【argentina vs panama】Tin tức mới cập nhật ngày 20/4/2015: Brazil bùng phát dịch sốt xuất huyết
Tin tức mới cập nhật hôm nay ngày 20/4/2015 trong nước
Hỗn loạn vượt rào vào công viên nước Hồ Tây
TheứcmớicậpnhậtngàyBrazilbùngphátdịchsốtxuấthuyếargentina vs panamao tin tức mới cập nhật trên báo Dân Trí, sáng 19/4, hàng nghìn người dân đồng loạt kéo đến, khiến công viên rơi vào tình trạng quá tải. Phía công viên phải phát đi thông báo trên hệ thống loa truyền thanh có nội dung tạm dừng phục vụ nhân dân miễn phí và tiến hành cho lực lượng an ninh đóng cổng ngay sau đó.
Tin tức mới cập nhật hôm nay cho biết rất đông người dân cố tình vào công viên nước Hồ Tây bằng cách vượt rào
Tuy nhiên, nhiều người thay vì chấp hành thông báo trên, đã “quyết” vào trong bằng cách trèo qua hàng rào sắt bất chấp nguy hiểm cho bản thân. Lực lượng an ninh quá mỏng so với “biển người” đang xuất hiện tại đây, khiến việc ngăn cản người dân vượt rào vào trong gặp nhiều khó khăn.
Phía công viên cho biết, do thời tiết nóng nực, nhiều người có nhu cầu vào khu vực công viên nước để tắm nên đã dẫn đến tình trạng quá tải. Nếu vẫn tiếp tục cho người dân vào rất dễ dẫn đến “vỡ trận”. Do đó, phía công viên đã tạm đóng cửa khu vực này mà chỉ mở cửa phục vụ miễn phí nhân dân tại khu vực Công viên mặt trời.
Bé gái thiệt mạng trong đám cháy 3 căn nhà
Theo VnExpress, khoảng 7h30 ngày 19/4, đám cháy phát ra từ nhà bà Nguyễn Thị Hoa Lài (51 tuổi) tại xã Tân Thuận Tây, TP Cao Lãnh (Đồng Tháp) khi chỉ có con gái 9 tuổi của chủ nhà là Hà Thị Thanh Thủy. Do bà Lài bán xăng lẻ, lửa bén vào thùng xăng 30 lít để trong nhà nên nhanh chóng bùng phát, lan sang 2 căn bên cạnh.
Cảnh sát dập đám cháy gần một giờ
“Cháu Thủy mắc bệnh chậm tiến, sợ người lạ. Lúc mọi người đến cứu, cháu trốn vào gầm giường, gặp lúc can xăng phát nổ nên không cứu kịp", công an viên Trần Hoài Khánh trực tiếp tham gia chữa cháy, cho biết. Hoả hoạn xảy ra tại ngã tư quốc lộ 30 và đường liên xã đã khiến cả khu vực náo loạn. 4 xe chữa cháy, hàng chục cảnh sát PCCC, cảnh sát cơ động, giao thông... được huy động nhưng gần một giờ sau lửa mới được dập tắt. 3 căn nhà bị thiêu rụi hoàn toàn. Nguyên nhân vụ việc đang được điều tra.
Tin tức mới cập nhật hôm nay ngày 20/4/2015 quốc tế
Brazil bùng phát dịch sốt xuất huyết
VTV đưa tin, dịch sốt xuất huyết đang bùng phát tại Brazil với hơn 460.000 ca nhiễm bệnh được ghi nhận trên khắp cả nước từ đầu năm 2015. Nguyên nhân được xác định là do thời tiết ẩm ướt khiến muỗi phát triển mạnh.
Bộ Y tế Brazil cho biết kể từ đầu năm đến nay đã có hơn 130 trường hợp bị thiệt mạng do dịch sốt xuất huyết. Ông Alessandro Giangola - Điều phối viên kiểm soát bệnh sốt xuất huyết cho biết: “Trong năm nay, 30.000 trường hợp mắc bệnh đã được báo cáo và 8.000 ca được ghi nhận chỉ riêng tại bang Sao Paulo, tăng gần 3 lần so với năm 2014”. Các bệnh viện và đơn vị y tế tại bang Sao Paulo đang trở nên quá tải với việc tiếp nhận số lượng bệnh nhân ngày càng tăng lên.
Tin tức mới cập nhật hôm nay cho biết Brazil bùng phát dịch sốt xuất huyết
Trong khi đó, các nhà khoa học đang nghiên cứu một công nghệ sinh học để cho ra đời giống muỗi biến đổi gen, có khả năng giao phối với muỗi cái sẽ cho ra thế hệ muỗi con khiếm khuyết, giúp kiềm chế sự lây lan của dịch bệnh. Giáo sư Magaeth Capurro - Đại học Sao Paulo, Brazil chia sẻ: "Giống muỗi biến đổi gen này được sản xuất tại Anh và đã được thử nghiệm tại bang Bahia, Brazil. Kết quả cho thấy số lượng muỗi tại đây đã giảm. Vì thế, đây sẽ là công nghệ tiềm năng để chống lại bệnh sốt xuất huyết”.
Cho đến nay, bệnh sốt xuất huyết vẫn chưa có vaccine phòng ngừa. Do đó, chính quyền bang Sao Paolo, Brazil khuyến cáo người dân cách phòng bệnh tốt nhất là đậy kín các dụng cụ chứa nước và ngủ trong màn.
Dân châu Âu biểu tình phản đối hiệp định thương mại với Mỹ
Theo tin tức trên Tiền Phong Online, hàng nghìn người dân các nước châu Âu hôm 18/4, đã xuống đường biểu tình, phản đối hiệp định thương mại giữa châu Âu với Mỹ.Phong trào chống Hiệp định đối tác thương mại và đầu tư xuyên Đại Tây Dương (TTIP) đặc biệt mạnh ở Đức, với số lượng người xuống đường tuần hành lên đến hàng nghìn ở Berlin, Munich và nhiều thành phố khác. Theo Reuters, điều này có thể xuất phát từ tâm lý bài Mỹ sau vụ bê bối nghe lén Đức của Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA), bị phát lộ hồi năm 2013, hay gần đây như cáo buộc vi phạm luật chống độc quyền của Google.
Một cuộc thăm dò dư luận mới đây do YouGov thực hiện cho kết quả, 43% người Đức tin TTIP gây hại cho đất nước, so với tỷ lệ 26% ủng hộ. Kết quả các cuộc khảo sát ở 7 quốc gia châu Âu khác cũng cho ra kết quả gần tương tự, theo RT. Những người phản đối lo ngại TTIP sẽ làm xói mòn các tiêu chuẩn về lao động, an toàn thực phẩm…của châu Âu.
Hàng nghìn người dân các nước châu Âu đã xuống đường biểu tình
“Trong hàng thập kỷ, những thoả thuận bí mật về thương mại, đầu tư giữa các tập đoàn và chính phủ đã phương hại tới quyền lợi và môi trường của chúng ta”-website của một nhóm những người phản đối viết. Sự chống đối quyết liệt từ phía dân chúng là điều chính phủ Đức có vẻ như đã không ngờ tới, và hiện buộc phải xem xét lại các thỏa thuận mà theo ước tính trước đó, có thể giúp tăng thêm 100 tỷ USD cho các nền kinh tế ở cả 2 bên bờ Đại Tây Dương.
Tại Berlin, cảnh sát ước tính có khoảng 1.500 người tham gia cuộc tuần hành xuất phát từ quảng trường Potsdamer Platz, đi qua đại sứ quán Mỹ, cổng Brandenburg về phía văn phòng Uỷ ban châu Âu (EC). Ở Munich, giới chức ước tính có hơn 3.000 người xuống đường, nhưng người biểu tình cho biết con số thực lên đến 15.000. Phong trào phản đối cũng thu hút hàng trăm người khác tham gia ở các thành phố Leipzig, Stuttgart, Frankfurt của Đức và nhiều quốc gia châu Âu khác như Brussels (Bỉ), London (Anh). Tại Vienna (Áo), đám đông biểu tình được cho là lên tới 7.000 người.
“Thoả thuận này sẽ mở cửa cho các sản phẩm biến đối gen đến châu Âu. Người dân sẽ phải trả giá cho lợi ích của các công ty”-Reuters dẫn lời cô Jennifer Ruffatto, một phụ nữ 28 tuổi ở Munich nói. Helmut Edelhauesser, 52 tuổi, ở Brandenburd trong khi đó cho biết, ông thích Đức hợp tác với Nga hơn. “Cách Mỹ đang hướng tới việc thống trị thế giới thật khó chấp nhận”-ông Helmut nói. Theo Reuters, trong khi chính phủ của Thủ tướng Merkel đang kỳ vọng vào việc ký TTIP thì đảng liên minh Dân chủ Xã hội (SPD) lại chia rẽ sâu sắc xung quanh vấn đề này.
EU muốn mua khí đốt từ Iran để giảm phụ thuộc Nga
Theo báoDân Trí, EU đang trông đợi có thể nhập khẩu khí đốt từ Iran để chấm dứt sự lệ thuộc vào Nga, sau khi xuất hiện triển vọng về một thỏa thuận hạt nhân mới đi kèm dỡ bỏ trừng phạt với Tehran. Theo hãng thông tấn AFP, Liên minh châu Âu (EU) đang đặt cược vào các đường ống mang tên Hành lang phía Nam để cung cấp khí đốt cho miền Nam châu Âu thông qua Thổ Nhĩ Kỳ từ các mỏ dầu tại Azerbaijan và các quốc gia lân cận, bao gồm Iran.
“Đó là một trong những ưu tiên hàng đầu của chúng ta”, Miguel Arias Canete, Ủy viên EU về Hành động khí hậu và năng lượng, phát biểu hôm 15/4 tại thủ đô Riga của Latvia khi đề cập đến nguồn khí đốt. Sẽ được triển khai vào năm 2019, dự án này được coi là bước khởi đầu để cung cấp 10 tỷ m3 khí đốt/năm cho Bulgaria và Hy Lạp. Và “có thể tăng lên đến 40 tỷ m3 khí đốt/năm” nếu một lệnh dỡ bỏ trừng phạt đối với Iran được ký kết, một quan chức châu Âu hôm 17/4 cho hay.
Giới chuyên gia nhận định châu Âu và Iran sẽ đạt được lợi ích chung nếu Iran đạt được thỏa thuận với Mỹ và các cường quốc còn lại về chương trình hạt nhân của nước này để đối lại một lệnh dỡ bỏ trừng phạt. Judy Dempsey, một nhà phân tích của đại học Carnegie Europe tại Berlin, nhận định: “Thực tế Iran đang rất cần vốn đầu tư. Họ cần đồng tiền mạnh. Họ cần hiện đại hóa cơ sở hạ tầng. Châu Âu thì muốn giải quyết vấn đề khí đốt. Đó chắc chắn là một giải pháp thay thế, nhưng các nước châu Âu cần thận trọng để không bỏ trứng vào một giỏ là Iran”.
EU trông đợi vào nguồn khí đốt từ Iran để chấm dứt phụ thuộc vào Nga
Daniel Gros, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Cảnh sách châu Âu trụ sở tại Brussel, cho biết “sẽ mất rất nhiều thời gian để Iran có thể trở thành một giải pháp thay thế “chắc chắn” cho Gazprom” khi các lệnh trừng phạt được dỡ bỏ. Sẽ mất nhiều thời gian để xây dựng đường ống khí đốt mới và cơ sở hạ tầng cần thiết. Trong khi đó, thông qua các đường ống có sẵn, “Nga sẽ vẫn là nguồn cung cấp rẻ nhất cho EU thời gian tới”.
Châu Âu đang nỗ lực tìm kiếm các nguồn và con đường cung cấp năng lượng mới cho khu vực khi cuộc khủng hoảng Ukraine đang khiến cho quan hệ với Nga rơi vào bế tắc. Năm 2014, EU đã bỏ ra khoảng 400 triệu euro để nhập khẩu khí đốt. Trong đó, liên minh này mua 125 tỷ m3 khí đốt từ Tập đoàn Gazprom của Nga, với một nửa đi qua Ukraine.
Tuy nhiên, việc vận chuyển khí đốt qua Ukraine đã trở nên khó lường do những bất đồng tài chính không ngớt giữa Gazprom và doanh nghiệp của Ukraine Naftogaz, cũng như cuộc khủng hoảng tại miền đông Ukraine. Giám đốc Gazprom, ông Alexei Miller, đang đe dọa sẽ cắt đứt nguồn cung cấp khí đốt qua Ukraine vào năm 2019.
Trang Mạc(T/h)
Đọc báo hôm nay: Những tin tức mới cập nhật ngày 6/3/2015(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Tin tai nạn giao thông mới nhất 24h qua ngày 14/8
- ·Tình hình biển Đông: Đang tìm kiếm 3 ngư dân mất tích ngoài biển Đông
- ·Chủ tịch nước tuyên thệ trung thành với Tổ quốc, nhân dân
- ·Cá đắt nhất Việt Nam trị giá tiền tỷ
- ·Cầu 10 tấn 'cõng' xe hung thần 40
- ·Đầu độc chồng bằng lá ngón vì bị bạo hành dã man
- ·21 hành khách la hét hoảng loạn khi xe khách lao xuống hố sâu
- ·Chủ tịch nước và Thủ tướng Campuchia nhất trí nhiều vấn đề quan trọng
- ·Thế hệ tàu ngầm hạt nhân mới đã được Trung Quốc hoàn thành
- ·Khủng bố IS và những tin tức mới cập nhật ngày 9/2/2016
- ·Tin tức mới nhất: An ninh Nhà trắng tiếp tục bị đe dọa
- ·Tai nạn giao thông mới nhất 24h qua ngày 2/2
- ·Đón Tết trên biển với vị mặn thương nhớ hậu phương
- ·Tình hình Biển Đông mới nhất: VN và TQ nói gì về việc tàu Mỹ đi quanh đảo Tri Tôn?
- ·Dự báo thời tiết 25/12/2023: Miền Bắc vẫn rét đậm, Trung Bộ mưa lớn cục bộ
- ·Thủ tướng gặp các lãnh đạo thế giới tại Nhật Bản
- ·Tự cắt cổ mình, một người nghiện rượu được cứu sống
- ·Thủ tướng: Vừa hợp tác, vừa đấu tranh với TQ
- ·Vật thể lạ trong vườn gia đình ở Thanh Hóa đã được xác định
- ·Khủng bố IS và những tin tức mới cập nhật ngày 9/2/2016