会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【bxh bd nga】9 bước xử lý ngân hàng yếu kém!

【bxh bd nga】9 bước xử lý ngân hàng yếu kém

时间:2025-01-11 10:36:27 来源:Nhà cái uy tín 作者:Ngoại Hạng Anh 阅读:968次

ngan hang

Dong A Bank - một trong những ngân hàng được cho là yếu kém cần xử lý trong năm 2017.

Tuy nhiên,ướcxửlýngânhàngyếukébxh bd nga đến nay đây vẫn là những rủi ro tiềm ẩn đe dọa sự an toàn của hệ thống cũng như là lực cản với nền kinh tế. Để giải quyết vấn đề này, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đề xuất cần có Luật Hỗ trợ tái cơ cấu các TCTD và xử lý nợ xấu, trong đó quy định 9 bước cụ thể để xử lý các ngân hang yếu kém.

Nợ xấu, ngân hàng yếu kém vẫn tiềm ẩn rủi ro cho hệ thống

Mặc dù đã từng được NHNN đề cập đến gần đây, tuy nhiên, trong dự thảo báo cáo này, lần đầu tiên NHNN đưa ra những kiến nghị cụ thể về nội dung của Luật.

Tại báo cáo, NHNN nhấn mạnh về tình trạng yếu kém, khó khăn của hệ thống ngân hàng kể từ thời điểm 2010 – 2011 với những yếu kém, tồn tại, vi phạm pháp luật và các biểu hiện lợi ích nhóm trong các TCTD bộc lộ rõ rệt. Tỷ lệ tín dụng/huy động vốn năm 2011 đã lên tới 103,7%, nợ xấu vào tháng 9/2012 ước tính thận trọng là 17,21%, thậm chí còn lớn hơn nếu đánh giá toàn diện. Trong bối cảnh đó, thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước, ngành Ngân hàng đã tích cực phối hợp và triển khai Đề án 254 về cơ cấu lại hệ thống các TCTD, đến nay cơ bản đạt được một số kết quả nhất định.

Tính đến cuối tháng 11/2016, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống TCTD là 2,46%. Tính đến 31/12/2016, nợ còn phải xử lý tại VAMC khoảng 190.000 tỷ đồng; nợ tồn đọng tại khâu thi hành án tính đến 30/9/2016 là khoảng 58.998 tỷ đồng.

Theo NHNN, việc xử lý nợ xấu bước đầu đã đạt được kết quả khả quan, nhưng giá trị nợ xấu hiện tại và nợ tiềm ẩn thành nợ xấu vẫn còn lớn tiềm ẩn rủi ro đối với an toàn của các TCTD. Đồng thời, hệ thống các TCTD vẫn còn tồn tại một số TCTD có tỷ lệ nợ xấu cao, chủ yếu tập trung ở các TCTD được kiểm soát đặc biệt và một số công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính yếu kém. Do đó đòi hỏi cần phải sớm có giải pháp xử lý quyết liệt trong thời gian tới không để tác động xấu đến an toàn hệ thống và bảo đảm tính khả thi của việc xử lý TCTD yếu kém.

Để giải quyết được những tồn tại này, NHNN cho rằng cần thiết sớm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý xử lý ngân hàng yếu kém và xử lý nợ xấu, cụ thể là triển khai dưới hình thức ban hành Luật Hỗ trợ tái cơ cấu các TCTD và xử lý nợ xấu.

Không được dùng vốn vay ngân hàng để mua ngân hàng

Cụ thể, kết cấu của Luật sẽ bao gồm 3 phần. Phần 1 là các quy định về quy trình xử lý TCTD yếu kém, các biện pháp hỗ trợ phục hồi các TCTD yếu kém. Phần 2 bao gồm các quy định về xử lý nợ xấu, xử lý tài sản bảo đảm các khoản nợ của TCTD. Phần 3 gồm các Điều khoản sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các TCTD 2010 có liên quan đến việc khắc phục tình trạng sở hữu chéo, đầu tư chéo trong hệ thống TCTD, nâng cao năng lực quản trị.

Đây sẽ là một luật riêng, chuyên ngành để xử lý và hỗ trợ phục hồi các TCTD yếu kém, xử lý triệt để và hiệu quả nợ xấu của ngành Ngân hàng. Các nội dung liên quan đến xử lý nợ xấu, ngân hàng yếu kém sẽ được ưu tiên thực hiện theo quy định của Luật này.

Đặc biệt, về quy định xử lý ngân hàng yếu kém, NHNN dự kiến sẽ có trình tự gồm 9 bước. Bước 1 là phát hiện TCTD yếu kém và xem xét đặt TCTD này vào kiểm soát đặc biệt. Bước 2 là đặt TCTD yếu kém vào tình trạng kiểm soát đặc biệt. Tiếp theo, Ban Kiểm soát đặc biệt (BKSĐB) chỉ đạo TCTD thuê hoặc trực tiếp thuê tổ chức kiểm toán độc lập đánh giá thực trạng tổng thể của TCTD được kiểm soát đặc biệt. NHNN (hoặc cấp có thẩm quyền...) lựa chọn phương án xử lý TCTD yếu kém.

Bước 5, BKSĐB chỉ đạo các TCTD được đặt vào kiểm soát đặc biệt xây dựng phương án củng cố phục hồi (bao gồm cả phương án tăng vốn, thời hạn thực hiện phương án tăng vốn nếu có), xây dựng phương án xử lý pháp nhân theo các biện pháp tự nguyện (sáp nhập, hợp nhất, bán, giải thể). NHNN sẽ thông qua các phương án ở bước 5 theo đề nghị của BKSĐB. Tiếp theo, bước 7 là quá trình thực hiện các phương án này.

Trong trường hợp không xây dựng, thông qua được các phương án ở bước 5, hoặc hết thời hạn quy định mà không thực hiện, phục hồi được ngân hàng thì sẽ chuyển qua bước 8. Đó là NHNN trình cấp có thẩm quyền quyết định việc NHNN trực tiếp mua bắt buộc hoặc phá sản đối với TCTD được kiểm soát đặc biệt. Việc mua lại chỉ thực hiện với điều kiện: Có ảnh hưởng an toàn hệ thống; đánh giá có khả năng phục hồi khi áp dụng các biện pháp hỗ trợ của NHNN.

Sau đó, bước cuối cùng, NHNN sẽ thực hiện phương án mua bắt buộc bao gồm các quy định về hình thức mua, tài chính để mua, giá mua; các biện pháp quản lý, xử lý, hỗ trợ phục hồi TCTD trong giai đoạn NHNN mua TCTD; phương thức xử lý sau khi phục hồi (thoái vốn, chuyển nhượng, bán...). Hoặc, NHNN sẽ thực hiện phương án phá sản ngân hàng.

Cùng với quy định về các bước xử lý ngân hàng yếu kém, dự án Luật cũng sẽ quy định cụ thể về xử lý nợ xấu, tài sản đảm bảo của khoản nợ. Trong đó bao gồm quyền thu giữ tài sản, quy định về quyền nhận thế chấp tài sản đặc biệt là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của VAMC/bên mua nợ của TCTD và VAMC; quy định liên quan đến quyền xử lý tài sản bảo đảm là dự án bất động sản... Đối với Luật các TCTD, NHNN đề nghị bổ sung quy định nguồn vốn có được do các TCTD cấp tín dụng không được sử dụng để góp vốn mua cổ phần của bất kỳ TCTD nào.

H.Y

(责任编辑:La liga)

相关内容
  • Chi tiết iPhone SE đã được xác định trước ngày ra mắt
  • FTA Việt Nam
  • Kính nổi Chu Lai được nhập săm lốp ô tô cũ đến hết 2021
  • Tư nhân hóa hệ thống ngân hàng
  • Trường hợp nào được xử lý không thu thuế trên Hệ thống MGH?
  • Bảo hiểm nhân thọ
  • Thực phẩm vừa tốt cho tim, vừa chống ung thư 'siêu đỉnh'
  • Mới chỉ có 1 doanh nghiệp được tự chứng nhận xuất xứ
推荐内容
  • Điểm lại một số nguyên nhân Việt Nam khống chế dịch Covid
  • Xét nghiệm gen để… hiểu con
  • Ứng dụng ‘Trợ lý bác sĩ’ sử dụng trí tuệ nhân tạo đầu tiên ở Việt Nam
  • Cặp song sinh tử vong sau khi tiêm vacxin viêm gan B ở Nghệ An
  • Đường đứt gãy do lũ cuốn, hàng chục hộ dân ở Nghệ An bị cô lập
  • Triển khai nhiều công tác đảm bảo ATTP dịp Tết Nguyên đán Canh Tý