【kết quả trận red bull salzburg】Quảng Ninh xác định “nhìn lên, không nhìn xuống”
Ông Nguyễn Đức Long - chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh |
Chuyển “lửa” cải cách
Ngay từ đầu năm 2016, Tỉnh ủy Quảng Ninh đã có Nghị quyết số 01-NQ/TU, trong đó đặt ra mục tiêu: “Tỉnh Quảng Ninh phải duy trì vị trí trong nhóm dẫn đầu cả nước về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), đẩy mạnh việc triển khai thực hiện Nghị quyết 19-2017/NQ-CPcủa Chính phủ, tiếp tục thực hiện chương trình đồng hành cùng doanh nghiệp với mục tiêu “cùng đi, cùng đến và cùng hiệu quả”.
Sau đó, UBND tỉnh cũng ban hành Chương trình hành động về triển khai công tác hỗ trợ doanh nghiệp (DN) theo Nghị quyết số 35/NQ-CP của Chính phủ. Chương trình hành động này được Trung ương đánh giá cao về tính quyết liệt “chuyển lửa về cải cách xuống cơ sở”. Từ đó, đưa đến những kết quả chuyển biến rõ rệt trong thực hiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3 tại các Trung tâm Hành chính công. Theo đó, thời gian thành lập doanh nghiệp chỉ mất tối đa là 2 ngày, giảm 1 ngày. Thời gian cấp phép xây dựng và các thủ tục liên quan tối đa không quá 45 ngày (giảm 50% so với tổng số 90 ngày. Thời gian tiếp cận điện năng đối với lưới điện trung áp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh hiện còn 28 ngày, giảm 31 ngày (tối đa là 59 ngày). Thời gian thông quan hàng hóa qua biên giới giảm khoảng 14 giờ đối với hàng xuất khẩu và giảm hơn 1 giờ đối với hàng nhập khẩu so với NQ 19/2016…
Việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh năm 2016 ghi nhận thêm một giải pháp đặc biệt, tạo dấu ấn riêng có của Quảng Ninh, đó là việc thực hiện khảo sát trên diện rộng và công bố chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở ban ngành địa phương trong tỉnh (DDCI). Việc triển khai đánh giá và công bố xếp hạng chỉ số DDCI đã tạo nên không khí thi đua cải cách, cạnh tranh quyết liệt giữa các sở ngành địa phương góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh chung của tỉnh và của quốc gia theo Nghị quyết 19 của Chính phủ
Những nỗ lực trên đã tạo niềm tin của nhà đầu tư, cộng đồng DN ngày càng tăng, là cơ sở tạo động lực cho việc phát triển thêm gần 1.700 DN trong năm 2016, thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đạt 567 triệu USD, tăng 30% so với cùng kỳ, góp phần tạo nên bức tranh kinh tế đa dạng của Quảng Ninh trong năm qua.
Các đại biểu trao đổi bên lề hội nghị |
Quyết liệt các giải pháp
PCI là một cuộc đua liên tục, đòi hỏi sự nỗ lực không ngừng nghỉ của mỗi địa phương. Mặc dù năm 2016, PCI của tỉnh Quảng Ninh tăng 1 bậc, vươn lên vị trí số 2 trong bảng xếp hạng PCI của cả nước; tuy nhiên, tổng điểm chỉ số thành phần của Quảng Ninh mới đạt 65.60 - khoảng cách khá xa so với địa phương ở vị trí số 1 là TP.Đà Nẵng (tổng điểm là 70.00) và còn cách xa rất nhiều đến thang điểm tuyệt đối 100. Xét về điểm số cho thấy, Quảng Ninh vẫn còn rất nhiều dư địa để cải cách.
Mặt khác, tổng điểm 2016 giảm 0.15 điểm so với năm 2015 cho thấy, về thực chất, kết quả chưa có nhiều cải thiện và chưa đạt được theo mục tiêu, kỳ vọng đặt ra. So với những mục tiêu đặt ra trong kế hoạch số 2614/KH-UBND ngày 12/5/2016 của UBND tỉnh, có 01/10 chỉ số đạt và 09/10 chỉ số không đạt mục tiêu. Trong tổng số 111 chỉ số “con”, có 12/111 chỉ số “con” đạt mục tiêu và 99/111 chỉ số “con” không đạt mục tiêu.
Chính vì vậy, trong kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 19, UBND tỉnh Quảng Ninh đặt ra 9 giải pháp chủ yếu đòi hỏi các sở ngành, địa phương quyết liệt thực hiện theo phương châm: “Quảng Ninh phải nhìn lên, không nhìn xuống, không phải phấn đấu, chỉ nhằm xếp thứ hạng cao hay thấp về PCI mà mục tiêu hướng đến là tạo môi trường cạnh tranh thực sự được nâng cao, để Quảng Ninh thực sự là nơi đáng sống và đáng đến của doanh nghiệp trong việc đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh bền vững”.
Theo đó, đối với nhóm giải pháp về công tác chỉ đạo điều hành, quyết tâm duy trì và nâng cao chất lượng điều hành của chính quyền tỉnh luôn trong nhóm rất tốt với mục tiêu ưu tiên hàng đầu là phải tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi nhất cho nhà đầu tư, doanh nghiệp.
“Mục tiêu của Quảng Ninh, tiếp tục duy trì và cải thiện tốt hơn nữa nhóm các chỉ số đang ở thứ hạng tốt và rất tốt trong bảng xếp hạng PCI; chỉ đạo quyết liệt trong việc cải thiện, nâng cao một cách đột phá các chỉ số đang ở thứ hạng khá lên tốt trong năm 2017 và những năm tiếp theo”- Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh- Nguyễn Đức Long chỉ rõ.
Với định hướng đó, UBND tỉnh Quảng Ninh yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương tập trung chỉ đạo thực hiện hiệu quả các kế hoạch, chương trình hành động của Trung ương, thực hiện thật tốt chủ đề “Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; xây dựng nếp sống văn hóa văn minh” trên địa bàn; Thông báo số 65/TB-VPCP ngày 07/02/2017 của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh; chủ động bám sát Trung ương để sớm có những quyết định, cơ chế chính sách đặc thù quan trọng của tỉnh như: Luật đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn; Đề án thành lập Khu công nghiệp chuyên sâu Việt Hưng, Khu hợp tác kinh tế qua biên giới Đông Hưng - Móng Cái...
Đề cập tới nhóm giải pháp về triển khai thực hiện, UBND tỉnh Quảng Ninh xác định nhiệm vụ cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh là nhiệm vụ quan trọng ưu tiên hàng đầu và yêu cầu, sự vào cuộc của tất cả các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở.
Trong 9 nhóm giải pháp được ban hành tại Kế hoạch số 2614/KH-UBND ngày 24/2/2017, UBND tỉnh Quảng Ninh chỉ rõ cần tập trung thực hiện hiệu quả các giáp pháp trọng tâm. Trong đó, trước hết là tiếp tục rà soát, nâng cao hiệu quả cải cách thủ tục hành chính (TTHC) , đặc biệt là các TTHC liên quan đến hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; thực hiện công khai, minh bạch các TTHC, quy trình, quy định hành chính để doanh nghiệp, cá nhân tiếp cận dễ dàng nhất; tiếp tục rà soát, rút ngắn quy trình xử lý, giảm thời gian thực hiện TTHC, nhất là các thủ tục liên quan đến đầu tư, xây dựng, đất đai, cải cách về thuế, hải quan, bảo hiểm xã hội,…
Tiếp đến, từng sở, ngành và địa phương phải chủ động nghiên cứu giải pháp triển khai một cách sáng tạo, hiệu quả “3 đồng hành, 5 hỗ trợ”đối với DN theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; bám sát các nội dung, nhiệm vụ theo Nghị quyết số 35/NQ-CP, nhằm thúc đẩy phát triển doanh nghiệp về lượng và chất, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
Ông Nguyễn Đức Long - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh: “Không đổi mới, không cải cách, không soi lại mình thì sẽ tụt hậu; do đó, thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục quan tâm nâng cao chỉ số PCI, DDCI, trọng tâm là tập trung cải cách hành chính, nhất là cải cách TTHC thông qua việc phấn đấu 100% các TTHC được tiếp nhận, thẩm định, phê duyệt tại các trung tâm hành chính công và thực hiện liên thông tại các xã, phường. Đồng thời, tích cực làm tốt công tác giải phóng mặt bằng các dự án, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp triển khai dự án đúng tiến độ; thường xuyên gặp gỡ, tiếp xúc với doanh nghiệp để trực tiếp, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp”. TS. Nguyễn Đức Nhật - Trưởng nhóm nghiên cứu VietSuruey và Chương trình DDCI Quảng Ninh: “Thứ hạng điểm tuyệt đối PCI và DDCI cũng là quan trọng, nhưng quan trọng tối cao là mức độ hài lòng của cộng đồng DN, như lãnh đạo Quảng Ninh chia sẻ. Làm sao để Quảng Ninh thực sự là một nơi đáng sống, đáng đến cho mọi người dân và môi trường kinh doanh của Quảng Ninh là một môi trường kinh doanh có lợi bền vững, được bảo đảm an toàn cho tất cả DN trong và ngoài nước”. Ông Phạm Văn Thể - Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh Quảng Ninh: “Tỉnh Quảng Ninh đã có cam kết mỗi quý một lần, tỉnh sẽ gặp gỡ DN để tháo gỡ, giải quyết khó khăn vướng mắc. Năm 2016, lãnh đạo tỉnh gặp gỡ 4 lần, năm 2017 tỉnh đã có kế hoạch là sẽ mỗi quý gặp gỡ DN 1 lần. Nhưng theo tôi, việc gặp gỡ chỉ là việc hành chính ở trên diễn đàn, còn tháo gỡ trực tiếp thì hiện nay Hiệp hội DN tỉnh có tổ chức chương trình cà phê doanh nhân định kỳ 1 tháng 1 lần để giải quyết khó khăn vướng mắc cho các DN”. Ông Phạm Ngọc Thạch - Phó Trưởng ban Pháp chế của VCCI: “Một bộ phận DN đang gặp khó khăn trong việc tiếp cận những thông tin liên quan đến các quy hoạch sử dụng đất, các kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng... Chính vì vậy, nếu tỉnh Quảng Ninh có thể cải thiện được việc cung cấp thông tin cho DN một cách nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả hơn thì cũng sẽ góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho các DN; đặc biệt là các DN nhỏ và vừa. Thêm vào đó, các DN cũng mong muốn tỉnh Quảng Ninh tiếp tục có sự cải thiện đến việc tiếp cận đất đai. Một số DN, khi thực hiện các TTHC cũng gặp những khó khăn nhất định. Chính vì thế, cần đơn giản hóa các thủ tục, minh bạch hóa thông tin liên quan đến thực hiện các thủ tục này, hướng dẫn một cách rõ ràng dễ hiểu hơn cho DN”. |
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Giá vàng hôm nay 12/11: Vàng 'sập' mạnh
- ·Triệu ly sữa yêu thương, triệu nụ cười hạnh phúc
- ·5 lĩnh vực sáng tạo AI đang phát triển chóng mặt
- ·Người dân có thể nhắn tin đến tổng đài 5656 để phản ánh cuộc gọi lừa đảo
- ·Phương pháp luyện thi PTE cấp tốc cho người bận rộn
- ·Tỷ phú Warren Buffett sở hữu 4,1 tỷ USD cổ phần TSMC
- ·Sẵn sàng chi tiền cho ứng dụng hẹn hò dù khủng hoảng kinh tế
- ·Việt Nam đạt tăng trưởng kinh tế số cao nhất khu vực Đông Nam Á trong năm 2022
- ·Giá vàng hôm nay, 12/1: Liên tục gây bất ngờ
- ·Base.vn và FPT Polytecnic nhận Giải thưởng ASOCIO
- ·Đồng Tâm Group và Tập đoàn CS WIND ký kết thỏa thuận hợp tác
- ·Tối ưu vận hành nhờ khai thác hiệu quả “mỏ vàng” dữ liệu lớn
- ·Bộ T&TT đề xuất tăng nặng mức xử phạt đưa thông tin giả mạo
- ·‘RIPTwitter’ thịnh hành trên… Twitter
- ·Phạt nguội và các hình thức tra cứu phạt nguội cần biết
- ·Elon Musk thành lập hội đồng kiểm duyệt nội dung Twitter
- ·Nhân viên Trung Quốc được truy cập dữ liệu người dùng TikTok châu Âu
- ·Shopee, tiki, lazada...không còn phải nộp thuế thay người bán
- ·Giá heo hơi hôm nay 8/8/2023: Đồng loạt tăng mạnh, vì sao?
- ·VTV sẽ phát sóng độc quyền FIFA World Cup 2022