【bxh vdqg trung quoc】Giáo viên xô đẩy trước mặt học sinh: Nhìn từ việc xử lý tình huống sư phạm
Thân thiện là một trong những tiêu chí xây dựng môi trường giáo dục gần gũi, lành mạnh. (Ảnh: THBT)
Kỹ năng chưa tốt
Theo TS.Nguyễn Thanh Hùng, Trưởng Khoa tâm lí giáo dục, Trường ĐH Sư phạm Huế thì cho dù lí do gì thì việc học sinh chứng kiển cảnh các giáo viên xô đẩy là câu chuyện không nên xảy ra trong môi trường giáo dục. Mà nguyên nhân dẫn đến việc này là do kỹ năng kiểm soát cảm xúc của những người liên quan chưa được tốt.
Phân tích các tình huống, ông Hùng cho thấy, cô giáo bộ môn vào giờ dạy của cô giáo khác (ở đây là giáo viên chủ nhiệm) khi chưa được phép là không đúng. Bởi cô giáo đứng tiết có quyền quyết định toàn bộ nội dung giờ dạy, trong đó có cả quyền cho phép ai được vào lớp, ai không được vào lớp.
Khi Ban Giám hiệu đến vận động cô bộ môn trả lớp nhưng cô này không trả, để xảy ra xô đẩy trước học sinh thì ảnh hưởng rất lớn đến cách nhìn nhận của học sinh với thầy cô giáo. Chúng ta không chứng kiến toàn bộ sự việc cụ thể lúc đó như thế nào nên không đánh giá hành động đẩy cô giáo ra khỏi lớp của thầy thanh tra là đúng hay không đúng.
Về nguyên tắc, khi bị đẩy ra thì con người sẽ tăng thêm ức chế, lúc đó sẽ vung tay gạt ra dẫn đến hình ảnh giống như bị khóa tay và tìm cách để thoát ra ngoài. Người ngoài cuộc chỉ xem trên clip nên chưa thể đánh giá hết. Tuy nhiên những người trong tình huống đó thì có thể chọn phương pháp linh hoạt hơn. Nếu cô không ra khỏi lớp, các thầy có thể tạm cho học sinh ra ngoài để Ban Giám hiệu hoặc nhóm thanh tra làm việc một cách nhẹ nhàng để cô bình tâm trở lại. Khi bình tâm trở lại thì phân tích đúng sai trên tinh thần tôn trọng nhau. Lúc này sẽ không có tình huống xô đẩy trước mặt học sinh và tâm lí tiếp thu của cô giáo cũng nhẹ nhàng hơn.
Riêng về tình huống học sinh đề nghị đổi giáo viên là tình huống rất nhạy cảm. Về nguyên tắc thì nhà trường phải họp tổ chuyên môn, dự giờ để đánh giá giáo viên yếu khâu nào sau đó góp ý để sửa chữa. Nếu cô không sửa được, lúc đó sẽ tiến hành đổi giáo viên. Xử lí việc này phải trên nguyên tắc bảo vệ uy tín, danh dự cho giáo viên lẫn học sinh. Nếu không trải qua các bước này thì việc thay đổi sẽ gây ức chế, ảnh hưởng đến tâm lý giáo viên, và trong trường hợp các lớp khác cũng muốn đổi thì sẽ rối, gây khó cho công tác quản lý của nhà trường.
Chuyện không đáng có
Trước đó, chuyện không hay này được bắt đầu từ đơn xin thay đổi giáo viên dạy môn văn của tập thể học sinh lớp 10A9 gửi Ban Giám hiệu trường THPT Hai Bà Trưng. Theo học sinh, các em cần một giáo viên dạy văn mới có phương pháp phù hợp hơn.
Hiệu trưởng Trường THPT Hai Bà Trưng trong buổi làm việc với các phóng viên về việc xảy ra ở trường. (Ảnh: Dương Quang Nhật)
Nhận đơn, lãnh đạo nhà trường đã có buổi làm việc với tập thể lớp, sau đó đã điều chuyển cô giáo sang dạy ở lớp khác. Trong tiết dạy cuối cùng tại lớp 10A9 hôm 22/10, giáo viên này đề nghị học sinh trong lớp tường trình buổi làm việc của lãnh đạo trường với tập thể lớp rồi kí tên. Đồng thời hỏi từng học sinh về tình cảm của cá nhân đó dành cho mình rồi dùng điện thoại quay lại. Nhận thấy đây là việc làm không phù hợp nên nhiều em từ chối. Vì vậy thời gian dành cho việc này của cô bị kéo dài sang tiết sinh hoạt cuối tuần của giáo viên chủ nhiệm với tập thể lớp.
Trở về sau cuộc họp với Ban Giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm bắt gặp cảnh đồng nghiệp đang yêu cầu học sinh làm việc ngoài chuyên môn nên yêu cầu dừng lại, trả lớp cho mình nhưng không được đồng ý. Bất ngờ cô giáo dạy văn rút điện thoại chĩa vào mặt giáo viên chủ nhiệm rồi quay sang chất vấn lỗi… vào lớp muộn giờ. Trước tình hình này, giáo viên chủ nhiệm đã ra ngoài gọi điện cầu cứu Ban Giám hiệu và trường đã cử tổ công tác ba người gồm một thầy hiệu phó, một thầy trưởng ban thanh tra, một nhân viên bảo vệ lên lớp để giải quyết. Sau khi động viên cô dạy văn trả lớp nhưng cô không hợp tác, thầy trưởng ban thanh tra đã cầm tay cô đẩy ra ngoài.
Ông Ngô Đức Thức, Hiệu trưởng Trường THPT Hai Bà Trưng cho biết đây là sự việc rất đáng tiếc, có lỗi, trách nhiệm từ nhiều phía. Đầu tiên là giáo viên bộ môn đã vào giờ dạy của giáo viên khác khi chưa được phép. Tiếp đó là lỗi xử lý tình huống, dù mục đích là tốt, nhưng hành động hơi cứng dễ gây suy diễn, hiểu nhầm. Tiếp nữa là trách nhiệm quản lí của hiệu trưởng. Dự kiến hôm nay, ngày 29/10, nhà trường sẽ làm việc với các bên liên quan để đưa ra kết luận xử lý cuối cùng.
Dương Quang Nhật
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Thêm bằng chứng về khả năng gây ung thư của thuốc lá điện tử
- ·Giá iPhone 12 giảm giá sâu, về mức thấp nhất từ khi ra mắt
- ·Một doanh nghiệp nợ gần 350 tỷ đồng tiền thuế tại Hà Nội
- ·Tổng cục Thuế bổ nhiệm Phó Vụ trưởng Vụ Dự toán thu thuế
- ·Quảng Ninh: Tụt nóc lò, một công nhân than Dương Huy tử vong
- ·Áp dụng biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt như thế nào cho đúng
- ·Hướng dẫn khai chỉ tiêu thông tin phương tiện giao thông nhập khẩu
- ·Hải quan Hà Nội sẽ đạt số thu ngân sách nhà nước theo chỉ tiêu phấn đấu
- ·Hà Nội: Công nghiệp và xuất khẩu tăng trưởng cao nhất trong 4 năm
- ·Cải cách kiểm tra chuyên ngành: Triển khai hiệu quả mô hình mới từ năm 2022
- ·Người Hà Nội không phải lo dự trữ thực phẩm Tết vì lý do này
- ·Chứng khoán 2/6: Quỹ Warburg Pincus rót 250triệu USD vào Novaland
- ·Hải quan Bắc Ninh tăng thu hơn 11,7 tỷ đồng từ hậu kiểm
- ·Tập trung rà soát, đề xuất giải pháp hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách
- ·Đáp án môn Lịch sử mã đề 305 THPT Quốc gia 2018 chính xác nhất
- ·Năm 2021 tiếp tục rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính thuế
- ·Golf Long Thành tài trợ 10 tỷ đồng cho chương trình ‘Mẹ đỡ đầu’ tỉnh Đồng Nai
- ·Vay 10 triệu qua app phải trả 15 triệu đồng sau 5 ngày
- ·Vụ hiệp sĩ Sài Gòn bị đâm tử vong: Tin mới nhất về dấu vết nhóm trộm đâm các hiệp sĩ
- ·Xử lý thuế linh kiện ô tô nhập khẩu với mục đích kiểm nghiệm, thử nghiệm