【kết quả bóng đá đức mới nhất】Đồng bào Khmer rộn ràng đón chào năm mới
(CMO) Tết Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer giống như Tết Nguyên đán của đồng bào Kinh. Nó là ngày mở đầu năm mới, mở đầu mùa vụ mới, mang ý nghĩa xua đi nỗi lo toan, phiền não của năm cũ để đón chào những điều tươi đẹp.
Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây có nghĩa là “Vào năm mới”, (còn gọi là lễ chịu tuổi), là lễ Tết lớn nhất trong năm của đồng bào Khmer. Tết diễn ra vào giữa tháng 4 dương lịch (tháng 3 âm lịch). Tết năm nay được tổ chức trong 3 ngày (14, 15 và 16/4 dương lịch).
Tích xưa vọng mãi
Tết Chôl Chnăm Thmây gắn chặt với nghi lễ của nông dân và một số nghi thức Phật giáo tiểu thừa. Điều này được thể hiện rõ trong sự tích Chôl Chnăm Thmây.
Các sư sãi và đồng báo Phật tử cùng đến trang hoàng lại chùa Rạch Giồng để đón Tết. |
Nói về sự tích này, Đại đức Thạch Trường, Trụ trì chùa Rạch Giồng, xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình, cho biết, ngày xưa có một cậu bé tên là Thom Ma Bal, rất thông minh nên dân chúng và các chư thần đều thán phục và đến xin nghe cậu thuyết giảng. Thế nên, buổi thuyết giảng của thần KaBưl Maha Brưm trên thượng giới ngày càng vắng vẻ.
Quá bực tức, Thần KaBul Maha Brưm đến gặp cậu bé để đưa câu hỏi thách đấu. Và nhờ nghe hai con chim đại bàng nói chuyện với nhau mà Thom Ma Bal đã giải được câu hỏi của thần KaBul Maha Brưm. Vì là người thua cuộc, thần Maha Brưm đã tự cắt đầu mình trao cho con gái lớn và thân của thần biến thành luồng ánh sáng bay vút lên không trung.
Sau này, khi đến các chùa của đồng bào Khmer, người ta thường thấy đầu thần KaBul Maha Brưm được thờ trong các tháp chùa. Đầu thần được đặt ở vị trí trung tâm, là bàn thờ chính trong nghi lễ tôn giáo cũng như các nghi lễ truyền thống được tổ chức trong chùa. Các sự tích, truyền thuyết trong Tết cổ truyền của đồng bào Khmer Nam Bộ là những bài học về cách sống, lối sống cho đồng bào Khmer theo triết lý đạo Phật. Tết Chôl Chnăm Thmây là dịp để bà con Phật tử thể hiện tâm niệm của mình với Đức Phật, với ông bà, cha mẹ mình.
Đại đức Thạch Trường cho biết, lúc đầu đồng bào Khmer tổ chức Tết cổ truyền vào tháng 12 dương lịch. Nhưng do đây là thời điểm vụ mùa chưa thu hoạch xong, thời tiết thất thường nên họ quyết định chuyển sang tháng 4 dương lịch. Vì họ cho rằng, tháng 4 là thời điểm giao mùa của mùa nắng và mùa mưa. Giai đoạn này, trời đất giao hòa, cây cối trở nên tươi tốt và đầy sức sống. Sự đâm chồi, nảy lộc của cây cối biểu tượng cho một năm mới với hy vọng sẽ gặp nhiều sự tốt đẹp.
Hân hoan đón Tết
Những ngày này, đến ấp Đường Đào, xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình, nơi có đông đồng bào Khmer sinh sống, sẽ chứng kiến không khí náo nhiệt đón Tết cổ truyền. Từ việc sơn sửa lại nhà cửa, chỉn chu trang phục đến mua sắm các đồ dùng như nhang, đèn, gạo, rượu, thịt…
Cũng giống như đồng bào Kinh, gói bánh tét cũng là một nét văn hóa của đồng bào Khmer Nam Bộ. Cận Tết, nhà nào cũng đỏ lửa nồi bánh tét để vừa vui Tết cùng gia đình và để dâng lên cúng ở chùa.
Chị Hữu Thị Hà, Chi hội trưởng phụ nữ ấp Đường Đào, thông tin: “Những năm gần đây, đời sống đồng bào Khmer được nâng lên rõ rệt nên họ tươm tất hơn trong việc đón Tết. Nhà nào như nhà nấy, đều sắm sửa quần áo mới và trang bị thêm đồ dùng sinh hoạt cần thiết để cái Tết được trọn vẹn hơn”.
Chị Hữu Thị Hà cho biết thêm, mới gần tháng 4 dương lịch đã thấy nhiều người đến chùa quét dọn, làm cỏ, lau chùi bàn thờ Phật… Mỗi người mỗi việc, tất cả đều mang tính tự giác cao. Nên những ngày này, ngôi chùa của người Khmer như bừng lên một sức sống mới.
Thông thường, người Kinh đón Tết tại nhà nhưng người Khmer lại tập trung đón Tết ở chùa. Ngoài lễ giao thừa được cúng bái tại nhà thì hầu hết các nghi thức lễ quan trọng khác đều được tổ chức tại chùa. Nhiều người còn ở trong chùa xuyên suốt đến khi ngày Tết kết thúc.
Đêm giao thừa năm nay sẽ được tổ chức lúc 3 giờ 12 phút ngày 14/4. Trên bàn thờ mỗi nhà đều sẽ trưng bày 5 nhánh hoa, 5 cây nhang, 5 hạt cốm và nhiều loại trái cây. Ông bà, cha mẹ, con cháu tập trung ngồi xếp chân hướng về phía bàn thờ tổ tiên đốt nhang đèn, vái 3 vái để tiễn đưa vị Têvađa cũ và rước vị Têvađa mới, mong muốn được ban phước lành.
Đại đức Thạch Trường cho biết, phong tục của đồng bào Khmer, hầu hết những người quá cố trong gia đình đều được hỏa thiêu và gửi tro cốt trong chùa. Chính vì thế mà trong ba ngày Tết, mọi người tổ chức cầu siêu cho ông bà. Những nét đẹp truyền thống đậm tính nhân văn trong văn hóa Tết của người Khmer Nam Bộ vẫn được duy trì và phát triển.
Ngọc Trầm
Đại đức Thạch Trường cho biết, trong 3 ngày Tết, ngày thứ nhất, mọi người sẽ ăn mặc đẹp và mang theo lễ vật vào chùa làm lễ rước lịch Maha Sangkran. Đêm xuống, mọi người cùng nhau tham gia các trò chơi và cùng hát, múa. Ngày thứ hai, các Phật tử dâng cơm cho sư sãi và giao lưu. Và ngày cuối cùng là tập trung nhiều lễ nhất, như lễ đắp núi cát, lễ tắm tượng Phật, lễ cầu siêu… Sau các nghi lễ, con cháu sẽ mời ông bà, cha mẹ đến tạ lễ, xin tha thứ những lỗi lầm, thiếu sót trong năm cũ và cầu mong năm mới, tuổi mới, mọi người trong gia đình sẽ trở nên tốt hơn. |
(责任编辑:Thể thao)
- ·Buôn bán hàng không đạt tiêu chuẩn giữa đại dịch Covid
- ·Nữ tài xế vi phạm nồng độ cồn ở phố Trần Cung bị phạt thêm 11 triệu đồng
- ·Chủ tịch SCB khai được thưởng tết 20 tỷ, bà Trương Mỹ Lan không nhớ 2 hay 20 tỷ
- ·Trung tướng Tô Ân Xô: Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Phúc Sơn mới học xong lớp 4
- ·Lập tổ công tác đặc biệt để gỡ vướng thể chế
- ·Người dân dỡ nhà, giao mặt bằng làm đường kết nối nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất
- ·Dự báo thời tiết 5/3/2024: Miền Bắc nắng mạnh trước khi đón tiếp không khí lạnh
- ·Nữ tài xế vi phạm nồng độ cồn ở phố Trần Cung bị phạt thêm 11 triệu đồng
- ·Giao lưu toàn quốc các điển hình tiên tiến học và làm theo Bác Hồ
- ·Tuyên án cựu nhà báo Hàn Ni
- ·Đánh mạnh nạn buôn lậu hàng điện tử dịp Tết Nguyên Đán 2019
- ·Điểm tên những đia phương tại Đắk Lắk để hàng loạt kho sầu riêng 'xây lụi'
- ·Bị cáo Nguyễn Cao Trí khai việc ‘lật kèo’ 1.000 tỷ đồng của bà Trương Mỹ Lan
- ·Vụ người phụ nữ ở Hà Nội mất tích: Chồng con ám ảnh sau những căn dặn lạ thường
- ·Đáp án môn Lịch sử mã đề 314 THPT Quốc gia 2018 chính xác nhất
- ·4 sĩ quan Quân đội đầu tiên được Chủ tịch nước cử đi gìn giữ hòa bình năm 2024
- ·Dự báo thời tiết 26/2/2024: Miền Bắc trời rét kèm mưa phùn
- ·Hai bộ trưởng trả lời chất vấn nhiều vấn đề nóng về tài chính, ngoại giao
- ·Thủ tướng chỉ đạo khắc phục hậu quả mưa lũ tại các tỉnh miền núi và trung du Bắc Bộ
- ·Không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, một thanh niên ở Quảng Nam bị phạt 62,5 triệu