【kết quả c1 lượt đi】Cơ cấu thu chuyển biến tích cực, góp phần cân đối ngân sách
Những chuyển biến trong cơ cấu thu, đặc biệt là tỷ trọng thu nội địa được nâng lên, đảm bảo tính bền vững của ngân sách đã cho thấy, chúng ta đang đi đúng hướng trong cơ cấu lại nguồn thu, góp phần ổn định cân đối ngân sách.
Cơ cấu thu thay đổi nhanh chóng
Cơ cấu thu NSNN đang có chuyển biến tích cực. Tỷ trọng thu nội địa trong tổng thu từ mức 61,5% năm 2011 đến 2015 tăng lên 75% và 79% vào 2016 và theo dự toán 2017 sẽ chiếm 81,6%. Thu từ dầu thô theo chiều hướng giảm tỷ trọng. Năm 2011 tỷ trọng thu từ dầu thô chiếm khoảng 16%, đến năm 2016 chỉ còn 3,6% và dự toán 2017 chỉ còn 3,5%, như vậy, chỉ bằng khoảng một nửa tổng thu của thuế thu nhập cá nhân. Tỷ trọng thu thuế xuất nhập khẩu cũng giảm, từ mức 21,6% năm 2011 xuống 15,7% năm 2016 và dự toán 2017 còn 14,5%.
Năm 2017, trên cơ sở ước tăng trưởng kinh tế đạt kế hoạch 6,7%, có tính tới việc điều chỉnh một số chính sách có tác động tăng thu và các chính sách có tác động giảm thu, các mục tiêu cơ cấu lại thu ngân sách, ước thu cả năm đạt khoảng 1.239,5 nghìn tỷ đồng; vượt 27,3 nghìn tỷ đồng (2,3%) so với dự toán (chủ yếu từ thu tiền sử dụng đất, thu dầu thô, thu viện trợ). Tỷ lệ huy động vào ngân sách đạt 24,8% GDP; riêng từ thuế, phí đạt 20,1% GDP (vượt so với yêu cầu Nghị quyết 07 của Bộ Chính trị).
Xét theo các lĩnh vực thu, thu nội địa ngày càng đóng vai trò quan trọng. Tỷ trọng thu nội địa tăng cao, mang lại sự ổn định, bền vững hơn cho NSNN, do đây chính là các khoản thu phát sinh từ hoạt động kinh tế trong nước. Tuy nhiên, việc tỷ trọng thu dầu thô và thu từ hoạt động xuất nhập khẩu giảm nhanh cũng đang tạo ra thách thức lớn cho cân đối thu ngân sách trung ương.
Thách thức khi quy mô thu giảm nhanh hơn dự kiến
Tuy nhiên, theo Bộ Tài chính, tốc độ tăng thu và quy mô thu NSNN so với GDP giảm nhanh hơn dự kiến gây khó khăn trong cân đối NSNN. Nguyên nhân là do: Thực hiện chủ trương giảm thuế suất một số sắc thuế lớn và cắt giảm thuế quan, chủ động hội nhập kinh tế; thu dầu thô giảm do yếu tố giá và sản lượng ở mức thấp; hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp còn khó khăn, quá trình đổi mới cơ cấu lại nền kinh tế, đặc biệt là các trụ cột về đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước và hệ thống các tổ chức tài chính - ngân hàng còn rất chậm so với yêu cầu.
Chính sách thu đã từng bước được điều chỉnh, nhưng so với yêu cầu Kế hoạch tài chính 5 năm 2016 - 2020 còn chậm. Theo dự kiến, trong giai đoạn 2016 - 2020, cần điều chỉnh chính sách thu nội địa để đảm bảo tỷ lệ huy động vào ngân sách không thấp hơn 23,5% GDP, trong đó từ thuế, phí khoảng 21% GDP, góp phần bù đắp giảm thu từ dầu thô và từ xuất nhập khẩu, qua đó đáp ứng yêu cầu chi và giảm bội chi ngân sách.
Bàn về quy mô ngân sách, theo chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh, hiện có 2 quan điểm về vấn đề này. Có xu hướng cho rằng, trong giai đoạn đầu, muốn phát triển kinh tế nhanh, Nhà nước vẫn phải đầu tư xây dựng một khu vực kinh tế lớn mạnh, đòi hỏi quy mô NSNN phải lớn và phải tăng tỷ lệ động viên GDP vào NSNN. Tuy nhiên, quan điểm khác cho rằng, quy mô ngân sách không cần lớn, chỉ cần đủ đáp ứng yêu cầu chi của bộ máy nhà nước, an ninh quốc phòng và một số nhu cầu chi thường xuyên khác. Theo ông Vũ Đình Ánh, quy mô NSNN cần được xác định trên cơ sở đảm bảo cho Nhà nước thực hiện được tất cả các chức năng của mình, trong đó có chức năng điều chỉnh kinh tế vĩ mô. Trong giai đoạn hiện nay, chức năng này là hết sức nặng nề, để tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động sản xuất - kinh doanh của các thành phần kinh tế.
Theo TS. Vũ Sỹ Cường, Học viện Tài chính, tốc độ tăng thu và quy mô thu NSNN so với GDP giảm nhanh hơn dự kiến, gây khó khăn trong cân đối NSNN. Vì vậy việc tìm nguồn thu thay thế để đảm bảo tính bền vững của ngân sách là rất quan trọng. Theo ông, cần thiết phải cải cách thuế để cải thiện nguồn thu; trong đó hướng đến một số loại thuế mà tỷ lệ trong tổng thu NSNN vẫn thấp hơn mức trung bình các nước đang phát triển ở châu Á. Đây chính là những sắc thuế mà Việt Nam có thể kỳ vọng tăng thu trong tương lai như thuế thu nhập cá nhân, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên và thuế bất động sản.
Phát biểu tại Quốc hội về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị, hiện nay, Bộ Tài chính đang thực hiện quyết liệt các biện pháp cơ cấu lại thu ngân sách. Trong đó, Bộ Tài chính sẽ trình Chính phủ để trình Quốc hội Luật Sửa đổi, bổ sung các luật về thuế. Cùng với chính sách thu, Chính phủ tiếp tục đẩy mạnh siết chặt chi tiêu, đặc biệt là chi thường xuyên. Theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, các giải pháp trên cùng với việc khoán chi, tinh giản bộ máy, đẩy mạnh cơ chế tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công… được tiến hành đồng bộ, nhiệm vụ tái cơ cấu lại ngân sách sẽ đạt hiệu quả rõ nét hơn. |
Lê Văn Hùng
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Tri Tôn bừng sáng với sắc màu marathon 2025
- ·Lisa gây sốt với tạo hình 'đậm chất Thái' trong phim mới
- ·VietinBank đóng góp vai trò quan trọng trong thị trường chứng khoán phái sinh
- ·Á hậu Bùi Khánh Linh: 'Bố mẹ không cần tôi mang tiền về'
- ·Du khách thích thú ngắm hoa băng, đắp người tuyết trên đỉnh Fansipan
- ·Minh tinh ’Đồi gió hú’: 4 lần kết hôn, giấu thân thế tới lúc chết
- ·Bạn gái Huỳnh Hiểu Minh bị đồn nhập viện vì suy sụp, động thai
- ·Kate Moss 'chia tay bạn trai kém 13 tuổi'
- ·Apple đang “gặp khó” với cảm biến dấu vân tay trên iPhone 8
- ·Công đoàn Sở Tài chính TP. Hồ Chí Minh đóng góp hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại do bão lũ
- ·Công an Hà Nội thông tin về vụ cháy chung cư mini
- ·Thúc đẩy hợp tác kinh tế với Kazakhstan và CHLB Đức
- ·Ca sĩ Băng Kiều có con thứ 4, khoe nhà không có gì ngoài trai đẹp
- ·Phiến đá cổ độc đáo có niên đại gần 3 tỷ năm xuất hiện tại triển lãm ở Huế
- ·Đại tá Nguyễn Thanh Hà làm Phó Giám đốc Công an tỉnh An Giang
- ·Đẩy mạnh chương trình nghệ thuật tại công viên, bảo tàng, di tích lịch sử
- ·Hải Dương: Trên 500.000 khách hàng bị mất điện do bão số 3
- ·6 tháng: Thu hút 6,85 tỷ USD vốn FDI
- ·Ngày 4/1: Giá cao su trong nước tăng nhẹ, sàn giao dịch giảm sâu
- ·Mực nước sông Hồng dâng cao, Hà Nội ra lệnh báo động cấp độ 1