【bong da ku】Kế hoạch kinh doanh của các doanh nghiệp môi giới bất động sản chịu ảnh hưởng nghiêm trọng
Doanh nghiệp bất động sản thành lập mới tăng mạnh | |
“Lực lượng môi giới bất động sản thiếu tính chuyên nghiệp” | |
Doanh nghiệp bất động sản thắng lớn bất chấp dịch bệnh |
Dịch Covid-19 gây hàng loạt khó khăn cho DN môi giới BĐS. Ảnh minh họa: H.Anh |
50% DN có mức doanh thu đạt dưới 10%
Tại tọa đàm trực tuyến “Sàn giao dịch và môi giới bất động sản vượt khó do ảnh hưởng Covid 19: Giải pháp và kiến nghị" được tổ chức ngày 20/8, ông Nguyễn Mạnh Hà, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho biết, các quy định giãn cách xã hội và phòng chống dịch đã khiến hàng nghìn nhà môi giới bất động sản rơi vào tình cảnh thất nghiệp và con số này đến nay vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Nghiêm trọng hơn, từ khó khăn về kinh tế, đại dịch còn kéo theo tâm lý khủng hoảng, bỏ cuộc của nhiều cá nhân, đơn vị môi giới bất động sản.
“Đặc biệt là trong đợt dịch lần thứ 4 đang diễn ra, có thể nói đây là đợt dịch ảnh hưởng nặng nề nhất đến nền kinh tế, thị trường bất động sản nói chung và các sàn giao dịch, nhà môi giới nói riêng”, ông Nguyễn Mạnh Hà cho hay.
Theo chia sẻ của ông Phạm Lâm, Tổng giám đốc DKRA Việt Nam về tình hình khó khăn của các DN môi giới BĐS khu vực phía Nam, trong giai đoạn dịch Covid-19, kế hoạch kinh doanh của các DN môi giới bất động sản chịu ảnh hưởng nghiêm trọng, tình hình kinh doanh tê liệt.
Theo đó, 70% DN lựa chọn giải pháp điều chỉnh lương, cắt giảm lương của người lao động hoặc ngưng hoạt động. 50% DN có mức doanh thu đạt dưới 10%. 30% DN có mức doanh thu từ 30-50%. 10% DN có mức doanh thu từ 50-70% và chỉ 10% DN có doanh thu ổn định.
Cùng với đó, mọi kế hoạch của các DN bị đảo lộn, các mục tiêu trong năm và mục tiêu dài hạn bị tác động, ảnh hưởng nặng nề. Thực hiện giãn cách xã hội nên các DN môi giới BĐS cũng ngưng hoạt động. Các cơ quan nhà, nước phòng công chứng, trung tâm đăng ký thủ tục đất đai… cũng ngưng hoạt động nên ảnh hưởng đến các thủ tục giao dịch.
Mặt khác, DN môi giới BĐS không thuộc DN được ưu tiên tiêm vắc xin nên hầu như các DN còn ít nhất 50% nhân sự chưa được tiêm mũi 1.
Đáng nói, doanh thu giảm hoặc không có nhưng DN vẫn phải chi trả các khoản gồm chi phí mặt bằng, bảo hiểm xã hội, tiền lương, tiền thuế lên đến hàng tỷ đồng mỗi tháng dẫn đến khó khăn về tài chính.
Một loạt khó khăn khác cũng được đại diện DKRA chỉ ra như khó khăn trong thu hồi công nợ của các chủ đầu tư và các dự án; dòng tiền bị thu hẹp dẫn đến khó có thể đẩy mạnh hỗ trợ cho nhân viên bán hàng; nhân viên rời bỏ công ty vì không có thu nhập...
30% sàn môi giới sẽ không trụ nổi trong đại dịch lần thứ 4
Theo bà Nguyễn Thị Thanh Hương, Tổng giám đốc Công ty CP Bất động sản Đại Phúc Land, các sàn môi giới BĐS bị thiệt hại nặng nề do đa số là các DNVVN, nguồn lực mỏng, không đủ dự phòng khi thị trường ngưng trệ kéo dài, không có sản phẩm để bán dẫn đến doanh thu không có trong khi các chi phí duy trì hoạt động như trả lương nhân viên, chi phí mặt bằng, điện nước và các chi phí khác vẫn phải chi.
Sàn có số lượng nhân viên càng lớn thì áp lực chi phí duy trì hoạt động càng cao, vì vậy nhiều sàn buộc phải chọn giải pháp thu gọn quy mô, đóng cửa tạm thời, tạm dừng hoạt động để chờ đợi cơ hội thị trường phục hồi.
“Tuy nhiên thiệt hại là không tránh khỏi, ít nhất có khoảng 30% các sàn môi giới BĐS sẽ không trụ nổi trong đợt đại dịch lần thứ 4 này”, bà Nguyễn Thị Thanh Hương nhận định.
Theo bà Hương, với tình hình khó khăn của các DN BĐS như đã nêu ở trên, sự lắng nghe và các giải pháp trợ lực kịp thời cho các DN vượt qua được giai đoạn căng thẳng hiện nay là vấn đề cấp thiết, với hy vọng DN sẽ có quá trình phục hồi nhanh chóng và hiệu quả hơn sau đại dịch.
Kiến nghị các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho DN môi giới BĐS, ông Trần Lâm cho biết cần tiếp tục giảm thuế VAT, thuế TNDN cho DN; hoãn nộp các loại thuế này 6 tháng kể từ khi hoạt động lại. Đồng thời, cần hỗ trợ tiêm vắc xin mũi 1 cho nhân sự ở khu vực TPHCM và các khu vực lân cận như Đồng Nai, Bình Dương.
Bên cạnh đó, cần có chính sách hỗ trợ DN vay vốn lãi suất 0% để chi trả các khoản cố định và đầu tư vào hoạt động kinh doanh để sớm có doanh thu trở lại; hỗ trợ nhân viên môi giới BĐS vay vốn với mức lãi suất ưu đãi để ổn định cuộc sống và đầu tư kinh doanh.
Ông Lâm cũng đề xuất Hội Môi giới BĐS có chính sách tác động để hỗ trợ thu hồi nhanh dòng tiền và công nợ.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Tai nạn lao động ở Hải Phòng, 1 người tử vong
- ·Nhà đầu tư BĐS nhìn thấy cơ hội lớn trong dịch Covid
- ·Trường hợp nào không được cấp Sổ đỏ trong năm 2020?
- ·Nở rộ mô hình kinh doanh phòng trọ cho thuê cận KCN
- ·Ngày 6/1: Giá heo hơi biến động nhẹ tại thị trường phía Nam
- ·Thu nhập 25 triệu đồng/tháng có mua được căn hộ 3 phòng ngủ?
- ·Bất động sản vẫn là kênh đầu tư hấp dẫn bất chấp Covid
- ·Bea Sky tung chính sách kích cầu hấp dẫn
- ·Cơ hội quan sát mưa sao băng Quadrantids tại Việt Nam
- ·Summit Building ứng dụng công nghệ SpraySafe chữa cháy nhà cao tầng
- ·Thị trường thiết bị đeo thông minh đang tăng trưởng mạnh mẽ
- ·Công dụng, ý nghĩa của cây lan chi, người sành chơi cũng chưa chắc biết
- ·Kỷ niệm 10 năm Cuộc thi viết 'Những tấm gương bình dị mà cao quý'
- ·Kỳ lạ căn hộ lộ thiên mọi thứ, trừ toilet giữa Sài Gòn trên báo Mỹ
- ·Lũ ống cuốn trôi một em nhỏ ở Yên Bái
- ·'Lóa mắt' với ngôi nhà gần biển mới mua của MC Nguyễn Cao Kỳ Duyên
- ·Thuê căn hộ ẩm thấp rộng 45m2, 9X 'đập đi xây lại' khiến ai nhìn cũng thích mê
- ·Những cấm kỵ khi đặt giường trong phòng ngủ gây hại cho sức khỏe, vận xui đeo bám
- ·Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền toàn quốc năm 2023
- ·Điện hạt nhân: Động lực thúc đẩy chuyển đổi năng lượng xanh của Trung Quốc