【thứ hạng của câu lạc bộ selangor】Chia sẻ của lãnh đạo FMC về "3 tại chỗ"
Chế biến thủy sản tại Công ty CP Thực phẩm Sao Ta (Ảnh DN) |
Theo ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT Công ty CP thực phẩm Sao Ta (FMC), thật ra, chưa ai trả lời chắc chắn là 3 tại chỗ sẽ diễn ra trong bao lâu, quá trình chuẩn bị cho 3 tại chỗ, chi phí phát sinh không ngừng đối với DN.
Ông Hồ Quốc Lực cho rằng, thực hành 3 tại chỗ gần như là tổ chức lại hoạt động của DN trên nền tảng gói gọn hơn, vì đa phần DN khi xây dựng nhà xưởng sẽ không có khu lưu trú trong khuôn viên. Chỗ ngủ nghỉ khi thực thi 3 tại chỗ là tận dụng khoảng trống trong nhà xưởng, nhà kho, văn phòng… nên đâu thể có nhiều chỗ và đâu thể lâu dài.
Thực thi 3 tại chỗ, DN phải sắp xếp lại dây chuyền sản xuất phù hợp hoàn cảnh mới, gói gọn, cũng phát sinh công việc phải chuẩn bị không ít. Ngoài ra để bảo đảm người lao động an tâm ở lại DN, các tiện ích tối thiểu phải bảo đảm, thậm chí phải có wifi để người lao động nắm diễn biến thông tin trên mạng. Để bảo đảm an toàn, việc tầm soát dịch bệnh trong người lao động phải được chú trọng, đề cao và thực thi nghiêm ngặt.
Khi chi phí tăng không nhỏ, làm sao tổ chức 3 tại chỗ có lợi nhuận tốt? Chỉ còn cách hạ thấp một chi phí nào đó có thể, nhất là khâu nguyên liệu chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm. Ở đây, cụ thể đối với ngành chế biến tôm là hạ thấp giá mua tôm nguyên liệu trong giai đoạn 3 tại chỗ.
Chuỗi giá trị con tôm gồm khá nhiều mắt xích và các chuỗi nhỏ ở từng mắt xích. Chuỗi giá trị con tôm chú trọng nhất là mắt xích nuôi, mắt xích chế biến và khâu cung ứng tới nhà phân phối. Các mắt xích quan trọng này tồn tại và phát triển cộng hưởng và không thể thiếu nhau. Nếu nhận thức vấn đề thiết yếu này sẽ tìm ra mục đích tổ chức 3 tại chỗ.
Điều đáng quan tâm hiện nay, khi dịch bùng phát cao trào lại là lúc miền Tây đang thả nuôi và nay là giai đoạn thu hoạch. Giả sử do Covid, đóng cửa hết nhà máy chế biến, người nuôi tôm thu hoạch tôm sẽ ra sao? Chính vì thế, ông Lực cho rằng, mục đích đầu tiên cho thấy tổ chức 3 tại chỗ ngành tôm nhằm có giải pháp chia sẻ khó khăn với người nuôi. Song song đó số lượng người lao động ở mỗi DN là không nhỏ, trong đó có sự phân hóa, một bộ phận có hoàn cảnh khó khăn hơn cần nguồn thu trang trải hàng ngày. Như vậy, mục tiêu thứ hai là DN chia sẻ khó khăn với người lao động, lúc này cả hai tương trợ nhau sẽ giúp thấu hiểu hơn và gắn bó nhau hơn sau này.
Một mối quan hệ hết sức quan trọng phải kể ra nữa là các đối tác mua hàng. DN và các đối tác có hợp đồng mua bán và các đối tác đã có kế hoạch tiêu thụ. Nếu trong hoàn cảnh dịch, DN có thể vin vào lý do bất khả kháng kéo dài hợp đồng, nhưng chắc chắn sẽ gây khó khăn không nhỏ cho các đối tác. Việc tổ chức 3TC sẽ cung ứng một phần nào đó sản phẩm theo các hợp đồng, giảm thiểu khó khăn cho các đối tác.
“Tổ chức 3 tại chỗ ngành tôm nhằm duy trì và tương hỗ các mắt xích quan trọng nhất chuỗi giá trị con tôm là: người nuôi - người lao động trong DN chế biến - nhà tiêu thụ”- ông Lực nhận định.
Để bù đắp chi phí, chắc chắn DN chế biến buộc phải mua tôm nguyên liệu với giá thấp hơn, coi như đây là phần chia sẻ từ người nuôi.
Ông Lực cho rằng, 3 tại chỗ không phải là hình thức mới mẻ gì vì DN nuôi tôm đã thực hiện điều này từ khi hình thành. Nhưng khác chút là 3 tại chỗ tại trại nuôi tôm nhằm mục đích phòng chống dịch cho tôm chứ không phải cho người.
Thật là một thời điểm đầy thách thức. Nay mỗi nhà, mỗi hoàn cảnh. Có lẽ đâu đó vẫn có DN thực hiện 3 tại chỗ thu được lợi nhuận tốt, nhưng chắc không nhiều. Số còn lại và ngược lại sẽ là đại đa số DN, nhất là DN hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nhằm 3 mục tiêu gắn bó trong chuỗi.
Thời buổi khó khăn bùng phát dịch bệnh, các DN làm được 3 tại chỗ không dễ nhưng phải nỗ lực làm không chỉ để thể hiện tinh thần chia sẻ, chung vai trong chuỗi giá trị con tôm mà còn là biện pháp đảm bảo sự tồn tại, bền vững của DN trong nghịch cảnh này.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Công ty CP Eva Pharma làm giả giấy của Cục An toàn thực phẩm, lưu hành trái phép Đông y Hoàng Dung
- ·Yên Bái đẩy mạnh thu hút đầu tư vào du lịch
- ·TP.HCM: Hàng loạt dự án y tế trọng điểm ách tắc vì thiếu vốn, quỹ đất
- ·U23 Việt Nam hiên ngang giành vé dự VCK U23 châu Á 2022
- ·Bước đầu xác định được nguồn lây Covid
- ·Đề xuất 3.500 tỷ làm đê cảng Bãi Gốc; 19.500 tỷ làm cao tốc Buôn Ma Thuột
- ·Thúc đẩy hợp tác giữa các đối tác Hà Lan với vùng ĐBSCL
- ·Bộ Giao thông muốn Phú Thọ cân nhắc việc đầu tư tuyến nối QL 32 với đường tỉnh 316
- ·Thủ tướng: Trong khó khăn phải cải cách mạnh mẽ, đưa đất nước tiến lên
- ·Câu lạc bộ cầu lông Ô tô Văn Hiền: Sân chơi thể thao bổ ích cho người dân
- ·Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Phải 'liệu cơm gắp mắm' trong đầu tư cho khoa học công nghệ
- ·Thái Bình: Cam kết tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư Hoa Kỳ
- ·Cao Bằng xin cơ chế xây cao tốc Đồng Đăng
- ·Quyết không bổ sung ồ ạt các sân bay mới trong 10 năm tới
- ·Tài xế ô tô 16 chỗ chết kẹt trong cabin sau tai nạn kinh hoàng trên cao tốc
- ·Phú Yên: Đất tại dự án chăn nuôi bò chất lượng cao hết hiệu lực chuyển đổi
- ·Bộ giải pháp tổng thể tiếp sức nền kinh tế
- ·Chelsea cầm chân Liverpool
- ·Xét xử BS Hoàng Công Lương: Nguyên Phó khoa tiết lộ hợp đồng 7,7 USD/ca chạy thận
- ·Capella Group nghiên cứu đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Cam Liên tại Quảng Bình