会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【marinos vs】An toàn thực phẩm: Không ít khó khăn cần tháo gỡ!

【marinos vs】An toàn thực phẩm: Không ít khó khăn cần tháo gỡ

时间:2025-01-09 17:29:45 来源:Nhà cái uy tín 作者:Ngoại Hạng Anh 阅读:581次

Vấn đề an toàn thực phẩm thời gian qua luôn được tỉnh quan tâm chỉ đạo thực hiện quyết liệt với nhiều giải pháp. Tuy nhiên,ựcphẩmKhngtkhkhăncầnthogỡmarinos vs vẫn còn những vấn đề bất cập, khó khăn qua quá trình thực hiện được chỉ ra cần có hướng tháo gỡ.

“Điểm nghẽn”

Hậu Giang đã xây dựng mô hình chuỗi liên kết sản xuất rau an toàn ở thành phố Vị Thanh, trong đó có 1 cơ sở Phúc Lộc là cửa hàng bán rau an toàn và hơn 10 hộ dân trồng rau an toàn để cung cấp cho cơ sở này. Đây là mô hình được kỳ vọng sẽ đem lại nhiều kết quả trong đảm bảo an toàn thực phẩm, nhưng hiện rất khó khăn. Ông Ngô Minh Long, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, khẳng định: “Mô hình chuỗi đang “bí” đầu ra, cơ sở Phúc Lộc dường như không trụ nổi, người dân đến đây mua rất ít. Sản xuất hàng hóa có kiểm tra chất lượng rồi mà vẫn không bán được”. Tuy nhiên, theo ông Long đánh giá, an toàn thực phẩm trong sản xuất nông nghiệp đã chuyển biến tích cực hơn những năm trước sau khi thực hiện cho hộ dân, cơ sở cam kết thực hiện năm 2017 trên các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản. Qua bốc mẫu ngẫu nhiên số lượng mẫu vi phạm hạn chế dần, đây là dấu hiệu đáng mừng. Dù vậy, qua đánh giá, kiểm tra ở cơ sở trong sản xuất, người nông dân hay doanh nghiệp có điểm nơi cố định thì việc quản lý đảm bảo, quản lý được. Một số đối tượng thương lái trung gian sử dụng các chất không an toàn thực phẩm như đưa thuốc vào trái cây về mặt quản lý nhà nước còn khó khăn.

Một đợt kiểm tra các cơ sở ở thị xã Ngã Bảy.

Còn theo chia sẻ của ông Nguyễn Văn Bé Tư, Chi cục phó Chi cục Quản lý thị trường tỉnh, số cơ sở vi phạm qua kiểm tra những tháng đầu năm của Chi cục chiếm tỷ lệ cao, kết quả 3 tháng đã kiểm tra 71 cơ sở, xử lý vi phạm 31 cơ sở, tổng số tiền phạt hành chính 50,4 triệu đồng. Các lỗi vi phạm là không có giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, không khám sức khỏe, kinh doanh hàng hết hạn sử dụng,… Ông Bé Tư cho hay: “Chi cục còn gặp khó khăn về kinh phí kiểm tra do chỉ cấp theo kinh phí hàng năm của ngành, kinh phí không đủ để thực hiện kiểm tra an toàn thực phẩm. Kinh phí tiêu hủy hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng quá hạn sử dụng, đặc biệt là các loại hàng hóa thực phẩm tươi sống là rất khó khăn”.

Nhằm tăng cường công tác đảm bảo an toàn thực phẩm, năm 2017, UBND tỉnh đã có kế hoạch phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh trong công tác vận động, giám sát đảm bảo an toàn thực phẩm. Riêng Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp, nhất là cấp cơ sở thực hiện còn khó khăn. Bà Nguyễn Thị Tuyết Loan, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, cho biết: “Kiến thức tuyên truyền trong dân của cán bộ ban công tác Mặt trận  ấp, khu vực chưa đủ mạnh, công tác tuyên truyền còn rất hạn chế. Các địa phương chưa lấy điển hình những cơ sở làm tốt để tuyên truyền cho cơ sở chưa làm tốt”.

Theo đánh giá của ông Nguyễn Thanh Giang, Phó Giám đốc Sở Y tế, thời gian qua tại một số địa phương của tỉnh tình trạng vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm còn cao. Tình trạng sử dụng chất cấm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm vẫn diễn ra. Thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo an toàn vẫn lưu thông trên thị trường. Điều kiện chăn nuôi, hạ tầng chợ, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, cơ sở giết mổ còn chưa đảm bảo,… Tình hình ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm diễn biến khá phức tạp. Nguyên nhân là do ý thức chấp hành quy định pháp luật về an toàn thực phẩm của một số cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm chưa cao.

Giải pháp nào để khắc phục ?

Tiêu dùng thực phẩm an toàn là nhu cầu thiết yếu, là đòi hỏi chính đáng của mọi người dân. Công tác đảm bảo an toàn thực phẩm cần được thực hiện quyết liệt hơn và quan tâm khắc phục khó khăn đang đặt ra. Để mở hướng ra cho rau an toàn, ông Ngô Minh Long, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, chia sẻ thêm: “Có thể chọn các hộ bán rau ở chợ để bán rau an toàn. Do những tiểu thương này đã có khách hàng thường xuyên có thể sẽ bán được hơn”. Cũng theo ông Long, cần tăng cường hoạt động tuyên truyền để người tiêu dùng sử dụng rau an toàn.

Tăng cường công tác tuyên truyền và quản lý và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm là giải pháp được đề cập. Ông Nguyễn Văn Bé Tư, Chi cục phó Chi cục Quản lý thị trường tỉnh, nói: “Cần xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Chúng ta đã tuyên truyền vận động rất nhiều rồi, tuy nhiên phải xử lý nghiêm chứ không để thực phẩm mất an toàn tiếp tục lưu thông trên thị trường. Kịp thời phản ánh để người dân biết và tẩy chay thực phẩm không an toàn. Chi cục sẽ tiếp tục chỉ đạo cho các đội quản lý thị trường tăng cường công tác quản lý nắm bắt, theo dõi, dự báo tình hình ở địa phương để chủ động phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm”.

Đồng tình với giải pháp tăng cường kiểm tra và xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm, bà Nguyễn Hoài Thúy Hằng, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh, đề nghị: “Bên cạnh việc kiểm tra theo đợt, có kế hoạch cần tăng cường kiểm tra đột xuất mới phát hiện được kịp thời và phát hiện được nhiều thực trạng vi phạm an toàn thực phẩm ở cơ sở”. Bà Hằng cũng đề nghị tăng cường thêm kinh phí cho các xã, phường, thị trấn để thực hiện công tác đảm bảo an toàn thực phẩm vì ở gần và kiểm tra phát hiện tốt hơn khi cơ sở vi phạm.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đồng Văn Thanh đã chỉ đạo rất quyết liệt đối với công tác đảm bảo an toàn thực phẩm thời gian qua và trong năm 2018 này trong một hội nghị liên quan mới đây, đó là: “Các sở, ban, ngành, địa phương cần làm tốt khâu tuyên truyền để cơ sở biết các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm và người dân có ý thức sử dụng thực phẩm an toàn. Vấn đề bây giờ cần từng bước tạo ý thức cho người dân. Mỗi cán bộ công chức, đoàn viên, đảng viên tiên phong mua rau sạch vừa đảm bảo sức khỏe, vừa ủng hộ mô hình này sẽ chuyển biến dần. Những vi phạm về an toàn thực phẩm tính chất quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe người dân phải xử lý nghiêm theo quy định”.

Trong năm 2017 và những tháng đầu năm 2018 đã xảy ra 2 vụ ngộ độc nhiều người trên địa bàn tỉnh, như vụ ngộ độc do pha chế sữa không an toàn ở thị xã Ngã Bảy, vụ ngộ độc cá nóc mít ở huyện Phụng Hiệp. Nhiều cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm bị phát hiện qua kiểm tra, gần nhất có thể kể đến là phát hiện 75kg thịt heo đã biến đổi màu, bốc mùi hôi ở phường VII, thành phố Vị Thanh. Hay phát hiện, đình chỉ cơ sở làm bún ở phường I, thành phố Vị Thanh; cơ sở sản xuất kinh doanh chà bông ở xã Đông Thạnh, huyện Châu Thành;…

 

Bài, ảnh: HỒNG DIỄM

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

相关内容
  • Đồng Euro chạm mức thấp nhất hai năm so với USD
  • Đến sa mạc học làm nông
  • Những bức ảnh quý về Nhật Hoàng Akihito vừa mới thoái vị
  • Vẻ đẹp của những tàn tích núi lửa dưới chân Bãi Xép
  • Quy chuẩn kỹ thuật về an toàn vật liệu nổ công nghiệp
  • Hỗ trợ 80 tấn lúa giống cho nông dân
  • Nhân rộng mô hình thư viện sách phục vụ cộng đồng
  • Mát trời đãi cả nhà món thịt bò kho sả
推荐内容
  • Ngày 4/1: Thép trong nước giữ nguyên giá bán, quặng sắt giảm nhẹ
  • Thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể
  • Phước Long không còn hội viên cựu chiến binh nghèo
  • Ngành giáo dục đưa ra 9 nhiệm vụ chủ yếu cho năm học 2016
  • Phát hiện hàng trăm vòng tròn bí ẩn Stonehenge giữa rừng Amazon
  • LG, Samsung chuẩn bị tung ra hàng loạt siêu phẩm tivi ở CES 2020