【kèo vn hôm nay】Thủ tướng: Buộc phải tăng cường xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc
Quá phụ thuộc Trung Quốc,ủtướngBuộcphảităngcườngxuấtkhẩuchínhngạchsangTrungQuốkèo vn hôm nay xuất khẩu sắn chưa tận dụng được FTA | |
103 thương nhân Trung Quốc sẽ đến Bắc Giang thu mua vải thiều | |
Cà phê Việt nhiều cơ hội xuất khẩu khi Trung Quốc tăng nhu cầu |
Thủ tướng trả lời câu hỏi tại hội nghị. Ảnh: DV |
Phát biểu tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân Việt Nam năm 2022 sáng ngày 29/5, tại Sơn La, ông Trần Như Kiên, Giám đốc Hợp tác xã Phương Nam (Yên Châu, Sơn La) cho biết: thời gian qua, người nông dân Sơn La đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất gắn với liên kết theo chuỗi giá trị.
Nhiều diện tích cây ăn quả đã được cấp mã số vùng trồng, đã được xuất khẩu vào nhiều thị trường trên thế giới, trong đó có Trung Quốc. Tuy nhiên từ năm 2020, các chính sách kiểm soát dịch bệnh Covid-19 của Trung Quốc đã khiến hoạt động xuất khẩu sang thị trường này gặp nhiều khó khăn.
Bên cạnh đó, trái cây tươi của tỉnh khi xuất khẩu sang các thị trường có yêu cầu chiếu xạ thường phải chuyển vào các tỉnh phía Nam xử lý nên tăng thời gian vận chuyển, dẫn tới thương nhân thu gom thường giảm giá mua tại vườn của người dân. “Trong thời gian tới, Chính phủ sẽ tiếp tục có các giải pháp gì để hỗ trợ hoạt động thông quan, xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc?”, ông Kiên đặt câu hỏi.
Làm rõ những vấn đề ông Trần Như Kiên nêu, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết: 2 năm vừa qua, Trung Quốc áp dụng chính sách “Zero Covid-19” nên việc thông quan nông sản gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, một số mặt hàng nông sản của Việt Nam, trong đó có trái cây chưa ký được hiệp định, nghị định thư với phía Trung Quốc.
Trên thực tế, rất nhiều sản phẩm nông sản của Việt Nam chưa đạt tiêu chuẩn về chất lượng nên còn ách tắc.
Để giải quyết vấn đề này, Chính phủ và các bộ ngành, đặc biệt là Bộ Công Thương đã duy trì chính sách giao thiệp với Trung Quốc để thống nhất với nhau về cách thông quan hàng hoá. Đồng thời, Bộ Công Thương cũng phối hợp chặt chẽ với Bộ NN&PTNT thúc đẩy việc ký nghị định thư về xuất khẩu nông sản.
“Mặc dù thống nhất là không nên quá phụ thuộc vào một thị trường, nhưng phải khẳng định Trung Quốc là thị trường lớn, phù hợp với nền sản xuất của Việt nam nhưng thị trường Trung Quốc không còn dễ tính như trước đây”, ông Diên nói.
Phía Trung Quốc đã đưa ra hàng loạt tiêu chuẩn về hàng hoá. Đặc biệt, Trung Quốc đã tham gia Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) với cùng với Việt Nam và các nước thành viên ASEAN.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên trả lời tại hội nghị. Ảnh: DV |
Trong thời gian tới, để giải quyết việc xuất khẩu nông sản sang chính ngạch Trung Quốc, Bộ trưởng Bộ Công Thương cho rằng trước hết cần chuyển đổi tư duy sản xuất nông nghiệp, từ tư duy sản xuất tự phát sang sản xuất theo tín hiệu thị trường.
Điều này các địa phương cần có chiến lược rõ ràng, quy hoạch vùng trồng, vùng nuôi và có hướng dẫn rất cụ thể về quy trình canh tác, quy trình sản xuất đảm bảo được chất lượng sản phẩm của chúng ta đạt tiêu chuẩn. Ông Diên đề nghị các địa phương, các doanh nghiệp, các hộ sản xuất nên sản xuất theo tín hiệu thị trường, sản xuất theo xuất khẩu chính ngạch, sản xuất theo tiêu chuẩn và đáp ứng được tiêu chuẩn.
Bổ sung câu trả lời cho vấn đề xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Thủ tướng đã có giao thiệp với lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc, tiếp xúc với Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam, cùng Bộ Công Thương có buổi làm việc với phía Trung Quốc để tháo gỡ khó khăn trong xuất nhập khẩu nông sản; hiện vẫn đang tiếp tục chỉ đạo các tỉnh biên giới làm việc với tỉnh bạn để giao lưu hàng hoá giữa 2 nước.
Tuy nhiên, chính sách chống dịch của Trung Quốc và của Việt Nam khác nhau. Đây là một trong những nguyên nhân khách quan tác động đến việc xuất khẩu hàng hoá sang Trung Quốc.
Trung Quốc cũng không còn “dễ tính” như trước đây; quy định ngày càng chặt chẽ hơn, nhất là liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm. Trung Quốc muốn tăng cường xuất nhập khẩu chính ngạch, hạn chế xuất khẩu tiểu ngạch.
“Do đó, muốn xuất khẩu được hàng hoá thuận lợi sang thị trường Trung Quốc, chúng ta buộc phải tăng cường xuất khẩu chính ngạch, tập trung làm thương hiệu, nâng cao chất lượng sản phẩm, kết nối doanh nghiệp, người dân để cùng nâng cao giá trị nông sản”, người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh.
(责任编辑:World Cup)
- ·Cha mẹ ly dị, con quằn quại đau đớn trong bệnh tật
- ·Tháng 7 tri ân
- ·Điểm sáng mô hình kinh tế tập thể
- ·Quyết tâm xây dựng Đảng trong doanh nghiệp
- ·Báo động trẻ em đùa giỡn với “thủy thần”
- ·Vị chủ tịch huyện sâu sát với công tác giảm nghèo
- ·Đề nghị bỏ phiếu lấy ý kiến riêng về việc điều chỉnh tuổi trẻ em
- ·Chi hội Thanh niên dân tộc “mê” hiến máu
- ·Tập đoàn Lộc Trời: Trao 5000 suất quà cho đồng bào miền Trung
- ·Triều cường gây ngập nhiều diện tích cây trồng
- ·Xót xa gia đình bệnh tật chỉ biết trông vào xe bán khoai rong
- ·Tăng thêm 2 chỉ tiêu trong Nghị quyết HĐND nhiệm kỳ 2010
- ·Chuyện một thời oanh liệt
- ·Quân, dân Trường Sa vui xuân nhưng vẫn làm tròn nhiệm vụ
- ·Không thể đăng ký xe bằng chứng minh thư cũ?
- ·Mỳ ăn liền Việt Nam không còn bị kiểm soát an toàn thực phẩm tại EU
- ·Nhiều hoạt động hướng về mô hình kinh tế tập thể ở cơ sở
- ·Giảm cấp phó bằng cách bỏ quy định “mềm”
- ·Kết chuyển quỹ bạn đọc ủng hộ trong tháng 12/2014 (Lần 2)
- ·Nợ công hàng năm không quá 65% GDP