【trực tiếp hôm qua】Đối tượng chịu thuế Tiêu thụ đặc biệt còn hẹp so với thông lệ quốc tế
Thuế tiêu thụ đặc biệt: Cần sửa đổi,ĐốitượngchịuthuếTiêuthụđặcbiệtcònhẹpsovớithônglệquốctếtrực tiếp hôm qua bổ sung để phù hợp với thực tế Cần thiết điều chỉnh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hoá có hại cho sức khoẻ Cần tiếp tục hoàn thiện chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt |
Hiện có 104 quốc gia và vùng lãnh thổ áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường. Ảnh: H.Anh |
Cần điều chỉnh để phù hợp thực tiễn và thông lệ quốc tế
Thông tin về những hạn chế của chính sách thuế TTĐB hiện hành, bà Nguyễn Thị Thanh Hằng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí (Bộ Tài chính) cho biết: đối tượng chịu thuế TTĐB còn hẹp so với thông lệ quốc tế; một số quy định về đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế, mô tả mặt hàng tại Biểu thuế chưa thực sự rõ ràng dẫn đến vướng mắc trong thực tế thực hiện; thuế suất thuế TTĐB đối với một số hàng hoá khi sử dụng gây tác hại đến sức khoẻ và xã hội cũng như việc điều tiết đối với một số hàng hoá xa xỉ còn thấp, chưa đạt được mục tiêu hạn chế tiêu dùng hoặc điều tiết thu nhập của người sử dụng có thu nhập cao trong xã hội; chưa có quy định hoàn trả thuế TTĐB đối với số thuế TTĐB chưa được khấu trừ hết đối với một số mặt hàng cần khuyến khích sản xuất, tiêu dùng sản phẩm thân thiện môi trường... Do vậy, việc sửa đổi, bổ sung Luật thuế TTĐB là cần thiết.
Luật thuế TTĐB hiện hành quy định 10 nhóm hàng hoá và 6 nhóm dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB. So với các nước phát triển cũng như các nước trong khu vực, đối tượng chịu thuế TTĐB quy định tại Luật thuế TTĐB hiện hành còn ít. Thái Lan thu thuế TTĐB đối với 20 nhóm hàng hoá và dịch vụ, Malaysia thu thuế TTĐB đối với 17 nhóm, Hungary thu thuế TTĐB đối với 22 nhóm,... Các đối tượng chịu thuế TTĐB hiện hành đã thực hiện ổn định trong thời gian dài. Tuy nhiên, tham khảo kinh nghiệm quốc tế gần đây thì nhiều nước đã và đang mở rộng đối tượng chịu thuế TTĐB, do đó, cần thiết phải tổng hợp các vướng mắc phát sinh mới này, đề xuất xem xét bổ sung một số hàng hóa, dịch vụ nêu trên vào đối tượng chịu thuế TTĐB để phù hợp thực tiễn cũng như thông lệ quốc tế.
Bên cạnh đó, thuế suất thuế TTĐB đối với một số hàng hoá khi sử dụng gây tác hại đến sức khoẻ và xã hội cũng như việc điều tiết đối với một số hàng hoá xa xỉ còn thấp, chưa đạt được mục tiêu hạn chế tiêu dùng hoặc điều tiết thu nhập của người sử dụng có thu nhập cao trong xã hội. Mặc dù mặt hàng thuốc lá, bia và rượu đã được tăng thuế suất thuế TTĐB theo lộ trình từ năm 2016-2019, tuy nhiên, trong thời gian qua, tình hình sử dụng thuốc lá, rượu, bia ở Việt Nam vẫn ở mức cao và có xu hướng gia tăng. Đồng thời, lộ trình tăng thuế TTĐB vừa qua đối với thuốc lá, rượu và bia vẫn chưa đạt mục tiêu giảm sử dụng như các chủ trương, chiến lược đã đề ra. Do đó, cần thiết phải nghiên cứu tiếp tục điều chỉnh tăng thuế TTĐB đối với các mặt hàng này để giảm sử dụng, nâng cao sức khỏe cộng đồng. Bên cạnh đó, một số quy định về đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế, mô tả mặt hàng tại Biểu thuế chưa thực sự rõ ràng dẫn đến vướng mắc trong thực tế thực hiện; có vướng mắc về hoàn thuế, khấu trừ thuế TTĐB.
Sửa đổi 4 nhóm chính sách lớn
Để hoàn thiện chính sách thuế TTĐB, Bộ Tài chính đang đề xuất sửa đổi 4 nhóm chính sách lớn gồm:
Một là, mở rộng cơ sở tính thuế theo chủ trương của Đảng, Nhà nước và phù hợp với thông lệ quốc tế (bổ sung đối tượng chịu thuế và áp dụng thuế suất phù hợp), theo đó, bổ sung nước giải khát có đường vào đối tượng chịu thuế TTĐB.
Hai là, điều chỉnh mức thuế suất thuế TTĐB đối với một số mặt hàng có hại cho sức khỏe nhằm góp phần bảo vệ môi trường, theo đó, nghiên cứu bổ sung áp dụng thuế tuyệt đối, áp dụng kết hợp giữa thuế suất theo tỷ lệ và mức thuế tuyệt đối đối với mặt hàng thuốc lá; nghiên cứu tăng thuế suất thuế TTĐB đối với một số mặt hàng có hại cho sức khoẻ (thuốc lá, rượu, bia) để hạn chế nhập khẩu, sản xuất, tiêu dùng; nghiên cứu điều chỉnh mức thuế suất thuế TTĐB đối với một số mặt hàng thân thiện với môi trường và khắc phục bất cập phát sinh trong thực tế.
Ba là, sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Luật để đảm bảo cơ sở pháp lý, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đảm bảo chính sách minh bạch và đồng bộ với quy định của pháp luật khác có liên quan, theo đó, nghiên cứu bổ sung quy định về đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế TTĐB để đảm bảo cơ sở pháp lý giải quyết vướng mắc phát sinh, đồng bộ với quy định của pháp luật khác; sửa đổi, bổ sung quy định về căn cứ tính thuế, giá tính thuế đối với trường hợp áp dụng mức thuế tuyệt đối, trường hợp áp dụng thuế tỷ lệ và thuế tuyệt đối; bổ sung quy định về giá tính thuế TTĐB đối với một số trường hợp đặc thù; sửa đổi, bổ sung quy định về hoàn thuế, khấu trừ thuế TTĐB.
Bốn là, hoàn thiện quy định về điều khoản thi hành.
Theo đại diện Vụ Pháp chế, Bộ Y tế, đối với mặt hàng thuốc lá, Bộ Y tế nhất trí với định hướng đề xuất của Bộ Tài chính về bổ sung thuế tuyệt đối. Từ năm 2008 đến 2019, Việt Nam thực hiện 3 lần tăng thuế TTĐB đối với thuốc lá nhưng mức tăng thuế mỗi lần thấp, chỉ là 5% và khoảng cách thời gian giữa các lần tăng thuế khá dài. Việt Nam thuộc nhóm các nước có mức thuế và giá thuốc lá thấp nhất thế giới, thấp hơn so với mặt bằng chung của các nước trong ASEAN. Theo Tổ chức Y tế thế giới, tăng thuế và giá thuốc lá là giải pháp quan trọng, đóng góp khoảng 60% hiệu quả trong việc giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá. Tổ chức Y tế thế giới và Ngân hàng thế giới đã khuyến cáo tỷ trọng thuế thuốc lá trên giá bán lẻ phải ở mức cao, đạt tối thiểu 75% mới thực sự có tác động làm giảm tiêu dùng hiệu quả.
Về cơ cấu thuế, áp dụng thuế hỗn hợp (thuế tỷ lệ và thuế tuyệt đối) sẽ có lợi cho mục tiêu y tế công cộng và cả mục tiêu tài chính hơn so với việc áp dụng hệ thống thuế tỷ lệ hiện tại. Xu hướng cải cách thuế thuốc lá trên thế giới là áp dụng hệ thống thuế tuyệt đối hoặc thuế hỗn hợp (kết hợp giữa thuế suất theo tỷ lệ và mức thuế suất tuyệt đối). Vì lý do trên, Bộ Y tế nhất trí bổ sung thuế tuyệt đối và tăng mức thuế suất thuốc lá lần này trong đề xuất sửa đổi Luật Thuế TTĐB.
Bên cạnh đó, đại diện Bộ Y tế cũng nhấn mạnh, Việt Nam cần tăng thuế nhằm giảm tiêu dùng rượu, bia, giảm tiếp cận với rượu, bia. Tổ chức Y tế thế giới đã khuyến cáo, chính sách thuế là một trong những biện pháp hiệu quả nhất để kiểm soát tác hại của rượu bia, giảm gánh nặng bệnh tật và tử vong do rượu bia gây ra. Vì lý do trên, Bộ Y tế nhất trí tăng mức thuế suất rượu bia lần này trong đề xuất sửa đổi Luật Thuế TTĐB. Đồng thời cho biết, hiện nay, 104 quốc gia và vùng lãnh thổ áp thuế TTĐB với đồ uống có đường. Vì vậy, Bộ Y tế nhất trí bổ sung đồ uống có đường vào đối tượng áp thuế trong đề xuất sửa đổi Luật Thuế TTĐB.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Vietjet tặng hành khách cơ hội trải nghiệm miễn phí tại lễ hội khinh khí cầu lớn nhất Ấn Độ
- ·Hàng tỷ đồng hỗ trợ gia đình, trẻ em chịu thiệt hại do bão Yagi
- ·Lương hưu ở Việt Nam cao hay thấp?
- ·Phủ sóng di động tại các thôn, bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số
- ·Apple nối lại đàm phán với BMW để phát triển ô tô điện
- ·Bắt giữ kẻ cầm đầu trong vụ nhóm người mang hung khí xông vào nhà dân
- ·CSGT phải bồi thường nếu làm hư hỏng tang vật tạm giữ
- ·Mẹ 5 con nổi tiếng mạng xã hội bị nghi bạo hành, sát hại bé trai
- ·Siêu ưu đãi tại Aeon Mall dành cho chủ thẻ quốc tế SHB
- ·Trốn cai nghiện lẻn về nhà cướp tiền của cô ruột
- ·Thời tiết hôm nay 20/12: Nam Bộ lạnh, nhiệt độ thấp nhất từ đầu mùa không khí lạnh
- ·6 trường hợp được hưởng chế độ ốm đau từ 1/7/2025
- ·Ở quê lên phố, người mẹ nghèo phát hiện con trai có hơn 200 con nuôi
- ·Căn hầm bí mật và thôi thúc 50 năm của người lính đi tìm đồng đội
- ·Tìm thấy thi thể cụ ông bị mất tích sau trận mưa lũ ở Nghệ An
- ·Thanh niên cầm vật giống lựu đạn đe dọa nổ phòng trọ ở Bình Dương
- ·Bé gái 4 tháng tuổi bị bỏ trước nhà dân trong đêm
- ·Sĩ quan, quân nhân có thể được thưởng gấp 4 lần mức lương cơ sở
- ·Ngày 6/1: Giá cao su thế giới tiếp tục giảm, trong nước đi ngang sáng đầu tuần
- ·Dùng chuyến xe im lặng, cô gái bị tài xế mắng: "Chọn tài xế câm mà đi"