【vđqg nga hôm nay】Làm rõ những thay đổi về hệ giá trị văn hóa, chuẩn mực con người trong tình hình mới
VHO - Ngày 13.12,àmrõnhữngthayđổivềhệgiátrịvănhóachuẩnmựcconngườitrongtìnhhìnhmớvđqg nga hôm nay Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VHTTDL) phối hợp cùng Sở VHTT Hà Nội tổ chức Hội nghị- Toạ đàm triển khai các giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hoá, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong tình hình mới, thực hiện kế hoạch số 2074/KH-BVHTTDL của Bộ VHTTDL về bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá Thủ đô, xây dựng tiêu chí người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
Với sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học và cơ quan quản lý văn hoá từ 14 tỉnh, thành phố, Hội nghị- Tọa đàm đã đóng góp nhiều ý kiến thiết thực về gìn giữ những giá trị cốt lõi trong hệ giá trị văn hóa hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam nói chung; xây dựng tiêu chí người Hà Nội thanh lịch, văn minh nói riêng. Đặc biệt, làm rõ những nội hàm, yếu tố tác động, góp phần hình thành nên những hệ giá trị mang yếu tố thời đại.
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở Lương Đức Thắng nhấn mạnh, Đảng, Nhà nước luôn xác định vai trò, tầm quan trọng của xây dựng hệ giá trị văn hoá, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người, thể hiện trong các Nghị quyết, văn bản lãnh đạo, chỉ đạo.
Đặc biệt từ sau Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021, nhiều hội thảo khoa học quốc gia đã được tổ chức về chủ đề này, đề cập những vấn đề cấp thiết cùng các giải pháp liên quan đến hệ giá trị văn hoá, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong tình hình mới.
Là trái tim của cả nước, những vấn đề đối với việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá Thủ đô, xây dựng tiêu chí người Hà Nội thanh lịch, văn minh cũng được đặt ra.
“Cùng với quá trình phát triển đất nước thì một số hệ giá trị cũng đã có những thay đổi. Điều đó cho thấy sự cần thiết phải làm rõ nội hàm từng hệ giá trị, bên cạnh những giá trị cốt lõi cần gìn giữ, phát huy thì còn có những hệ giá trị mới hoặc đã thay đổi để phù hợp với hoàn cảnh, tình hình mới…”, ông Lương Đức Thắng khẳng định.
Giám đốc Sở VHTT Hà Nội Đỗ Đình Hồng nhấn mạnh, Hà Nội có nhiều nguồn lực, tài nguyên để phát triển văn hoá, trong đó quan trọng hàng đầu là nguồn lực con người.
Hà Nội cũng có tài nguyên lớn về di sản văn hoá với gần 6.000 di tích, 1.793 di sản văn hoá, trên 1.500 lễ hội truyền thống, 1.300 làng nghề và làng có nghề. Hà Nội cũng có nhiều thiết chế văn hoá, thể thao lớn và tự hào với các danh hiệu “Thành phố vì hoà bình”, “Thành phố sáng tạo”… Bề dày truyền thống ngàn năm văn hiến đã hun tạo cho Hà Nội những giá trị tinh hoa, những hệ giá trị văn hóa, con người riêng có.
“Hà Nội sở hữu rất nhiều lợi thế để có thể phát triển văn hoá và con người. Nhiều năm qua, thành phố cũng ưu tiên nhiều nguồn lực cho phát triển văn hóa; đồng thời xác định việc phát triển văn hoá, con người chính là động lực để phát triển Thủ đô”, ông Đỗ Đình Hồng chia sẻ.
Nhấn mạnh tính cấp thiết trong việc triển khai các giải pháp tuyên truyền về hệ giá trị văn hoá, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong tình hình mới; phát huy hệ giá trị văn hoá Thủ đô xây dựng tiêu chí người Hà Nội thanh lịch, văn minh, Phó Giám đốc Sở VHTT Hà Nội Trần Thị Vân Anh cho biết, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng, Hà Nội đứng trước nhiều cơ hội lớn nhưng cũng đối diện với không ít thách thức.
Sự giao thoa giữa các giá trị truyền thống và hiện đại, giữa bản sắc dân tộc và ảnh hưởng quốc tế đặt ra yêu cầu cấp thiết trong việc xây dựng hệ giá trị con người phù hợp với thời đại, đồng thời khẳng định tính đại diện của Thủ đô đối với cả nước.
Hiện nay, Sở VHTT Hà Nội đã dự thảo các phương án, lượng hóa chuẩn mực xây dựng người Hà Nội “hào hoa, thanh lịch, nghĩa tình, văn minh” thành các tiêu chí. Theo đó, xây dựng phương án người Hà Nội trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế cần bảo đảm các tiêu chí: thanh lịch (ứng xử nhã nhặn, lịch thiệp trong giao tiếp hàng ngày); văn minh trong ứng xử; sáng tạo trong tư duy và hành động; hiện đại trong lối sống; hội nhập quốc tế; giữ gìn bản sắc và lòng tự hào…
Phương án người Hà Nội với các nét tính cách: ý thức tự hào và đại diện của Thủ đô; tinh thần trách nhiệm với vai trò trung tâm chính trị - văn hóa; văn hóa giao tiếp chuẩn mực; tinh thần hội nhập quốc tế sâu rộng; phát huy giá trị di sản Thăng Long – Hà Nội; ý thức xây dựng đô thị hiện đại - thông minh; tinh thần sáng tạo dẫn đầu…
Tại Hội nghị, các đại biểu có nhiều đóng góp cho việc xây dựng các tiêu chí cho người Việt Nam. Theo TS. Nguyễn Viết Chức, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội (nay là Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục) cho rằng, cần duy trì song song hai hệ giá trị chuẩn mực người Việt Nam là hệ giá trị đạo đức, ứng xử cốt lõi và hệ giá trị mang tính phổ quát cần có của người Việt Nam hiện đại.
Để xây dựng tiêu chí người Hà Nội thanh lịch, văn minh cần phải đặt trong những tính cách chung của người Việt Nam. Với riêng người Hà Nội, cần nhấn mạnh yếu tố bao dung. Trong phẩm chất Người Hà Nội hiện nay có sự hội tụ, chắt lọc tinh hoa của những con người tứ xứ hội tụ và sinh sống tại mảnh đất này.
PGS.TSKH Lương Đình Hải cho rằng, Hà Nội là địa phương đi đầu trong xây dựng các quy tắc ứng xử và chuẩn mực con người Thủ đô hào hoa, thanh lịch, nghĩa tình, văn minh, sáng tạo. Nếu triển khai xây dựng các bộ chuẩn mực cho các chủ thể thì trước hết cần tập trung cho các chuẩn mực đạo đức.
Các đại biểu cũng cho rằng, bên cạnh những chuẩn mực đang được xây dựng, Hà Nội cần chú ý một số đức tính phù hợp với cuộc sống hiện nay như việc giữ chữ tín; văn hóa ứng xử; ý thức tôn trọng pháp luật, điển hình như luật giao thông; bảo tồn, giữ gìn văn hoá truyền thống để thu hút nguồn lực văn hoá, con người cả nước.
Kết luận hội nghị, Phó Cục trưởng Cục Văn hoá cơ sở Lương Đức Thắng khẳng định, vấn đề xây dựng hệ giá trị người Hà Nội hôm nay cần phải được đặt trong “Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” như chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm.
“Với vị thế Thủ đô ngàn năm văn hiến, Hà Nội không chỉ là nơi hội tụ những tinh hoa của dân tộc mà còn đại diện cho bản sắc, hình ảnh và sức mạnh mềm văn hóa quốc gia trong thời kỳ hội nhập. Bên cạnh việc làm rõ nội hàm thì cần phải lượng hoá cụ thể từng hệ giá trị sao cho sát với thực tế, phục vụ mục đích phát triển của Thủ đô nói riêng và đất nước nói chung...”, ông Lương Đức Thắng nhấn mạnh.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã
- ·Phòng cháy từ cơ sở
- ·Bình Phước: Bệnh viện đa khoa ngoài công lập thứ 2 đi vào hoạt động
- ·Nỗ lực giảm thiểu rác thải nhựa đại dương
- ·Tàu composite có nên thay thế được tàu gỗ không?
- ·Vị ngọt mồ hôi
- ·Năm 2023: Tai nạn giao thông giảm số vụ và số người chết
- ·Đồng đất trở mình
- ·Đóng cửa 5 sân bay để chống bão
- ·Việt Nam tăng điểm, xếp thứ 70 toàn cầu về môi trường kinh doanh
- ·Thông tin về cuộc họp chiều 09/9 về công tác phòng chống dịch lan truyền trên mạng là giả
- ·Dịch vụ công trực tuyến
- ·Nhộn nhịp thị trường trang trí tết
- ·Thêm giải pháp chặn hàng giả trong thương mại điện tử
- ·Long An hội đủ các yếu tố thu hút đầu tư
- ·Bấp bênh làng vạn chài
- ·230 cán bộ hoàn thành tập huấn nghiệp vụ công tác hội chữ thập đỏ
- ·Nâng cao ý thức thực hiện Luật Thuỷ sản
- ·Tạp chí Kinh tế Môi trường bổ sung lãnh đạo Ban biên tập
- ·Bảo Việt Nhân thọ Bình Phước ra quân năm 2024