【betis đấu với mallorca】Chủ tịch Quốc hội dự Lễ công bố Quy hoạch chung đô thị mới Cam Lâm đến 2045
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự Hội nghị công bố Đồ án Quy hoạch đô thị mới Cam Lâm đến năm 2045. |
Sáng 2/3,ủtịchQuốchộidựLễcôngbốQuyhoạchchungđôthịmớiCamLâmđếbetis đấu với mallorca UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị công bố Đồ án Quy hoạch chung đô thị mới Cam Lâm đến năm 2045. Đến dự sự kiện có Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ; Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà; Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định; các Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng; lãnh đạo các Ủy ban của Quốc hội; các Bộ, ngành Trung ương và tỉnh Khánh Hòa…
Phát biểu tại sự kiện, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Nguyễn Tấn Tuân cho biết, nhằm đưa Khánh Hòa trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo Nghị quyết số 09-NQ/TW của Bộ Chính trị, thực hiện cụ thể hóa Nghị quyết số 55 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế chính sách đặc thù, phát triển tỉnh Khánh Hòa, các Chương trình hành động của Chính phủ, của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa…; việc sớm hoàn thiện các quy hoạch đạt yêu cầu chất lượng là một yếu tố rất quan trọng và tiên quyết, làm căn cứ pháp lý để triển khai thực hiện việc đầu tư, xây dựng...
Trong năm 2023, tỉnh Khánh Hòa đã hoàn thành và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Khánh Hòa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu Kinh tếVân Phong đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050; một số quy hoạch quan trọng khác như Quy hoạch chung thành phố Nha Trang, Quy hoạch chung thành phố Cam Ranh, Quy hoạch chung thị xã Ninh Hòa, Quy hoạch chung huyện Vạn Ninh, Quy hoạch chung huyện Diên Khánh, Quy hoạch xây dựng vùng huyện Khánh Sơn, Quy hoạch xây dựng vùng huyện Khánh Vĩnh… cũng đang được khẩn trương triển khai thực hiện lập mới hoặc điều chỉnh, làm công cụ để quản lý đất đai, đầu tư, xây dựng và làm cơ sở để kêu gọi, thu hút đầu tư ...
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà (phải) trao Quyết định phê duyệt Đồ án Quy hoạch chung đô thị mới Cam Lâm cho ông Nguyễn Tấn Tuân, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa. |
Kể từ khi Nhiệm vụ Quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào tháng 9 năm 2022, tỉnh Khánh Hòa đã tích cực tổ chức triển khai thực hiện; sau khi tiếp thu, giải trình, chỉnh sửa, hoàn thiện và được Bộ Xây dựng tổ chức thẩm định thông qua. Đến nay, Quy hoạch chung đô thị mới Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa đến năm 2045 đã chính thức được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 205/QĐ-TTg ngày 28/2/2024.
Trên cơ sở Quy hoạch được duyệt và công bố hôm nay, các nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 205 của Thủ tướng Chính phủ, sẽ được UBND tỉnh Khánh Hòa tập trung tổ chức triển khai thực hiện một cách khẩn trương, nghiêm túc, đảm bảo hiệu quả, tuân thủ các quy định liên quan; quyết tâm xây dựng và phát triển Cam Lâm trở thành cực tăng trưởng phía Nam tỉnh Khánh Hoà và vùng Nam Trung Bộ, là đô thị có ý nghĩa quan trọng về quốc phòng, an ninh; cùng các địa phương khác góp phần sớm đưa Khánh Hòa trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030 theo mục tiêu Nghị quyết số 09 của Bộ Chính trị.
"Thay mặt Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Khánh Hòa, tôi trân trọng gửi lời cám ơn chân thành đến Quốc hội, Chính phủ đã quan tâm sát sao, chỉ đạo để tỉnh Khánh Hòa hoàn thành Đồ án Quy hoạch; trân trọng gửi lời cám ơn chân thành đến Bộ Xây dựng và các Bộ, ngành, Hội nghề nghiệp Trung ương, các chuyên gia, nhà khoa học, cộng đồng người dân đã góp ý kiến, tổ chức thẩm định… để hoàn thiện hồ sơ Quy hoạch chung đô thị mới Cam Lâm đạt chất lượng và phê duyệt", ông Tuân chia sẻ.
Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nhấn mạnh, Đồ án Quy hoạch chung đô thị mới Cam Lâm đến năm 2045 là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, tạo thêm động lực mới, sức lan toả trong thu hút đầu tư, phát triển Cam Lâm trở thành cực tăng trưởng phía Nam tỉnh Khánh Hoà và vùng Nam Trung Bộ; góp phần sớm đưa Khánh Hoà lên thành phố trực thuộc Trung ương.
Theo Phó thủ tướng Trần Hồng Hà, đô thị hoá là tất yếu khách quan, là một động lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững. Chủ trương phát triển dải đô thị ven biển, với trọng tâm là các đô thị động lực của từng vùng, đô thị kết nối khu vực và quốc tế đã được Bộ Chính trị khẳng định tại Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 241/2022.
Với vị trí địa kinh tế độc đáo, cùng hệ thống giao thông kết nối liên vùng bao gồm cả đường bộ, đường sắt, hàng không, đường biển khá đồng bộ, Khánh Hòa hội tụ đủ các yếu tố để trở thành một đô thị lớn, trung tâm kết nối logictics, một cực tăng trưởng của vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên theo tinh thần Nghị quyết số 09-NQ/TW của Bộ Chính trị.
Quốc hội cũng đã ban hành Nghị quyết số 55/2022/QH15 ngày 11/6/2022 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đột phá, phân cấp mạnh mẽ về tài chínhngân sách, quy hoạch, đất đai để tạo thêm các động lực, khơi thông các nguồn lực cho tỉnh Khánh Hòa phát triển.
Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt quy hoạch tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với định hướng Vùng động lực phát triển là chuỗi đô thị Vân Phong - Nha Trang - Cam Lâm -Cam Ranh và định hình cho thành phố biển trung tâm của vùng trong tương lai.
Quy hoạch đô thị Cam Lâm được lập và phê duyệt đặt trong tổng thể kết nối, liên kết với thành phố Nha Trang và đô thị Cam Ranh. Đây sẽ là đô thị sân bay hiện đại, sinh thái, thông minh đẳng cấp quốc tế; trọng điểm dịch vụ du lịch biển, logistics; dịch vụ tài chính - trí tuệ và đổi mới sáng tạo toàn cầu; trung tâm quốc tế về giáo dục, y tế, nghiên cứu và ứng dụng công nghệ mới; đô thị có môi trường sống chất lượng cao; có hạ tầng đồng bộ, hiện đại, thông minh, có khả năng chống chịu với tác động của biến đổi khí hậu.
Theo Phó thủ tướng Trần Hồng Hà, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đánh giá cao nỗ lực của Khánh Hòa trong công tác quy hoạch. Cùng với quy hoạch đô thị Cam Lâm, Đồ án điều chỉnh Quy hoạch thành phố Nha Trang cũng đang được xem xét, phê duyệt nhân dịp kỷ niêm 100 năm xây dựng phát triển thành phố.
Quy hoạch sẽ tạo không gian mới, dư địa và động lực mới để Khánh Hòa nói chung và huyện Cam Lâm nói riêng phát triển nhanh và bền vững dựa trên kinh tế đô thị, dịch vụ. Người dân Cam Lâm trong tương lai gần được hưởng thụ các dịch vụ xã hội chất lượng cao.
"Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, một bản quy hoạch dù được nghiên cứu công phu và khả thi đến mấy cũng không trở thành hiện thực nếu việc tổ chức thực thi và giám sát thực thi không được tổ chức hiệu quả. Nhân tố quyết định thành công chính là tinh thần năng động, sáng tạo cách làm căn cơ, bài bản, đồng bộ, khoa học nhưng phải nhanh, gọn, dứt điểm, vì cơ hội không chờ chúng ta", Phó thủ tướng Trần Hồng Hà chia sẻ.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị Khánh Hòa cần nỗ lực để tận dụng và phát huy đạt hiệu quả cao nhất những cơ chế đột phá, chính sách đặc thù đã được Quốc hội quyết định tại Nghị quyết số 55/2022/QH15 ngày 11 tháng 6 năm 2022, đặc biệt là phân cấp thẩm quyền về quản lý quy hoạch, đất đai, tách các dự ánbồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng trong triển khai các dự án đầu tư và mô hình phát triển đô thị theo định hướng giao thông (TOD).
Đồng thời, triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 06 của Bộ Chính trị về về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị; xác định phát triển đô thị là hạt nhân dẫn dắt và tạo hiệu ứng lan toả, liên kết vùng đô thị. Thúc đẩy mô hình quản lý thông minh trong vận hành, quản lý và khai thác hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị và phát triển hệ thống hạ tầng đa mục tiêu chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
Khánh Hòa cần tập trung triển khai quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết và các quy hoạch chuyên ngành một cách khoa học, bài bản, có tầm nhìn chiến lược, dài hạn, ổn định, tránh tình trạng phải điều chỉnh cục bộ nhiều lần; cần khai thác, phát huy hiệu quả những công trình hạ tầng hiện đại đã, đang được đầu tư như các tuyến cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo, Cam Lâm - Nha Trang để kết nối liên vùng. Ưu tiên nguồn lực nhà nước và huy động các nguồn lực xã hội cho phát triển hệ thống hạ tầng có tính chất xương sống, các dự án động lực, trọng điểm có tính lan tỏa lớn để mở ra không gian phát triển.
Các nguồn lực được tạo ra từ quy hoạch, đầu tư phát triển đô thị trong tương lai như giá trị đất đai, tài nguyên,… cần được đầu tư trở lại cho phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, giáo dục và đào tạo, phúc lợi xã hội và chia sẻ hài hòa giữa các địa phương mang lại lợi ích tổng thể cho phát triển.
Để Cam Lâm có thể trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo, nghiên cứu và ứng dụng công nghệ mới thì nguồn nhân lực chất lượng cao, nhân tài là điều kiện tiên quyết, tỉnh Khánh Hòa cần có chiến lược đào tạo, thu hút nhân tài; nâng cao chất lượng dịch vụ đô thị nhất là dịch vụ giáo dục, y tế và chăm sóc sức khoẻ để tạo nên sức hút hấp dẫn cho lao động trong và ngoài nước đến với Cam Lâm.
Theo Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, với đặc điểm của một đô thị ven biển, chịu tác động trực tiếp của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, quá trình phát triển đô thị mới Cam Lâm cần rút ra những bài học kinh nghiệm, khắc phục được tồn tại của các đô thị hiện nay như ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm, ùn tắc giao thông, sạt lở, ngập úng, quản trị mật độ dân số, thích ứng với biến đổi khí hậu… bằng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ hạ tầng, đa mục tiêu và các giải pháp thích ứng phi công trình phù hợp.
Tỉnh Khánh Hòa cần thực hiện tốt công tác khảo sát địa chất, thủy văn, tính toán kỹ các tác động của biến đổi khí hậu, triều cường ngay từ phương án quy hoạch chi tiết, thiết kế, thi công nhằm bảo đảm tính bền vững, hiệu quả của công trình, an toàn về tài sản, tính mạng cho nhân dân.
Đồ án Quy hoạch chung đô thị mới Cam Lâm đến năm 2045 là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, tạo thêm động lực mới, sức lan toả trong thu hút đầu tư, phát triển Cam Lâm trở thành cực tăng trưởng phía Nam tỉnh Khánh Hoà và vùng Nam Trung Bộ. |
Đồng thời, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị Khánh Hòa phải hết sức tuân thủ quy định về thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển theo Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; đánh giá các tác động đến kinh tế - xã hội, cảnh quan môi trường; nâng cao nhận thức, kinh nghiệm, kỹ năng ứng phó thiên tai của nhân dân; tuân thủ các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai, sạt lở, bảo đảm an ninh, quốc phòng.
Quá trình triển khai quy hoạch sẽ ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt người dân (hàng nghìn hộ dân cần bố trí tái định cư). Do đó, tỉnh Khánh Hòa cần thực hiện tốt vấn đề an sinh xã hội, đảm bảo cho người dân có nơi tái định cư đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội như bệnh viện, trường học, trung tâm văn hóa, thể thao; ưu tiên phát triển nhà ở xã hội cho các gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo, người thu nhập thấp, nhà ở công nhân…. Người dân địa phương phải được ưu tiên đào tạo, tuyển dụng, có sinh kế bền vững; được tận hưởng những giá trị, chất lượng cuộc sống mà quá trình đô thị hóa mang lại.
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà cũng đề nghị Khánh Hòa tiếp tục nghiên cứu đề xuất mô hình chính quyền phù hợp với tiến trình đô thị hóa gắn với chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả quản trị hành chính.
“Với tiềm năng, lợi thế; với thành tựu và nền tảng được tạo lập cùng truyền thống đoàn kết, năng động, sáng tạo, khát khao vươn lên của Đảng bộ, chính quyền tỉnh Khánh Hòa và huyện Cam Lâm chúng ta sẽ sớm hoàn thành mục tiêu đặt ra”, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà tin tưởng.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Sập cầu tạm ở Trà Vinh khi dùng 2 xe tải để thử tải
- ·Bão số 3 tàn phá miền Bắc, ít nhất 9 người chết và hơn 3.200 ngôi nhà hư hỏng
- ·Nhiều tàu thuyền đứt dây neo trôi tự do, Cục Đường Thuỷ nội địa chỉ đạo khẩn
- ·Cựu cục trưởng tạo điều kiện không chính đáng cho doanh nghiệp
- ·Miền Bắc lại vào đợt mưa liên tiếp, có nơi trên 150mm
- ·Thấy nguy cơ sạt lở đất, trưởng thôn đưa 115 người lên lên núi lánh nạn an toàn
- ·Bí thư Hà Nội cùng người dân xuống đường tổng vệ sinh môi trường sau bão Yagi
- ·Khẩn trương khắc phục 2.400 tỷ đồng chi không đúng đối tượng người có công
- ·Những câu chuyện về thị trường chứng khoán New York thập niên 90
- ·Mực nước sông Cầu ở Thái Nguyên giảm dần, người dân tất bật dọn dẹp sau lũ
- ·Cán bộ Đoàn sáng tạo, hăng say cống hiến
- ·Bắc Giang công bố tình huống khẩn cấp sự cố rò rỉ tại bể xả Trạm bơm Cống Bún
- ·Nhiều tàu thuyền đứt dây neo trôi tự do, Cục Đường Thuỷ nội địa chỉ đạo khẩn
- ·Nhói lòng cảnh ngóng tin bố mẹ, chồng, cháu mất liên lạc vụ sập cầu Phong Châu
- ·11 sản phẩm đáng mong đợi nhất của Apple ra mắt trong năm nay
- ·Xác định nhóm đối tượng liên quan vụ trấn lột học sinh giữa đường ở Hà Nội
- ·Miền Bắc tiếp tục mưa lớn, điểm tên nhiều nơi nguy cơ lũ quét, ngập lụt
- ·Vụ đất lở cuốn xe khách xuống suối, tìm thấy nhiều thi thể tại hiện trường
- ·Bình Dương đạt nhiều thành tựu, xây dựng quê hương thông minh, hiện đại
- ·Nước sông Hồng mấp mé đường Chương Dương Độ, người dân khẩn trương di dời