- ·Bắc Kạn: Phát hiện vụ tàng trữ trái phép 200 tấn quặng
- ·Đề nghị kỷ luật nguyên Phó Chủ tịch tỉnh, Chủ tịch huyện