【xem bongs ddas truc tuyen】Doanh nghiệp dệt may: Lao đao vì thiếu đơn hàng
TheệpdệtmayLaođaovìthiếuđơnhàxem bongs ddas truc tuyeno Hiệp hội dệt may Việt Nam, dù đã bước vào giữa tháng 9 nhưng nhiều DN dệt may vẫn chưa có đơn hàng của tháng 10. Đây là năm đầu tiên trong 10 năm trở lại đây, ngành dệt may phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt đơn hàng các các tháng cuối năm.
Theo phản ánh của các DN, ngay từ đầu năm nay, đơn hàng XK đã có chiều hướng chững lại, thậm chí, gần đây số lượng hợp đồng còn sụt giảm khiến các DN hoạt động ngày càng khó khăn. Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, hiện chỉ có khoảng 30% DN có đủ đơn hàng XK đến cuối năm.
Nguyên nhân chủ yếu là do đơn hàng bị hút sang các nước như Campuchia, Lào, Myanmar do các nước này có ưu đãi thuế suất 0% khi xuất vào các thị trường chính như Mỹ, EU, Nhật Bản. Trong khi đó, thuế NK của hàng dệt may vào các thị trường này hiện lên tới 18%.
Bên cạnh đó, do một số nước phá giá đồng tiền đã làm ảnh hưởng tới sức cạnh tranh của hàng Việt Nam. Ngoài ra, các cơ chế chính sách của ta không có tính ổn định, công tác vận chuyển, kho bãi,... còn nhiều trở ngại, hạn chế đã tạo sức cản làm giảm khả năng cạnh tranh của DN Việt Nam so với các đối thủ trong khu vực và thế giới.
Chia sẻ về tình hình khó khăn về đơn hàng của các DN dệt may, ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch Hiệp hội dệt may thêu đan TP. HCM cho biết: “Mới đây tôi có thăm một số DN may tại TP.HCM và được công nhân tại các đơn vị này phản ánh là hai tuần trở lại đây không có đơn hàng để làm chứ đừng nói đến chuyện tăng ca. Như vậy có thể thấy, hoạt động XK của các DN đang rất khó khăn”.
Theo ông Hồng, ngành may Việt Nam không chỉ gặp khó khăn ở các thị trường XK mà còn đang phải cạnh tranh gay gắt với các nước sản xuất may mặc trong khu vực, nhất là Campuchia vì nước này đã được hưởng ưu đãi thuế rất lớn từ các thị trường NK. Bên cạnh đó, nước này cũng đang triển khai nhiều chính sách nhằm thu hút đơn hàng cho ngành dệt may.
Ngay sau khi Việt Nam ký Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), ngành dệt may Việt Nam được dự đoán sẽ có nhiều thuận lợi để phát triển và mục tiêu XK năm 2016 khoảng 31 tỷ USD được dự báo là nằm trong tầm tay.
Tuy nhiên, qua 8 tháng đầu năm, mặc dù kim ngạch XK của ngành vẫn tăng trưởng so với cùng kỳ năm ngoái nhưng lại đối mặt với những khó khăn, thách thức khi các DN đang lao đao vì thiếu đơn hàng.
Mặc dù mục tiêu ban đầu của ngành là 31 tỷ USD nhưng do khó khăn về thị trường cùng với xu hướng tiêu dùng thế giới giảm nên Bộ Công Thương đã điều chỉnh xuống còn 29 tỷ USD, thế nhưng ngay cả mục tiêu này cũng rất khó hoàn thành bởi đến nay mới chỉ thực hiện được hơn 53% kế hoạch đề ra. Nếu các DN không quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng XK thì chắc chắn mục tiêu đặt ra sẽ rất khó đạt được.
Trong tình hình khó khăn hiện tại ngoài các giải pháp trước mắt là chia sẻ đơn hàng, tập trung cho thị trường nội địa, theo khuyến cáo của các chuyên gia, để cạnh tranh về lâu dài, các DN cần phải đầu tư máy móc thiết bị hiện đại, chọn nguồn nguyên liệu tốt, giảm chi phí sản xuất và tập trung làm hàng FOB thay vì chỉ gia công đơn thuần như trước đây.
Tại tại buổi họp báo giới thiệu triển lãm máy móc, thiết bị, nguyên phụ liệu ngành công nghiệp Dệt và May - VTG 2016 diễn ra chiều 20-9, ông Nguyễn Hồng Giang, Phó Chủ tịch Hiệp hội bông sợi Việt Nam cho biết, trong 8 tháng đầu năm kim ngạch toàn ngành mới đạt 18,7 tỷ USD, tăng trưởng khoảng 4,4% so với cùng kỳ. Mặc dù vẫn tăng trưởng dương nhưng so với các năm trước thì đốc độ này đang chậm lại do tình trạng thiếu đơn hàng, sản xuất đình trệ, nhiều DN phải thu hẹp sản xuất... và nhu cầu của thị trường thế giới giảm so với năm trước.
Không chỉ khó khăn về XK, theo ông Nguyễn Hồng Giang, DN FDI đầu tư vào dệt may Việt Nam đang chững lại. Nếu như năm 2014-2015 "làn sóng" các DN FDI đổ bộ đầu tư vào lĩnh vực dệt may tại Việt Nam gia tăng thì từ đầu năm 2016 tới nay lại có xu hướng chậm lại. Nguyên nhân, theo ông Giang, là do tác động từ cuộc bầu cử Tổng thống của nước Mỹ nên các DN nước ngoài đang nghe ngóng tình hình và thận trọng hơn trong việc đầu tư.
Tuy nhiên, ông Giang khẳng định lĩnh vực dệt may tại Việt Nam vẫn còn hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài. Dẫn nguồn từ khảo sát mới đây nhất của Hiệp hội dệt may thời trang Hoa Kỳ, ông Giang cho biết, có tới 68,8% các nhà bán lẻ, thương hiệu ngoại chọn Việt Nam là điểm dịch chuyển đến thay vì Trung Quốc hay Bangladesh.
Bởi lẽ, Trung Quốc đã không còn hấp dẫn nhà đầu tư còn Bangladesh có sự bất ổn về chính trị… Do đó, thời gian tới hy vọng sẽ tiếp tục có "làn sóng" các DN FDI đầu tư vào Việt Nam./.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·SHB thuê máy bay đưa cổ động viên sang Thái Lan tiếp lửa đội tuyển Việt Nam
- ·Sử dụng hiệu quả máy soi container tại Hải Phòng
- ·U23 Việt Nam: Ai sẽ ghi bàn cho thầy Park?
- ·Hải quan TP.HCM: Siết chặt kiểm tra hàng hóa NK phải kiểm dịch
- ·168 cán bộ TP.HCM được chọn xác minh tài sản, thu nhập
- ·HAX: Chia cổ tức và thưởng cổ phiếu tỷ lệ 65%
- ·Công bố thông tin sai lệch, Khoáng sản Bắc Giang bị phạt
- ·Nghe tiếng đàn bầu
- ·Lũ ngập tận nóc nhà, cụ bà thoát chết nhờ chiếc đệm hơi
- ·Tôi là shipper
- ·Đón xuân rực rỡ với dịch vụ vận chuyển mai, đào Tết 2025 cùng Vietjet
- ·Ứng xử trân trọng với di sản
- ·Thừa Thiên
- ·Gỗ NK ùn tắc tại CK La Lay: Phải hạ tải tại chỗ đối với các xe vượt quá tải trọng
- ·Treo thưởng 1,5 triệu USD cho người hack thành công iOS 10
- ·Diện mạo mới của Hải quan đất Cảng
- ·Phái sinh: Nhà đầu tư vẫn thận trọng trong ngắn hạn
- ·Link xem trực tiếp Atletico Madrid vs Man City
- ·Apple Watch đời mới sẽ có mặt tròn?
- ·Pep Guardiola đạt 250 trận thắng với Man City, nhắn Klopp ấn tượng