【bdltd c1】Bài 3: Tạo đột phá cho ngành hàng lúa gạo
Lúa gạo là ngành sản xuất truyền thống và quan trọng của Việt Nam,ạođộtphchongnhhnglagạbdltd c1 tạo ra sinh kế cho hàng chục triệu nông dân trên cả nước. Những năm gần đây, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong sản xuất lúa gạo nhờ có những bước đột phá quan trọng.
Trong bối cảnh mới hiện nay, với những biến động của thị trường thế giới, biến chuyển của thị hiếu tiêu dùng cộng với biến đổi khí hậu ngày một rõ nét, ngành lúa gạo Việt Nam đã và đang có sự chuyển mình mạnh mẽ trong cả sản xuất, tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Ngành tập trung nâng cao chất lượng lúa gạo, giảm chi phí đầu vào, thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và mở rộng thị trường tiêu thụ, tiến tới xây dựng thương hiệu gạo bền vững trên thị trường quốc tế.
Nhiều điểm sáng trong chuỗi giá trị lúa gạo Việt
Nông dân Hậu Giang đã và đang tăng cường liên kết sản xuất lúa chất lượng cao để góp phần nâng cao chuỗi giá trị cho ngành hàng lúa gạo Việt Nam.
Tháng 12-2023, hàng trăm xã viên của Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và Dịch vụ Kiến Thành, ở xã Vị Bình, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang, đã xuống giống xong 200ha lúa Đông xuân 2023-2024. Ông Huỳnh Văn Dũng, Giám đốc HTX khoe: “Toàn bộ diện tích được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và hữu cơ, với giống Đài Thơm 8 có các doanh nghiệp xuất khẩu gạo bao tiêu cao hơn thị trường 300 đồng/kg. Dự kiến năng suất vụ này hơn 8 tấn/ha và nếu giá lúa duy trì ở mức cao như hiện nay thì nông dân trúng đậm”.
Chỉ cánh đồng lúa chạy ngút ngàn của HTX, ông Dũng cho biết thêm, ngày trước mỗi khi tới vụ sản xuất là chai lọ thuốc trừ sâu lềnh khênh ở bờ ruộng, dưới kênh, do bà con dùng để diệt cỏ dại, ốc bươu vàng… Từ khi chuyển đổi sản xuất từ manh mún, sang làm tập trung qui mô lớn dưới sự “điều phối” của HTX thì mọi việc thay đổi tích cực. Theo đó, khi đến mùa vụ thì sản xuất đồng loạt, cùng một loại giống, có cán bộ nông nghiệp huyện hướng dẫn canh tác theo hướng VietGAP, giảm sử dụng phân thuốc hóa học; ghi chép sổ sách và xây dựng nơi chứa đựng chai lọ thuốc trừ sâu; đồng thời, còn có sự hỗ trợ của các doanh nghiệp về cung ứng vật tư đầu vào và bao tiêu sản phẩm đầu ra, đảm bảo bà con có lãi.
HTX còn được Nhà nước đầu tư đê bao, hỗ trợ 2 máy bay phun thuốc không người lái. Đặc biệt là Tổ chức Phát triển Đức (GIZ) và Tổ chức Phát triển Hà Lan hỗ trợ về sản xuất sạch, thân thiện môi trường; đưa các xã viên đi thực tế các mô hình hay, hiệu quả để học hỏi. Nhờ đó, mấy năm qua đồng lúa của HTX đã “xanh, sạch”, đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu. Ông Nguyễn Văn Tùng, ở xã Vị Bình, bộc bạch: “Gia đình có 3,5ha lúa, trong năm 2023 đạt lợi nhuận bình quân 40-45 triệu đồng/ha/vụ, nhờ canh tác sạch, lúa được giá và có doanh nghiệp bao tiêu…”.
Theo Bộ NN&PTNT, sản xuất lúa gạo của Việt Nam đang đóng vai trò hết sức quan trọng trong ngành nông nghiệp, bởi không chỉ góp phần đảm bảo an ninh lương thực, sinh kế cho người dân mà còn hỗ trợ tích cực cho phát triển kinh tế trong nước và đảm bảo thực thi các cam kết, trách nhiệm với quốc tế về hệ thống lương thực, thực phẩm toàn cầu.
Cụ thể, hiện sản lượng lúa trung bình một năm của Việt Nam đạt từ 43-45 triệu tấn, tương đương khoảng 26-28 triệu tấn gạo, trong đó có khoảng 20 triệu tấn được dành cho tiêu thụ trong nước, phần còn lại là dành cho xuất khẩu. Theo số liệu thống kê mới đây, sản lượng gạo xuất khẩu qua 11 tháng năm 2023 của Việt Nam đã đạt 7,8 triệu tấn, thu về kim ngạch 4,4 tỉ USD. Đây là những con số kỷ lục, cao nhất kể từ năm 1989 trở lại đây và dự kiến sẽ còn tiếp tục tăng trong thời gian tới.
Ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, nhận định: Để đạt được những thành quả ấn tượng như trên thì phải ghi nhận những sáng kiến, nỗ lực bền bỉ của người trồng lúa, cộng đồng doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo, vật tư nông nghiệp đầu vào, của hệ thống các trường, viện nghiên cứu và sự vào cuộc sâu sát của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương.
Điển hình trong những năm qua, Việt Nam đã tập trung nghiên cứu phát triển của giống lúa, tỷ trọng sử dụng giống lúa xác nhận không ngừng tăng; đồng thời các quy trình canh tác bền vững, tiên tiến được tăng cường áp dụng. Thêm vào đó là chế biến gạo ngày càng phát triển, nhiều công nghệ hiện đại đã được đầu tư để nâng cao giá trị sản phẩm, giảm thất thoát sau thu hoạch. Nhờ đó, mặc dù diện tích trồng lúa giảm nhưng sản lượng và chất lượng lúa gạo Việt Nam ngày càng khẳng định được vị thế của mình trên thị trường. Gạo Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế là một trong những loại gạo ngon nhất thế giới, đáp ứng được các điều kiện an toàn thực phẩm. Ngành hàng sản xuất lúa gạo đã tạo ra việc làm, sinh kế cho hàng triệu hộ nông dân, sản lượng gạo xuất khẩu luôn được giữ vũng và tăng thêm.
Ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ NN&PTNT, chia sẻ: Năm 2023, Việt Nam có sản phẩm gạo được công nhận gạo ngon nhất thế giới là niềm tự hào, vinh hạnh và cần tôn vinh đối với 3 doanh nghiệp gửi 6 loại gạo tham gia cuộc thi. Tuy nhiên, vì ngành lúa gạo thế giới phát triển rất nhanh thì chúng ta không thể đứng một chỗ, mà phải chung tay, đồng lòng để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường lúa gạo thế giới, không chỉ về số lượng, gía cả, mà còn vấn đề phát triển xanh, giảm phát thải khí nhà kính, thích ứng với biến đổi khí hậu thì mới có thể duy trì, giữ vững danh hiệu được. Còn chúng ta cứ tự hào mãi với cái hiện có mà không phấn đấu sẽ bị thụt lùi.
Tiến sĩ Nguyễn Văn Hùng, Viện nghiên cứu lúa gạo Quốc tế (IRRI), thông tin: Trong những năm qua, IRRI đã nghiên cứu, phát triển các giống lúa thích ứng với khí hậu mặn, hạn mặn, xây dựng nên thị trường giống lúa thông minh, các giống lúa có chỉ số GI thấp và giá trị cao. IRRI đang tiến hành khảo sát điều tra diện rộng 10.000 nông dân ĐBSCL để xây dựng bộ dữ liệu từ đó xây dựng hệ thống canh tác tối ưu; tối ưu công cụ xác định các giải pháp và cây trồng ưu tiên biến đổi khí hậu; các giải pháp lúa phát thải thấp...
Ông Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, đánh giá: Thời gian qua, trong sản xuất lúa gạo, nhiều địa phương trên cả nước đã hình thành một số mô hình liên kết theo chuỗi giá trị, từ đó khắc phục được tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, thực hiện tập trung nguồn nguyên liệu, thu hút các doanh nghiệp đầu tư và kết nối sản xuất nông dân với thị trường, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ cũng được thực hiện hiệu quả hơn.
Đổi thay nhờ khoa học công nghệ
Nông dân Hậu Giang nói riêng và cả nước nói chung đang áp dụng mạnh mẽ khoa học công nghệ vào sản xuất để nâng cao giá trị hạt gạo Việt Nam
Theo đánh giá của Bộ NN&PTNT, một nội dung rất quan trọng khác để phát triển ngành hàng lúa gạo Việt Nam trong thời gian gần đây đó là việc nông dân ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, như công nghệ gieo sạ chính xác kết hợp phân bón thông minh; quản lý dinh dưỡng thích ứng. Chính việc ứng dụng khoa học công nghệ giúp giảm đầu vào nông học như giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan cho rằng, sau thời gian nổ lực thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trọng tâm từ Trung ương đến địa phương, hiện nay về quy trình thâm canh, các kỹ thuật tiên tiến, qui trình canh tác lúa tổng hợp đã được phát triển khá đồng bộ và ngày càng hoàn thiện. Bên cạnh đó, quy trình sử dụng phân bón cân đối, từ liều lượng và tỷ lệ, bón đúng thời kỳ và đúng cách, đúng chủng loại và phù hợp về dạng phân bón cho mỗi vùng đặc thù đã được ứng dụng, tăng hiệu quả kinh tế cho người nông dân; các kỹ thuật canh tác giảm lượng giống gieo sạ, bón phân hợp lý, áp dụng “3 giảm 3 tăng”, “1 phải 5 giảm”, sử dụng nấm đối kháng để quản lý dịch hại… Về công nghệ thu hoạch, sau thu hoạch thì hiện Việt Nam đã nghiên cứu và làm chủ được các công nghệ thu hoạch, áp dụng cơ giới hóa đồng bộ trong tất cả các khâu, để giảm tổn thất trong thu hoạch và sau thu hoạch.
Ông Lê Minh Hoan (bìa trái), Bộ trưởng Bộ NN&PTNT cho rằng, ngành nông nghiệp Việt Nam luôn hỗ trợ về mặt kỹ thuật, giống lúa để chuyển đổi lương thực bền vững cho cả Việt Nam và thị trường xuất khẩu.
Theo TS. Jongsoo Shin, Giám đốc phục trách Vùng Châu Á của Viện Nghiên cứu lúa gạo Quốc tế (IRRI), trước những biến đổi về khí hậu nên việc ngành nông nghiệp Việt Nam triển khai những giải pháp trong phát triển ngành hành lúa gạo, nhất là về mặt khoa học công nghệ như thời gian qua là rất phù hợp và cần thiết. Tới đây, IRRI sẽ phối hợp với Việt Nam trong việc nghiên cứu giống thích ứng với biến đổi khí hậu nhằm nâng cao giá trị lúa gạo Việt Nam. Trọng tâm trong hoạt động IRRI là cung cấp giống mới, đặc biệt là giống lúa gạo có giá trị cao, đề cao vấn đề dinh dưỡng trong lúa gạo. Về vấn đề giảm phát thải trong quá trình canh tác lúa gạo, IRRI tập trung nghiên cứu quy trình sản xuất giảm sử dụng vật tư đầu vào, giảm sử dụng nước để từ đó giảm phát thải khí mê tan trong quá trình canh tác. Cơ giới hóa gieo sạ là một giải pháp điển hình, giúp giảm ít nhất 50% lượng giống, 20% lượng đạm, tăng năng suất lên 5%, đồng thời giảm 10% phát thải carbon trong quá trình sản xuất.
Ông Đồng Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, cho biết: Việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất lúa là xu thế và là hướng đi lâu dài để hướng tới một nền nông nghiệp xanh, trách nhiệm, bền vững. Do đó, khi triển khai thực hiện Đề án 1 triệu héc-ta lúa chất lượng cao, phát thải thấp tại ĐBSCL, trong đó có tỉnh Hậu Giang thì lãnh đạo tỉnh nhận định đây sẽ là cơ hội để ĐBSCL và Hậu Giang tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị, áp dụng quy trình canh tác bền vững, ứng phó biến đổi khí hậu cũng như thực hiện cam kết của quốc gia về phát triển xanh, giảm phát thải ròng.
Từ những đột phá trong canh tác lúa đã góp phần tạo ra hạt gạo chất lượng, qua đây góp phần nâng cao giá trị và mở rộng thì trường tiêu thụ đầy khởi sắc cho hạt gạo Việt Nam trong thời gian gần đây.
NHÓM PHÓNG VIÊN KINH TẾ
--------------
Bài 4:Khởi sắc thị trường tiêu thụ
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Vợ thu nhập 6 triệu/ tháng, ly hôn có được nuôi 2 con?
- ·Bảo Việt đoạt giải vàng quốc tế về báo cáo thường niên
- ·Hàng chục người tổ chức đá gà ăn tiền trong rẫy vắng
- ·Bắt kiều nữ bán loại ma túy lần đầu xuất hiện ở Đà Nẵng
- ·Bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn 10 ngày cuối tháng 6/2017
- ·Công ty Quản lý tài sản giúp khơi thông dòng vốn
- ·Con rể nổ hơn 10 phát súng, khống chế bắt giữ mẹ vợ
- ·Ẩu đả sau cuộc nhậu, nam thanh niên ở Bình Dương thiệt mạng
- ·“Tớ” chỉ chọn “ấy” để yêu
- ·Vợ pha thuốc diệt chuột vào sữa cho chồng uống ở Phú Thọ
- ·Phá vỡ hợp đồng cho thuê, xử lí thế nào?
- ·Khởi tố nguyên Chi cục trưởng Chi cục thủy sản Quảng Nam
- ·Bắt thanh niên khống chế, hiếp dâm chủ tiệm tạp hóa
- ·Thận trọng khi ký kết hợp đồng xuất khẩu với DN Mexico
- ·Quặn lòng bé gái 11 tháng tuổi mắc bệnh xương hóa đá
- ·Nhóm thanh niên hỗn chiến, bắn súng tự chế náo loạn phố ở Hội An
- ·Truy tìm 2 tội phạm ma túy khoét tường trốn khỏi trại tạm giam
- ·Doanh nghiệp Hoa Kỳ tìm hiểu đầu tư tại Việt Nam
- ·Hồi âm đơn thư Bạn đọc cuối tháng 4/2016
- ·Bắt quả tang con nuôi xâm hại con đẻ ở Hà Nội