【bảng xếp.hạng seria】Công khai, minh bạch để sử dụng hiệu quả ngân sách
Do đó, việc công khai, minh bạch hoạt động tài chính – NSNN cũng chính là một bước để nâng cao trách nhiệm giải trình của các cơ quan, đơn vị; đồng thời tăng cường sự giám sát của các cấp, các ngành cũng như của cộng đồng.
Vẫn còn thất thoát, lãng phí trong chi tiêu ngân sách
Thực trạng chấp hành kỷ luật NSNN ở nhiều nơi, nhiều chỗ còn chưa nghiêm cả trong lĩnh vực thu - chi ngân sách cũng đã được người đứng đầu ngành Tài chính đề cập. Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng việc chấp hành chưa nghiêm tồn tại cả ở trung ương và các địa phương, ở các cơ quan nhà nước lẫn các doanh nghiệp, bao gồm cả doanh nghiệp FDI (đầu tư nước ngoài) và doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Trong lĩnh vực thu NSNN, tình trạng kê khai thiếu số thuế phải nộp; gian lận thương mại, chuyển giá, trốn thuế, chiếm đoạt tiền hoàn thuế còn xảy ra ở nhiều nơi. Những thông thoáng trong việc thay đổi cơ chế chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm và quản lý rủi ro, giúp các doanh nghiệp được tự khai, tự nộp thuế, làm thủ tục hoàn thuế qua mạng điện tử, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với cán bộ thuế, hải quan. Việc chuyển đổi cơ chế quản lý này là phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư - kinh doanh. Tuy nhiên, cơ chế này cũng tạo ra kẽ hở để cho một số đối tượng nộp thuế lợi dụng, chiếm đoạt tiền thuế. Minh chứng dễ thấy nhất đó là trong số 111.952 cuộc thanh tra, kiểm tra ngành Tài chính thực hiện trong năm 2017, đã kiến nghị xử lý tài chính và xử phạt vi phạm hành chính trên 55 nghìn tỷ đồng. Trong đó, cơ quan thuế đã tăng thu ngân sách 19 nghìn tỷ đồng, giảm khấu trừ là 1,8 nghìn tỷ đồng, giảm lỗ 37,6 nghìn tỷ đồng.
Trong lĩnh vực chi NSNN, vẫn còn tình trạng chi sai quy định, vượt tiêu chuẩn định mức; dự toán nhiều công trình đội vốn cao; giải ngân vốn vay ngoài nước vượt kế hoạch; nợ đọng xây dựng cơ bản còn lớn; chuyển nguồn lớn, thất thoát, lãng phí vẫn còn xảy ra ở một số đơn vị. Bên cạnh đó, một bộ phận cơ quan, đơn vị, cá nhân chưa có ý thức chấp hành pháp luật về quản lý, sử dụng ngân sách hoặc cố tình lợi dụng để tham nhũng, chiếm đoạt tiền, tài sản của nhà nước...
Người dân có thể giám sát toàn bộ quy trình ngân sách
Có thể nói, tình trạng thất thoát, lãng phí trong chi tiêu ngân sách vẫn còn là vấn đề xã hội bức xúc. Để khắc phục tình trạng này, theo ông Võ Thành Hưng, Vụ trưởng Vụ NSNN Bộ Tài chính, xu hướng trao quyền chủ động, tự chủ cho các cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc quản lý sử dụng NSNN và tài sản công sẽ tiếp tục được triển khai, nhưng đi kèm sẽ là yêu cầu trách nhiệm quản lý, trách nhiệm giải trình cao hơn từ thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương và từng cán bộ, công chức trực tiếp liên quan. Cùng với đó là vai trò của các cơ quan thanh, kiểm tra, kiểm toán, giám sát của cơ quan dân cử và người dân đối với việc quản lý, sử dụng tài sản nhà nước. Để tạo điều kiện cho việc giám sát, Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn đã bổ sung thêm các quy định về trách nhiệm thực hiện công khai ở tất cả các cấp ngân sách và cơ quan, đơn vị sử dụng NSNN.
Trên thực tế, việc công khai minh bạch ngân sách của Việt Nam ngày càng được mở rộng và phù hợp thông lệ quốc tế, công khai gắn với minh bạch ngân sách. Bên cạnh việc công khai số liệu, còn công khai báo cáo thuyết minh ngân sách. Nội dung công khai ngày càng được hoàn thiện và đầy đủ, giúp cho người dân có thể theo dõi giám sát toàn bộ quy trình ngân sách từ khâu xây dựng chính sách chế độ, trình dự toán ngân sách, thực hiện, quyết toán ngân sách, cũng như kiểm toán và việc thực hiện các khiến nghị của kiểm toán.
Ngoài ra, Luật NSNN năm 2015 đã bổ sung quy định NSNN được giám sát bởi cộng đồng và giao cho Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp chủ trì, phối hợp với các thành viên của Mặt trận tổ chức giám sát NSNN; tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân góp ý, kiểm tra, giám sát quá trình quản lý và sử dụng NSNN; phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm chế độ quản lý tài chính. Bộ Tài chính còn xây dựng báo cáo “ngân sách công dân” với nội dung và hình thức gần gũi với tiếp cận thông tin của người dân và được đăng tải trên bảng thông tin của Bộ Tài chính; cũng như cung cấp thông tin quản lý ngân sách cho người dân với nội dung và hình thức phong phú hơn.
Để siết chặt việc chấp hành kỷ cương, kỷ luật tài chính, theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, ngoài các giải pháp công khai, minh bạch và tăng cường giám sát của cộng đồng, ngành Tài chính sẽ thường xuyên rà soát, sửa đổi, bổ sung chế độ định mức chi tiêu ngân sách; quản lý chặt chẽ chi NSNN, chỉ được chi khi có dự toán được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Đồng thời, cơ quan chức năng tăng cường công tác kiểm tra, kiểm toán, thanh tra; xử lý nghiêm các sai phạm về quản lý tài chính ngân sách và quản lý tài sản của Nhà nước; thu hồi đầy đủ vào NSNN đối với các khoản chi sai chế độ, tiêu chuẩn, định mức...
Minh Anh
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Phổ biến kiến thức pháp luật đảm bảo an toàn hàng không
- ·Niềm tự hào Bao Phương Vinh
- ·Phong phú các hoạt động truyền thông về phòng chống ma túy
- ·Hiệu quả từ mô hình “Cây táo nở hoa”
- ·Nhận định, soi kèo Al Raed vs Al Jabalain, 19h30 ngày 6/1: Bất ngờ?
- ·Chuyển đổi tư duy làm luật
- ·Nỗ lực cao nhất để sớm hoàn thành kế hoạch năm
- ·Siết chặt hoạt động thu mua, kinh doanh phế liệu
- ·Nguyên nhân tai nạn đặc biệt nghiêm trọng khiến 6 người thương vong ở Hà Giang
- ·Trung tâm Chính trị TP.Tân Uyên: Khai giảng lớp bồi dưỡng lý luận chính trị dành cho đảng viên mới
- ·Microsoft sắp phát hành bộ lập trình cho kính thực tế ảo HoloLens
- ·Xã Minh Tân: Hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo và cận nghèo
- ·Tinh gọn bộ máy: Không thể 'xếp hàng xong mới chạy'!
- ·Phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia về kinh tế tập thể
- ·Bộ Công Thương bổ nhiệm Vụ trưởng Vụ Pháp chế
- ·Tăng cường phòng, chống tội phạm ma túy
- ·Tri ân cuộc đời vì nước, vì dân của Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc
- ·Tăng cường chỉnh trang đô thị vào dịp cuối năm
- ·Xe hơi tương lai sẽ là xe bay?
- ·Quan tâm phát triển đảng viên trong doanh nghiệp